Bạn biết gì về tổng thống Cộng hòa Séc – Phần 2
CỘNG ĐỒNG, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT, Người Việt tại Séc
author29/01/2023 12:59
Proč volit prezidenta? Jmenuje ústavní soudce, dokáže blokovat jmenování  velvyslanců i profesorů | iROZHLAS - spolehlivé zprávy

Quyền miễn trừ không bị truy tố của tổng thống
Tổng thống Cộng hòa Séc có quyền miễn trừ không bị giam giữ, bị truy tố vì các tội nhẹ hoặc do có hành vi vi phạm hành chính khác trong nhiệm kỳ tổng thống. Quyền miễn trừ chỉ được áp dụng cho cả các trường hợp tổng thống phạm tội và các vi phạm hành chính khác trước, trong và sau nhiệm kỳ đến năm 2013.

Kể từ năm 2013 tổng thống vẫn có thể bị truy tố. Quyền miễn trừ cũng không áp dụng cho các vi phạm dân sự hoặc vi phạm hiến pháp.

Về quyền miễn trừ thực tế của tổng thống, đã có các ý kiến khác nhau ​​về mặt pháp lý. Theo Điều 54 Khoản 3 Hiến pháp, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm khi thi hành nhiệm vụ với vai trò là tổng thống. Một số luật sư Tòa hiến pháp, chẳng hạn như Jan Wintr, nghiêng về quan điểm cho rằng đó chỉ là không có trách nhiệm theo nghĩa chính trị, tức là không có trách nhiệm đối với Hạ viện. Mặt khác, Pavel Rychetský trong bài viết về Hiến pháp giải thích chính xác điều khoản này như là quyền miễn trừ tuyệt đối của tổng thống, khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó, theo cách giải thích này, tổng thống có thể phạm tội, chẳng hạn, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình và có thể bị truy tố về hành vi đó sau khi kết thúc nhiệm vụ của mình, nhưng nếu đó là hành vi phạm tội liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của tổng thống, ví dụ như lạm dụng chức quyền chẳng hạn, tổng thống dù đã phạm tội nhưng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự . Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho các vi phạm dân sự và tất nhiên không áp dụng cho các vi phạm hiến pháp.

Ondřej Konrád: Senát bude vládě dál užitečný • mujRozhlas
Thượng nghị viện

Vi phạm hiến pháp
Tội phản quốc là một vi phạm hiến pháp mà tổng thống có thể bị kết án. Ngoài ra, cũng có thể bị kết án khi vi phạm thô bạo Hiến pháp hoặc một phần khác của trật tự hiến pháp. Đồng thời, tội phản quốc đề cập đến các hành động của tổng thống nhằm chống lại chủ quyền và sự toàn vẹn của đất nước, cũng như chống lại trật tự dân chủ. Chỉ có Thượng viện mới có thể nộp đơn kiện, tuy nhiên, vụ kiện này phải được sự đồng ý của Hạ viện. Các thủ tục tố tụng diễn ra trước Tòa án Hiến pháp, và hình phạt duy nhất có thể là mất chức tổng thống và mất khả năng khôi phục lại chức vị tổng thống (do đó cũng mất quyền hưởng lương của tổng thống, bao gồm tất cả các lợi ích khác sau khi kết thúc nhiệm kỳ).

Năm 2004, Thượng nghị sĩ đảng Nhân dân Zdeněk Bárta tuyên bố đã chuẩn bị kiện ra Tòa hiến pháp về tội phản quốc đối với Tổng thống Klaus, với cáo buộc tổng thống đã gây nguy hiểm đến hoạt động của Tòa Hiến pháp Cộng hòa Séc do đã chậm trễ đề cử lên Thượng viện các ứng viên vào các vị trí thẩm phán của Tòa Hiến pháp. Tuy nhiên, đề xuất này đã không được sự ủng hộ của các thượng nghị sĩ khác, mặc dù đã thu hút sự quan tâm của dư luận nói chung. Thượng nghị sĩ dân chủ xã hội Alena Gajdůšková từng khởi kiện tổng thống về tội phản quốc vào năm 2009, do tổng thống chậm trễ trong việc phê chuẩn Hiệp ước Lisbon. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, một vụ kiện hiến pháp cũng đã không được đệ trình để thông qua.
Vào tháng 2 năm 2013, 28 thượng nghị sĩ (đủ cần thiết) đã ký vào Dự thảo khởi kiện lên Tòa hiến pháp chống lại Tổng thống Václav Klaus, do tổng thống đã ân xá trong bài phát biểu năm mới, cùng các tội khác xảy ra trong nhiệm kỳ (như không hoàn thành phê chuẩn Điều ước quốc tế, không đề xuất thẩm phán Tòa án Hiến pháp, không quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm Peter Langer làm thẩm phán).

Tổng thống đã hành động chống lại chủ quyền của đất nước, cũng như chống lại quy định của nền dân chủ. Đã có bản kiến ​​​​nghị với 73.000 chữ ký đã được chuyển đến Thượng viện với yêu cầu khởi kiện. Trên cơ sở đề xuất này, một cuộc họp bất thường của Thượng viện đã diễn ra vào ngày 4 tháng 3 để thông qua việc nộp đơn khiếu kiện lên Tòa hiến pháp. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp sau đó đã dừng thủ tục tố tụng vụ kiện vì lý do quy định của luật về thủ tục này có hiệu lực trước ngày 7 tháng 3 năm 2013, do đó không thể tiếp tục thủ tục tố tụng vụ kiện này sau khi tổng thống đã kết thúc nhiệm kỳ.

Năm 2019, các thượng nghị sĩ đã ký và thông qua Dự thảo vụ kiện hiến pháp chống lại Tổng thống Miloš Zeman, nhưng các nghị sĩ hạ viện đã không ủng hộ dự thảo này.

Quyền hạn tổng thống

Rozpuštěná sněmovna: Jaká „nej“ si který poslanec zapsal? — ČT24 — Česká  televize
Hạ viện – Sněmovna

Quyền hạn tuyệt đối
Các quyền hạn này do tổng thống có quyền hoàn toàn độc lập, các quyết định ban hành theo đó có hiệu lực ngay lập tức.

Tổng thống theo Hiến pháp Cộng hòa Séc có các quyền hạn:

  • bổ nhiệm và miễn nhiệm thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ, chấp nhận đơn từ chức, giải tán chính phủ và chấp nhận đơn từ chức của chính phủ,
  • triệu tập họp Hạ viện,
  • giải tán Hạ viện,
  • ủy quyền cho chính phủ đã được chấp nhận từ chức hoặc đã bãi nhiệm, thực hiện các chức năng trong thời gian cho đến khi chính phủ mới được thành lập,
  • bổ nhiệm các thẩm phán của Tòa Hiến pháp, Chánh án và phó chánh án Tòa Hiến pháp
  • bổ nhiệm Chánh án và phó chánh án của Tòa Tối cao từ các thẩm phán của Tòa này
  • tha thứ và giảm nhẹ các hình phạt do Tòa án tuyên án (agraciace tăng nặng) và xóa án tích (rehabilitace – khôi phục)
  • có quyền trả lại luật đã được Hạ viên thông qua, ngoại trừ Luật hiến pháp
  • ký ban hành các Bộ luật
  • bổ nhiệm Chủ tịch và phó chủ tịch của Cơ quan Thanh tra Tối cao,
  • bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng Ngân hàng của Ngân hàng Quốc gia Séc.
  • Tuy nhiên, việc bổ nhiệm các thẩm phán của Tòa Hiến pháp cần được sự đồng ý của Thượng viện.

Quyền ân xá
Quyền ân xác là quyền lực đặc biệt của tổng thống, có nguồn gốc về mặt ý thức hệ từ thời kỳ quân chủ. Quyền ân xá này cho phép tổng thống trong các trường hợp riêng lẻ quyền ân xá và giảm các bản án do các tòa án đã tuyên án. Tổng thống có thể xóa án hoàn toàn. Với đồng chữ ký của Thủ tướng (hoặc người được Thủ tướng ủy quyền), tổng thống có thể ân xá quyết định không khởi tố tụng hình sự, bãi bỏ lệnh khởi tố, ra lệnh không khởi tố tố tụng hình sự và nếu tố tụng hình sự đã bắt đầu thì có thể lệnh dừng tố tụng hình sự.

Trên thực tế, tổng thống sử dụng thẩm quyền này chủ yếu trong các trường hợp mà Tổng thống tin rằng tòa án đã có sai sót, hoặc trong các trường hợp nhân đạo nhằm ngăn cản việc chia cắt gia đình hoặc tính đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của người bị kết án hoặc các thành viên gia đình của họ. Trên thực tế, một số lệnh ân xá bị chỉ trích, ví dụ như lệnh ân xá của Miloš Zeman dành cho Jiří Kajínek và giám đốc Cục Quản lý Lâm nghiệp Lány Miloš Balák.

Jmenování vlády Petra Nečase - Aktuálně.cz
Tổng thống Klaus và chính phủ của thủ tướng Nečas được bổ nhiệm năm 2010

Quyền phủ quyết của tổng thống
Quyền phủ quyết là một trong những quyền hạn của tổng thống Séc. Quyền cho phép Tổng thống trả lại Dự thảo luật đã được Nghị viện thông qua trở lại Hạ viện kèm theo giải thích. Tổng thống có thể thực hiện quyền phủ quyết này trong vòng 15 ngày kể từ ngày Luật được đệ trình lên tổng thống để ký ban hành. Tổng thốngkhông thể áp dụng quyền phủ quyết này với Luật hiến pháp. Nếu có đa số, các nghị sĩ có thể phủ quyết lại quyền phủ quyết của Tổng thống. Nếu tổng thống không chắc chắn về tính hợp hiến của luật, có thể khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp để hủy bỏ luật. Tuy nhiên, luật sẽ có hiệu lực.

Tổng thống Václav Havel đã 9 lần sử dụng quyền phủ quyết trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Bốn lần phủ quyết đã bị các nghị sĩ bác bỏ, bốn lần không xảy ra, trong một trường hợp Tòa án Hiến pháp đã quyết định hủy bỏ Luật hợp lệ theo đề nghị của tổng thống. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông đã sử dụng quyền phủ quyết 17 lần, nhưng tất cả đã đều bị các nghị sĩ bác bỏ. Tổng thống đã thành công hơn tại Tòa án Hiến pháp, nơi ít nhất đã được 4 lần chấp thuận đề xuất của Tổng thống. Tổng thống Václav Klaus sử dụng quyền phủ quyết nhiều xuyên hơn, ông đã phủ quyết tổng cộng 62 bộ luật, trong khi chỉ thành công bốn lần và bảy quyền phủ quyết khác của ông không còn được xem xét. Trong 19 tháng đầu tiên tại vị, Miloš Zeman đã phủ quyết 3 bộ luật và trong hai trường hợp, quyền phủ quyết của ông đã bị bác bỏ. Trong một trường hợp, ông dự định kháng cáo lên Tòa án Hiến pháp.

Biên soạn: Ing. Doãn Dân – Tamda Media

Nguồn> https://cs.wikipedia.org/wiki/Prezident_%C4%8Cesk%C3%A9_republiky

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil