Tin tức thế giới 4-3: Mỹ, Đức bàn cách ứng phó khi Trung Quốc hỗ trợ Nga
Tin nổi bật, Tin thế giới, Tin tức
author04/03/2023 09:31

Mỹ, Đức bàn khả năng Trung Quốc tiếp tay cho Nga, buộc Matxcơva trả giá cho chiến sự Ukraine; Washington cung cấp cầu để xe quân sự hành quân ở Ukraine… là những tin tức thế giới đáng chú ý.

Mỹ, Đức bàn cách đối phó nếu Trung Quốc gửi vũ khí cho Nga
Ngày 3-3, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gặp nhau tại Nhà Trắng để bàn việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine và khả năng Bắc Kinh giúp đỡ cho Matxcơva.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 3-3 – Ảnh: AFP

Theo các quan chức Mỹ, Washington đang tham khảo ý kiến các đồng minh về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

“Chúng tôi chưa thấy Trung Quốc làm bất cứ điều gì liên quan đến vũ khí sát thương. Mỗi bước đi của Trung Quốc đối với Nga đều khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn với châu Âu và các nước khác trên thế giới”, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói.

Trước đó, Thủ tướng Scholz cũng lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh đừng giúp Matxcơva.

Cùng lúc, Liên minh châu Âu (EU) vạch “lằn ranh đỏ” với Trung Quốc và khẳng định sẽ trừng phạt nếu Bắc Kinh gửi vũ khí cho Nga.

Theo Nhà Trắng, ông Biden và ông Scholz cũng cam kết buộc Nga phải trả giá cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Trước cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ và Đức, Điện Kremlin tiếp tục chỉ rõ việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ chỉ “kéo dài xung đột và gây ra những hậu quả đáng buồn cho người dân Ukraine”.

Việc này “đặt gánh nặng đáng kể lên nền kinh tế của các quốc gia này và ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi của công dân của họ, bao gồm cả Đức”, Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

  • Mỹ bổ sung 400 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Gói viện trợ quân sự mới chủ yếu bao gồm đạn dược, nhưng đây là lần đầu tiên Washington gửi cho Kiev các cây cầu chiến thuật để hỗ trợ xe tăng và xe bọc thép di chuyển qua sông, kênh hẹp nhằm đảm bảo tốc độ hành quân.

“Gói hỗ trợ quân sự này bao gồm nhiều đạn dược hơn cho các hệ thống HIMARS và lựu pháo do Mỹ cung cấp, mà Ukraine đang sử dụng rất hiệu quả để tự vệ.

Trong đó còn có đạn dược cho xe chiến đấu bộ binh Bradley, cầu triển khai xe bọc thép, vũ khí và thiết bị phá hủy, cùng các công tác bảo trì, đào tạo và hỗ trợ khác”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông tin kỹ.

Theo Reuters, những cây cầu này được chuyển giao cho Ukraine sau khi quân đội nước này hoàn thành huấn luyện “điều động vũ khí kết hợp” trong chiến tranh, tức phối hợp pháo kích, cùng với các cuộc tấn công bằng xe tăng và xe bọc thép.

Giới phân tích nhận định động thái này cho thấy Mỹ đang chuẩn bị cho Ukraine tiếp tục chiếm lại lãnh thổ do Nga kiểm soát.

Cuba nói rằng Mỹ đã mất quá nhiều thời gian để chấp nhận và đã phớt lờ khoa học như một cái cớ để cắt đứt quan hệ với hòn đảo này.

“Kết luận này… xác nhận những gì chúng ta đã biết. Điều không may là, Chính phủ Mỹ đã dùng (Hội chứng Havana) để làm hỏng quan hệ song phương… và làm mất uy tín của Cuba”, Hãng tin Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Carlos Fernandez de Cossio.

Trước đó, báo cáo tình báo công bố ngày 1-3 của Mỹ thừa nhận không có bằng chứng liên hệ “hội chứng Havana” với hành động của bất cứ “kẻ thù nước ngoài” nào.

Các nhà điều tra đã xem xét khoảng 1.500 trường hợp ở 96 quốc gia để đúc kết báo cáo này, theo Hãng tin AP.

  • Ứng dụng TikTok ngày càng thu hút người dùng tại Bỉ. Số liệu thống kê về việc sử dụng mạng xã hội cho thấy nền tảng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc thu hút ngày càng nhiều người Bỉ sử dụng và làm lu mờ một số đối thủ cạnh tranh chính của nó.

Cụ thể, theo kết quả khảo sát của các công ty Were Are Social và Meltwater về việc sử dụng các mạng xã hội trên khắp thế giới, TikTok hiện thu hút 37,7% người trên 18 tuổi tại Bỉ, tăng so với mức 31,3% ghi nhận trong năm ngoái. Nếu tính dân số từ 13 tuổi trở lên, ước tính có 4,2 triệu người Bỉ đang sử dụng TikTok.

  • Canada không bao giờ chấp nhận Trung Quốc can thiệp bầu cử. Ngày 3-3, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly nói thẳng với người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương bên lề Hội nghị G20 tại New Delhi, Ấn Độ, rằng: “Canada sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ hình thức can thiệp nước ngoài vào nền dân chủ và công việc nội bộ bởi Trung Quốc”.

Trước đó, ông Tần Cương bác bỏ cáo buộc rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Canada cố gắng can thiệp vào ít nhất 2 cuộc bầu cử gần đây ở nước sở tại. Nhà ngoại giao của Bắc Kinh cho rằng sự cáo buộc là “hoàn toàn sai và vô nghĩa.”

Các quan chức an ninh cấp cao của Canada cáo buộc Trung Quốc có nỗ lực can thiệp bầu cử Canada nhưng kết quả bầu cử không bị ảnh hưởng.

Ngày 2-3, Ủy ban Quy trình và Nội vụ của Quốc hội Canada đã thông qua một kiến nghị, kêu gọi Chính phủ nước này hành động trước các lo ngại Trung Quốc đã can thiệp các cuộc tổng tuyển cử năm 2019 và 2021.

  • WHO kêu gọi các nước chia sẻ thông tin về nguồn gốc dịch COVID-19. Ba năm sau khi đại dịch bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới vẫn quyết tâm tìm kiếm nguồn gốc bệnh và hối thúc các nước chia sẻ thông tin.

Việc này “không phải để đổ lỗi, mà để nâng cao hiểu biết của chúng ta về cách đại dịch này bắt đầu như thế nào để chúng ta có thể ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với các dịch bệnh và đại dịch trong tương lai. WHO đã không từ bỏ bất kỳ kế hoạch nào để xác định nguồn gốc của đại dịch COVID-19”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Trước đó, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray tiết lộ trên Đài Fox News rằng có thể một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã làm rò rỉ mầm bệnh.

(Nguồn: Tuoitre)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil