Làm gì khi ly dị nhưng đang trả thế chấp mua nhà
CỘNG ĐỒNG, Người Việt tại Séc
author22/09/2022 10:38

Không ai muốn kết thúc một mối quan hệ bặng một vụ ly dị nhất là 2 bên còn đang có nhiều ràng buộc. Một trong những ràng buộc đó có thể là con cái, những khoản nợ ví dụ như là thế chấp mua nhà. Vậy phải làm gì khi xảy ra trường hợp này?

Trong trường hợp ly hôn nhưng cả hai vẫn đang trả góp thế chấp mua nhà sẽ có hàng loạt câu hỏi nổ ra như ai sẽ là người phải rời đi hay sẽ tiếp tục trả góp như thế nào? Có 4 cách để giải quyết vấn đề này, đó là:

1. Bán đi ngôi nhà này và dùng tiền để trả cho nhà băng

– nếu lựa chọn phương pháp này thì cần chú ý là có thể sẽ bị phạt một khoản rất lớn

– thông thường khi mua nhà bằng cách vay thế chấp sẽ có một khoảng thời gian gọi là období fixace (thời gian cố định) và trong thời gian này sẽ không thay đổi lãi suất hàng năm

– nếu trả trước khoản vay trong thời gian cố định (období fixace) sẽ không bị phạt và ngược lại

– một điều cần chú ý là có thể ngôi nhà cần bán gấp sẽ bị mất giá bởi người mua sẽ ép giá hoặc bán không đúng thời điểm

2. Bán lại ngôi nhà cùng khoản vay thế chấp

– giải pháp này cần sự đồng ý của nhà băng bởi họ quan tâm nhất là người vay thế chấp có đáng tin không

– thường thì sẽ khó tìm được người mua vừa mắt ngân hàng hoặc người đó sẽ không thích các điều khoản trong hợp đồng vay thế chấp

3. Ly dị và mỗi người tự trả khoản vay thế chấp của mình

– nếu cả hai bên thống nhất được thì đây là giải pháp lý tưởng nhất

– tuy nhiên đó là điều khó thống nhất vì cả hai bên nếu ly dị sẽ không muốn dây dưa đến quá khứ cùng với việc không phải ai cũng đủ tài chính để vừa trả tiền thuê nhà khác song song với việc trả thêm một khoản trả góp mua nhà nữa

4. Chuyển khoản vay thế chấp cho một người

– nếu một người đứng ra nhận khoản vay và trả góp thế chấp này thì cần nhà băng đồng ý

– thông thường nhà băng sẽ duyệt lại một lần nữa bởi tình huống tài chính đã thay đổi và họ sẽ xét nét hơn khi duyệt

Nhà trả góp có phải là tài sản chung và sẽ chia điều khi ly dị hay không?

Có 3 trường hợp xảy ra khi mua nhà bằng vay thế chấp

1. Nếu chỉ có một người đứng ra vay trả góp mua nhà trước hôn nhân

– trường hợp này, khi ly dị thì ngôi nhà đó sẽ là do người vay trả góp xử lý và không được coi là tài sản chung sau hôn nhân nên sẽ không chia đều

2. Cặp đôi cùng đứng ra vay thế chấp mua nhà trước khi đăng ký kết hôn

– ngôi nhà này cũng không được tính vào tài sản chung sau kết hôn

– phương pháp giải quyết sau ly dị sẽ do hai bên tự đàm phán, thông thường một bên sẽ nhường lại phần trả góp cho đối phương hoặc bán lại cân nhà và chia đôi tiền

3. Mua nhà bằng vay thế chấp sau khi kết hôn

– ngôi nhà sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng và sẽ chia đều sau khi ly hôn

Những ví dụ đã xảy ra tại Séc liên quan đến thế chấp mua nhà sau ly dị

Ví dụ 1:

– người đàn ông cưới vợ trong khi đang trả thế chấp mua nhà, sau khi cưới 2 vợ chồng cùng nhau trả khoản vay này

– một thời gian sau họ ly dị, người vợ đòi chồng cũ trả lại khoản góp trả thế chấp và đã kiện lên tòa án để đòi

– tại phiên tòa đầu tiên và phiên tòa phúc thẩm người vợ đã thắng, tuy nhiên người chồng vẫn không đồng ý với phán quyết này nên đã kiện lên tòa án Tối cao Séc

– Tòa án tối cao đã hủy kết quả của 2 tòa án trước và đã đứng về phía người chồng với lý do người vợ dù cùng trả góp mua nhà nhưng cô cũng là người sử dụng ngôi nhà đó

Ví dụ 2:

– 2 vợ chồng cùng vay thế chấp mua nhà, sau 10 năm họ ly dị và còn nợ ngân hàng 2 triệu korun nữa

– người vợ muốn giữ lại nhà và tự trả phần vay còn lại tuy nhiên giá trị ngôi nhà đã lên đến 7 triệu korun – người vợ giờ phải trả cho chồng cũ 2,5 triệu korun tiền giá trị 1/2 ngôi nhà và 2 triệu korun số nợ còn lại

– bời vì người vợ không đủ tiền cùng với việc phải nuôi thêm con nữa nên đã xin nhà băng tăng khoản vay thế chấp từ 2 triệu korun còn lại lên 4,5 triệu

– với thu nhập hàng tháng là 23 nghìn korun, người vợ đã không đủ điều kiện vay nên cuối cùng họ đã quyết định bán đi ngôi nhà và chia nhau mỗi người 2,5 triệu korun

(nguồn:

https://www.porovnej24.cz/clanky/rozvod-hypoteka-vyresit-tuto-prekerni-situaci

https://www.hyponamiru.cz/jak-nalozit-s-hypotekou-po-rozvodu-nebo-rozchodu-s-partnerem/
Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil