Tiêm hay không tiêm vaccine cho trẻ vị thành niên: Chủ đề gây nhiều tranh cãi ở Pháp
Tin thế giới, Tin tức
author09/06/2021 12:06

Sau khi nhận được sự cấp phép của Cơ quan Dược phẩm châu Âu, bắt đầu từ ngày 15/6, Pháp sẽ thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ vị thành niên từ 12 – 18 tuổi.


Vaccine COVID-19 được sử dụng cho lứa tuổi này sẽ là vaccine của Pfizer. Theo lời Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp, ông Olivier Veran, việc tiêm chủng cho trẻ vị thành niên sẽ góp phần cho quá trình miễn dịch cộng đồng được thúc đẩy nhanh hơn và điều quan trọng nữa là để đảm bảo sẽ không xảy ra việc đóng cửa trường học vào năm 2022.

Tiêm hay không tiêm vaccine cho trẻ vị thành niên: Chủ đề gây nhiều tranh cãi ở Pháp – Ảnh 1.
(Ảnh: AP)

Chỉ tính riêng năm 2020, ngoài những đợt bắt buộc phải đóng cửa trường học vì giãn cách xã hội, hàng nghìn lớp học tại Pháp đã phải đóng cửa vì có trường hợp học sinh nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ vị thành niên nhiễm COVID-19 tại Pháp lại rất thấp, chỉ 1,1% trên tổng số người nhập viện và 0,9% bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt. Trẻ em Pháp, hiện không bắt buộc phải tiêm chủng, được khuyến khích tiêm vaccine COVID-19 để tham gia miễn dịch cộng đồng là quy định mới đang gây tranh cãi trong chính những công dân trẻ tuổi.

Ngày 30/6 là ngày nước Pháp sẽ bắt đầu trở lại các hoạt động bình thường. Chính phủ Pháp hy vọng, với việc tiêm vaccine cho thanh thiếu niên, dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc tiêm vaccine cho trẻ vị thành niên vẫn còn là chủ đề gây tranh luận.

Ở Pháp, việc tiêm hay không tiêm hiện đang thuộc quyền quyết định của công dân, nhưng quyền đó lại mâu thuẫn với một quyền khác là quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội đông người, đặc biệt là để đi du lịch nước ngoài. Để có được quyền này, công dân phải có giấy chứng nhận sức khỏe hoặc hộ chiếu vaccine thì mới đủ điều kiện tham gia vào các hoạt động đó. Trẻ vị thành niên tuy không phải nhóm đối tượng bị nhiễm bệnh nhiều nhưng lại là nhóm truyền bệnh cao do thường tiếp xúc ở diện rộng. Chủ đề này chắc chắn sẽ còn gây nhiều tranh cãi ở Pháp.

(Nguồn: Kenh14)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil