Cách điều trị Covid ở nhà
CỘNG ĐỒNG, Tin nổi bật, Home page featured,
author03/03/2021 16:45

TDM – Tự điều trị COVID-19 tại nhà đang là mối quan tâm và lo ngại của rất nhiều người Việt tại Séc. Tamdamedia xin chia sẻ những thông tin hữu ích mà bác sĩ Việt Dũng – hiện đang công tác tại bệnh viện Motol Praha đã hướng dẫn về cách điều trị Covid tại nhà. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, trong trường hợp sức khỏe không tốt cần thiết phải liên hệ với bác sĩ hoặc gọi cấp cứu.

Ảnh do bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ Việt Dũng chia sẻ: “Làm việc với người Việt mình nhận thấy số người Việt bị nhiễm bệnh tăng rất nhiều, phải gấp 2-3 lần so với đợt dịch mùa thu. Số người có diễn biến nặng và cần thiết phải nhập viện cũng cao hơn và cũng có một số người không may mắn đã không qua khỏi mặc dù đã được các y bác sĩ cứu chữa. Khi đã nhập vào hoặc chuyển sang khoa Hồi sức tích cực thì cơ hội cứu khỏi chỉ là 50:50.

Nhập viện trong thời điểm này còn gặp phải những khó khăn khác cho người nhà và bệnh nhân, ví dụ:

– Gia đình không thể vào thăm bệnh nhân

– Bệnh nhân thiếu thốn về mặt tinh thần.

– Việc bất đồng ngôn ngữ rất ảnh hưởng đến việc điều trị.

– Việc ăn uống đồ Tây trong bệnh viện cũng không phù hợp với người Việt.”

Sau đây là lời khuyên của bác sĩ Dũng:

– Không tụ tập đông người, kể cả người thân

– Hãy giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc với người ngoài

– Hãy dùng khẩu trang loại FFP2

– Hãy khử trùng tay thường xuyên

– Đi xét nghiệm nếu có dấu hiệu mắc bệnh

Ảnh: phổi của người bị Covid và phổi của người bình thường

Bác sĩ Dũng cũng cho biết thêm: “Thời gian qua cũng có nhiều người Việt bị nhiễm bệnh và đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như trải nghiệm trên mạng. Các chia sẻ này rất thiết thực và bổ ích, mọi người cũng nên đọc qua để tham khảo.

Có rất nhiều người sợ đi xét nghiệm vì sợ mắc bệnh lúc chờ xét nghiệm – Các nơi xét nghiệm hầu như đều không phải chờ lâu và khi tuân thủ theo quy định thì không thể lây bệnh từ đó. Có người thì sợ phải bị cách ly nếu như dương tính. Những người này là những người lây bệnh nhiều nhất.”

Các bước cụ thể:

Nếu bị mắc Covid hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và phân biệt diễn biến bệnh (theo hướng dẫn dưới đây). Hãy gọi điện bác sĩ hoặc cấp cứu nếu tình trạng sức khỏe xấu đi.

Trường hợp nhẹ – sốt 2-5 ngày, mất khứu giác, vị giác, mệt mỏi, đau cơ bắp, đi ngoài 2-5 lần 1 ngày

Trường hợp nặng hơn sốt 5-7 ngày, ho khan, ớn lạnh, đau cơ bắp, đau khớp, đi ngoài 5-10 lần 1 ngày

Trường hợp nặng – sốt không hạ được, khó thở không nói được cả câu, ho không cắt được, mệt mỏi, đi ngoài nhiều hơn 10 lần 1 ngày, không ăn uống được, nhịp tim nhanh trên 100/phút, nhịp thở nhanh trên 25/phút, có bệnh nền hoặc tuổi trên 60

Chữa trị Covid 19 ở nhà:

– Cách ly ở nhà ít nhất là 10 ngày, nghỉ ngơi

– Mỗi ngày đo nhiệt độ, đo nhịp thở, nhịp tim 2 lần

– Ăn uống đầy đủ chất (hoa quả, cháo, súp… ) tránh đồ mỡ

– Uống nước khoảng 2 lít /ngày, nếu sốt thì phải uống thêm, bổ sung cả chất khoáng, bởi toát mồ hôi sẽ mất rất nhiều các chất điện giải gây ra mệt mỏi (bổ sung bằng nước khoáng hoặc các loại súp)

– Uống nhiều nước, chè gừng mật ong, nước cam, chanh

– Mở cửa sổ thường xuyên cho không khí lưu thông

– Khử trùng tay và các bề mặt, phòng vệ sinh

– Vận động một chút – đi lại trong nhà, hít thở sâu 30 phút /ngày để vệ sinh đường hô hấp

– Bổ sung thêm vitamin C, có thể dùng tới 2000mg/ngày

– Vitamin D 600 IU – 2000IU ngày (1-2 viên), Vigantol 2- 4 giọt/ ngày

– Vitamin B tổng hợp 1 viên 1 ngày

– Zinek (kẽm), Selen 1 ngày 1 viên

– Các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch như Tỏi đen, Echinacea

– Thuốc Isoprinosine 500 mg là thuốc được chỉ định cho nhiễm trùng do virus herpes simplex. Đang được sử dụng để chữa bệnh Covid nhưng chưa có dự liệu khẳng định thuốc có tác dụng. Lưu ý sử dụng ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú và những người bị bệnh gút. Trước khi uống cần phải được bác sĩ tư vấn.

Các loại thuốc:

  1. Các thuốc giảm sốt, giảm đau chống viêm (đầu, cơ bắp, khớp) – dùng khi sốt trên 38 độ hoặc đau đầu:
  • Paralen, Paramax, Panadol, Coldrex, Paralen grip, Ataralgin, Theraflu, Víc, Tylenol = đều có paracetamol cho nên chỉ uống MỘT trong những loại nêu trên thôi và tối đa là 1 ngày 4 viên chia đều cho 24h. Nếu vẫn không hạ được sốt có thể uống kèm theo với các thuốc hạ sốt khác sau đây.
  • Aspirin, Acylpyrin – nửa viên 500 mg 6h một lần, không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi
  • Ibalgin, Ibuprofen 1 viên 400 mg 6h một lần
  • Metamizol, Novalgin (phải có đơn của bác sĩ)

Tối đa 3 viên 1 ngày

Uống nhiều nước (sốt tăng 1 độ phải thêm 300 ml nước)

Bác sĩ có thể quyết định kê thêm thuốc chống viêm Prednison 20 mg 1 ngày – thuốc kortikoid nếu như bạn có dấu hiệu viêm nặng.

2. Các thuốc ho

  • Ho khan. Thuốc như Stoptussin, Sinecod, Dosetux, Robitussin, Tussical, Levopront 1 ngày 3 lần cách nhau 6 tiếng. Nếu không đỡ bs của bạn có thể kê đơn thuốc nặng hơn như là Codein hoặc Prothazin
  • Ho có đờm. Thuốc tan đờm như là Erdomed, Ambroxol, ACC. Bromhecin. Dùng 2 lần một ngày buổi sáng và buổi trưa.

3. Kháng sinh

Nếu như bác sĩ có nghi ngờ là bạn còn bị nhiễm vi khuẩn thì sẽ kê kháng sinh để dùng. Thông thường là Amoxicilin 1g một ngày 3 lần cách 8 tiếng hoặc Clarithromycin 500mg một ngày 2 lần cách 12 tiếng dùng trong một tuần.

4. Khó thở

Thường xuyên mở cửa sổ để không khí lưu thông. Có thể đi ra ban công hoặc vườn.

Bác sĩ đa khoa có thế kê đơn thuốc hít Ventolin để dễ thở. Hít 2 lần mỗi khi khó thở.

5. Thuốc đi ngoài

Nhiều người còn có thể có triệu chứng đường tiêu hóa như đi ngoài hoặc nôn mửa. Nếu như bị những triệu chứng này nặng có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu nước và vì thế dễ suy nhược hơn.

  • Tasectan thuốc dạng gelatin chống tiêu chảy uống 1-2 viên cách 4-6 tiếng.
  • Hidrasec một ngày 3 lần trước khi ăn
  • Hylak, Biooron là men vi sinh hoặc lợi khuẩn đường ruột, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy
  • Reasec cần đơn bác sĩ. Uống 1 viên sáng và tối trước khi ăn.

6. Đau cơ bắp

Có thể dùng được thuốc giảm đau như Paralen, Novalgin hoặc Ibalgin. Ngoài ra còn có thể bổ sung Ma-giê hoặc các thuốc như là Magne B6, Magnosolv

Khi nào gọi cấp cứu 155

  • Sốt không hạ, ho nhiều đến suy nhược
  • Chán ăn, kiệt sức và suy nhược
  • Tình trạng bệnh bắt đầu trở nên tồi tệ hơn theo từng giờ, đặc biệt là ở những người đang được điều trị bệnh tim hoặc phổi, tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, suy giảm miễn dịch hoặc béo phì nặng.
  • Thở nặng hơn đến mức bệnh nhân không thể nói cả câu mà không bị hụt hơi (không đếm được đến mười trong một hơi) hoặc tím tái mặt hoặc quanh môi.
  • Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, thính giác, khả năng thăng bằng, trí nhớ hoặc ngất xỉu, suy sụp.
  • Các triệu chứng bất thường khác
  • Khi không yên tâm hoặc sợ hãi.

(BBT Tamdamedia)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil