Việt Nam: 32% người dân vẫn phải trả phí “bôi trơn” để làm sổ đỏ
Tin Việt Nam
author16/04/2021 10:27

TDM – Năm 2020, tỷ lệ người dân phải trả chi phí ngoài quy định để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiếp tục gia tăng, bởi có đến hơn 32% số người được hỏi cho biết phải “bôi trơn”, “lót tay”. Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với năm 2019 là 22,3% và năm 2018 là 15%.

Báo Tiền phong trích thống kê từ “Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và hành chính Công cấp tỉnh (PAPI)” năm 2020. Theo đó, điểm chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” năm 2020 đạt mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tỷ lệ người được hỏi cho rằng, hối lộ là cần thiết để có việc làm trong cơ quan nhà nước, khi đi khám chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến huyện/quận, khi muốn con em được giáo viên tiểu học trường công lập quan tâm hơn và khi làm giấy phép xây dựng tiếp tục giảm.

32% người dân vẫn phải trả phí “bôi trơn” để làm sổ đỏ - Ảnh 1.
Năm 2020, tỷ lệ người dân phải trả chi phí ngoài quy định để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiếp tục gia tăng. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Đặc biệt, so với kết quả năm 2016, kết quả 2020 cho thấy, mối quan hệ thân quen (hiện trạng “vị thân”) trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ thân quen với người có chức, có quyền trong bộ máy chính quyền vẫn được xem là quan trọng hoặc rất quan trọng khi muốn xin vào làm 1 trong 5 vị trí công chức, viên chức cấp xã, phường, kể cả những tỉnh dẫn đầu ở chỉ tiêu đánh giá này.

Trong khi đó, kết quả khảo sát về trải nghiệm thực tế của người dân với nhũng nhiễu khi sử dụng dịch vụ công cho thấy “một bức tranh kém tươi sáng hơn”.

Năm 2020, tỷ lệ người dân phải trả chi phí ngoài quy định để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiếp tục gia tăng, bởi có đến hơn 32% số người được hỏi cho biết phải “bôi trơn”, “lót tay”. Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với năm 2019 là 22,3% và năm 2018 là 15%.

Ngân hàng bắt đầu lo nợ cơ cấu hóa nợ xấu

Trước phản ánh của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 03, có hiệu lực từ ngày 17/5/2021, kéo dài một số mốc thời gian cơ cấu nợ so với Thông tư 01.

Mặc dù vậy, theo các doanh nghiệp du lịch, nhất là doanh nghiệp lưu trú, khách sạn, Thông tư 03 chỉ cơ cấu nợ cho doanh nghiệp tối đa đến hết năm 2021, trong khi phải ít nhất đến hết năm 2022, thị trường du lịch quốc tế mới mở cửa trở lại. Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp chưa thể có nguồn để trả nợ.

Báo Đầu tư dẫn lời ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trước nguy cơ nợ cơ cấu trở thành nợ xấu là hiện hữu, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng bằng cách cho phép khoanh nợ với thời hạn tối đa là 2 năm. Nếu được như vậy sẽ giảm bớt khó khăn cho các tổ chức tín dụng và đảm bảo tính pháp lý khi cho vay mới đối với những khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

32% người dân vẫn phải trả phí “bôi trơn” để làm sổ đỏ - Ảnh 2.
(Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cũng cho hay, với các khoản nợ sắp hết thời hạn cơ cấu mà vẫn không thể trả nợ, ngân hàng sẽ không dám cho vay mới do lo ngại trách nhiệm, trừ phi được NHNN cho phép khoanh nợ.

Nhượng bộ mới của Mỹ về thuế doanh nghiệp toàn cầu: Việt Nam cần làm gì?

Gần đây, Mỹ đã nhượng bộ một bước lớn đối với gần 140 nước tham gia đàm phán dưới sự chủ trì của OECD về một chế độ thuế doanh nghiệp toàn cầu. Theo đó, Mỹ đề xuất: Một là đặt ra mức thuế toàn cầu tối thiểu 21% và đảm bảo rằng khoảng 100 doanh nghiệp lớn nhất thế giới phải trả thuế cho nơi có hoạt động kinh doanh; Hai là xem xét đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong việc quyết định sẽ có bao nhiêu phần trăm doanh thu bị đánh thuế bởi nước bản địa nơi mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh.

Mỹ không vô cớ tự nhiên nhượng bộ như vậy. Nguyên nhân là do Mỹ đang lên kế hoạch tăng thuế suất thuế doanh nghiệp với các công ty Mỹ và đối mặt với rủi ro là các công ty này tìm cách lách thuế bằng cách chuyển hạch toán lợi nhuận ra nước ngoài, nơi có thuế suất thấp hơn Mỹ. Nhưng câu hỏi là Việt Nam cần làm gì với nhượng bộ mới của Mỹ về thuế doanh nghiệp toàn cầu?

Theo Kinh tế Sài Gòn online, các nỗ lực cần tập trung vào theo dõi tiến độ và kết quả của cuộc thương lượng quốc tế đang diễn ra, đồng thời các biện pháp hiện nay của Việt Nam đang khác biệt hoàn toàn với thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu có khả năng sẽ được thông qua như đề cập bên trên.

Việt Nam không nên đứng ngoài các quy định về đánh thuế mà Mỹ hay các quốc gia khác trên thế giới đối với các công ty đa quốc gia lớn. Trong đó có việc các quy định hiện nay của Việt Nam đang được xem xét hay đã được thông qua cũng cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.

(Nguồn: VTV)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil