Các bệnh thường gặp ở trẻ em
CỘNG ĐỒNG, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT, Người Việt tại Séc
author17/06/2022 15:08

Con của bạn hay ốm vặt hoặc đi nhà trẻ, đi học bị lây bệnh từ các bạn? Đây là những điều rất bình thường vì sức đề kháng của trẻ em, nhất là các bé trước tuổi đi học vẫn chưa hoàn thiện. Các bệnh mà bé hay bị nhất là những bệnh liên qua đến đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Các triệu chứng dễ nhận biết bé đang bị ốm

– trẻ bỗng nhiên trông mệt mỏi hoặc khóc nhiều

– chảy nước mũi hoặc ngạt mũi

– đau họng và ho

– hơi sốt

– mắt bị đỏ, sưng hạch bạch huyết

Làm gì khi trẻ bị sốt?

Sốt không phải là bệnh mà là phản ứng sinh học của cơ thể với sự xâm nhập . Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ sẽ được coi là sốt và lúc đó sẽ cần áp dụng các phương pháp để hạ sốt.

1.Dùng thuốc hạ sốt có chứa ibuprofen (Nurofen, ibalgin baby,…) – uống 8 tiếng một lần với liều lượng 5-10mg/kg và paracetamol (pararalen, panadol,…) – sử dụng sau mỗi 6 tiếng và liều lường 10-15mg/kg

2. Vật lý trị liệu – làm giảm thân nhiệt bằng nước mát, lau người

Chú ý:

– Không nên dùng thuốc và vật lý trị liệu cùng lúc

– Sử dụng thuốc theo cân nặng của bé chứ không phải theo độ tuổi

– Dùng thuốc có paracetamol trước, nếu không tác dụng thì mới dùng đên thuốc có ibuprofen và chỉ kết hợp 2 loại khi các cách trước không tác dụng và phải cách nhau 6 tiếng.

Những trường hợp phải đi khám bác sĩ ngay là:

– không thể hạ sốt (nhiệt độ trên 38 độ)

– bé bị sốt cùng các triệu chứng tiêu chảy và nôn, không chịu uống nước

– bị sốt cùng các nốt ban đỏ to bằng đầu đinh và nổi từ chân rồi phát lên phần trên

– Sốt cùng ho, khó thở, đau bụng…

– sốt quá 48 giờ

– trẻ dưới 3 -6 tháng tuổi bị sốt phải đi khám bác sĩ và khộng được tự dùng thuốc

Các bệnh về đường hô hấp

Các biểu hiện chính là: ngạt mũi, khó thở, chảy mũi, mệt mỏi hay bị buồn ngủ, hơi sốt,…

Cách điều trị – Nếu là trẻ sơ sinh phải đưa đi khám bác sĩ, những trẻ lớn hơn bố mẹ có thể tự chữa trị tại nhà

1. Hút mũi – càng nhiều lần càng tốt

2. xịt ẩm mũi 3. dùng thuốc giúp đỡ nghẹt mũi – Nasivin sensitive 0,01%)

4. dùng thuốc hạ sốt, uống nhiều nước và ngủ kê cao đầu

Chú ý: Một số trẻ có thể bị viêm thanh quản (laryngitidu) – đây không phải là bệnh mà là bị viêm đường hô hấp gây sưng, hẹp thanh quản khiến trẻ khó thở, không thở được. Trong trường hợp này phải đưa bé đi cáp cứu ngay.

Bệnh thứ sáu (Šestá nemoc)

– bệnh này gây ra phát ban thường sau 3 ngày sốt cao do nhiễm vi rút herpes. Các phát ban sẽ bắt đầu từ thân trên rồi lan xuống chân tay và lên mặt không gây ngứa và sẽ tự mất sau vài ngày.

Triệu chứng chính là sốt cao, không có các triệu chứng về đường hô hấp đi kèm.

– những ngày đầu bố mẹ hạ sốt cho con, sau đó cho bé uống nhiều nước

Viêm tai giữa (Zánět středního ucha)

– thường xảy ra sau khi bé bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có 2 loại viêm tai giữa là cấp tính và mãn tính.

– Viêm tai giữa cấp tính sẽ xảy ra nhanh và đau hơn

– Viêm tai giữa mãn tính sẽ kéo dài, ít đau và tái phát

Phương pháp chữa bệnh

– nặn mủ và làm sạch đường thính giác rồi để tự khỏi

– trong một số trường hợp sẽ dùng thêm kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm

Nếu bạn nghi ngờ bé bị viêm tai giữa thì hay cho bé đi khám bác sĩ hoặc đi cấp cứu.

Nôn trớ và đi ngoài

– 2 bệnh này nguy hiểm vì dễ gây mất nước, ảnh hưởng đến thận

– Bố mẹ phải chú ý cho bé uống nhiều nước lọc, bổ xung thêm chất khoáng bằng thuốc mua ở hiệu thuốc

– nếu bé dưới 1 tuổi bị đi ngoài thì tạm thời ngừng uống và ăn các đồ ăn có sữa động vật

– ăn đồ ăn khô, tránh các đồ có nhiều dầu mỡ

– trẻ vẫn bú mẹ thì vẫn cho bú bình thường được

Bệnh tay chân miệng ( Sedmá nemoc – tzv. syndrom ruka-noha-ústa)

– Bệnh thường phát vào mùa xuân, mùa hè và chớm thu.

– Trẻ bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với vật thể nhiễm bệnh, hít vào không khí có vi rút bệnh, …

Các triệu chứng chính

– trong lòng bàn tay, chân và trong miệng sẽ nổi mụn nhỏ.

– các mụn trong miệng nhìn giống như bị nhiệt gây đau, khó nhai nuốt thức ăn

– hơi sốt hoặc có thể đau người, mệt mỏi

Thông thường bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên một số chủng loại đặc biệt có thể gây viêm màng não hoặc nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Bệnh thủy đậu (Plané neštovice)

– cũng giống như bệnh tay chân miệng lây qua không khí có vi rút bệnh hoặc vật thể nhiễm bệnh

– Khi bị nhiễm bệnh, đầu tiên bé sẽ bị sốt nhẹ sau đó sẽ nổi các mụn nước (đầu tiên là mặt, sau tai rồi lan xuống cổ, người và chân tay

– Các mụn nước sẽ nổi dần theo đám và những nơi nổi mụn sẽ rất ngứa

– virut thủy đậu sẽ không bao giờ mất được mà sẽ ủ trong cơ thể, khi chúng ta có tuổi hoặc sức đề kháng yếu sẽ hoạt động lại dưới dạng bệnh zona

– Thủy đậu nguy hiểm nhất đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém

– Hiện nay trẻ em có thể tiêm chủng phòng tránh thủy đậu tại bác sĩ nhi đồng và được bảo hiểm hỗ trợ

Các bệnh về da

– phát ban, viêm da, chàm có thể chia thành 3 nhóm

1. Các phát bạn do hăm

– tại những nơi gần các tuyến mồ hôi hoặc không thông thoáng sẽ nổi mẩn và sẽ tự khỏi sau một vài ngày

– để phòng tránh thì cần vệ sinh sạch sẽ, dùng các loại kem bôi và mặc các đồ từ chất liệu thoáng mát 2. Chàm cơ địa (Atopický ekzém)

– còn được gợi là phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng

– những nơi bị chàm da sẽ thô, ngứa và hình thành vảy. Nếu gãi sẽ gây viêm nhiễm và làm cho chàm lan phát hơn

Chữa trị

– Chàm cơ địa rất khó chữa. Trước tiên cần khám bác sĩ khu vực và sau đó là bác sĩ da liễu

– Cách phòng tránh là hãy dùng các loại mỹ phẩm có thành phần dịu nhẹ và bôi dưỡng ẩm hàng ngày

3. Viêm da tiết bã nhờn (chàm da mỡ) – Seborrhoická dermatitida

– thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi
– viêm da tiết bã hay xuất hiện tại vùng đầu và dấu hiện dễ nhận biết là các vảy cứng màu vàng
– thường thì bác sĩ sẽ chỉ định nên dùng phương pháp chữa bệnh gì, các cha mẹ tại nhà chỉ nhẹ nhàng gội đầu cho bé và dùng kem dưỡng ẩm, không nên cạy vảy để tránh làm bị thương da non

(nguồn:

https://sancedetem.cz/bezna-infekcni-onemocneni-u-deti-jejich-komplikace

https://www.babyweb.cz/nejcastejsi-nemoci-detskeho-veku
Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil