Xử lý các tình huống khi con bị ốm
CỘNG ĐỒNG, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT, Người Việt tại Séc
author15/06/2022 13:40

Các gia đình có con nhỏ chắc chắn không lạ lẫm gì với các tình huống con bị ốm. Tuy nhiên những cha mẹ lần đầu có con chắc chắn sẽ rất bỡ ngỡ và luống cuống không phân biệt được con ốm nặng, nhẹ hay cần sự giúp đỡ của bác sĩ như thế nào. Một số tóm tắt dưới đây mong sẽ giúp cho các cha mẹ xử lý tình huống sáng suốt.

Tại sao trẻ em dễ bị ốm?

Trẻ em trước tuổi đi học thường rất hay ốm, trung bình có thể ốm 8- 10 lần trong 1 năm. Những nguyên nhân khiến trẻ hay bị ốm là:

– ít được ra ngoài

– thời gian dành cho hồi phục sau khi bị ốm quá ngắn, bé hết sốt là đã cho đi đến những nơi đông người luôn

– mặc quần áo không thích hợp thời tiết

– bị thiếu ngủ, dậy sớm, chế độ ngủ không đều

– thường xuyên dùng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh không hợp lý

– gia đình có nhiều con nhỏ hoặc hay đi nhà trẻ, hay đến những nơi đông người và hay sử dụng phương tiện công cộng

– không khí trong nhà không thông thoáng, bí

Ốm nhẹ, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà

  • ho, chảy mũi, đau họng,…
  • sốt nhẹ hoặc mới sốt chưa đến 3 -5 ngày
  • sốt do mọc răng

Những trường hợp nên đi khám bác sĩ

  • trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38,5 °C đo trong hậu môn
  • trẻ sốt trên 39°C nhưng dùng thuốc hạ sốt cũng không hạ được
  • trẻ sốt liên tục hơn 3 ngày
  • trẻ bị giảm thân nhiệt xuống 35°C và cơ thể sờ vào lạnh
  • bị nôn, trớ liên tục nhưng không bị sốt
  • bị tiêu chảy hơn 1 ngày
  • có máu trong nước tiểu hoặc trong phân
  • trẻ bỗng nhiên bỏ ăn, nhất là bỏ uống
  • trẻ khóc lâu hơn 2 giờ và không thể dỗ được
  • bỗng nhiên bị khó thở
  • bị ho nhiều ngày nhưng không bị sốt
  • bị đau tai
  • bị cứng cổ và không cúi đầu được
  • ngủ nhiều và khó tỉnh ngủ
  • bị ngất, co giật
  • nghi nghờ trẻ nuốt dị vật
  • bị tai nạn

Chăm sóc trẻ ốm tại nhà như thế nào?

  • nếu bé bị sốt, phải hạ sốt – bằng thuốc (Nurofen, Ibalgin, Brufen, Panadol, Paralen), lau người, chườm mát,
  • trẻ bị bệnh về đường hô hấp – tăng độ ẩm trong phòng, ngủ cao đầu
  • Trẻ dưới 1 tuổi không được dùng gối để kê cao đầu vì khi trở mình có thể úp mặt vào gối gây ngạt thở – giữ giường, chăn đệm luôn sạch sẽ
  • tắm hàng ngày cho bé trừ trường hợp bé bị sốt thì chỉ lau người bằng khăn ẩm
  • mặc quần áo thoáng mát bằng các chất liệu thấm hút tốt
  • trẻ mới ốm lúc đầu sẽ không muốn ăn, bố mẹ không nên ép. Nên ăn những thức ăn ít dầu mỡ và uống nhiều nước ( 150ml nước/1kg một ngày)

Sau khi những triệu chứng cấp tính đã được xử lý, bé sẽ đến giai đoạn dần hồi phục

thời gian hồi phục cũng dài bằng thời gian phát bệnh, bố mẹ phải kiên nhẫn, không nên cho trẻ ra ngoài quá lâu

  • bổ xung thêm các vitamin, và ăn đồ ăn nhẹ
  • không mặc đồ quá dày cho bé, mẹ mặc như thế nào thì bé cũng chỉ nên mặc giống vậy
  • không cho bé đến những nơi đông người – siêu thị, phương tiện công cộng

Làm thế nào để tăng đề kháng và giúp bé ít bị ốm?

– hãy ra ngoài nhiều hơn – đi dạo những nơi không khí trong lành

– vận động nhiều – chơi thể thao

– ngủ đủ giấc – ăn uống đủ chất

– giữ phòng ngủ thông thoáng sạch sẽ

– bổ xung vitamin và men vi sinh

Những căn bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ

1. Các bệnh về đường hô hấp – ho, bị chảy mũi, viêm họng

2. Bệnh viêm tai giữa

3. Bệnh viêm phế quản, tiểu phế quản

4. phát ban đỏ (tinh hồng nhiệt) – spála

5. vi rút rota (tiêu chảy) – vào mùa thu và mùa đông gây tiêu chảy và nôn

(nguồn:

http://www.losanova-pediamed.cz/detske-nemoci

https://www.benu.cz/kazde-3-dite-onemocni-tyka-se-to-toho-vaseho)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil