Chăm sóc bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19
Tin nổi bật, Tin Séc
author08/03/2021 16:04

TDM – Quá trình hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân sau khi bị nhiễm COVID ở mức nặng và nguy cấp thường kéo dài hơn những bệnh viêm đường hô hấp khác. Chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe sau khi nhiễm COVID quan trọng không kém so với việc chữa trị.

Bác sĩ Lê Đồng Lâm công tác tại Bệnh viện Rounice Nad Labem, Cộng hòa Séc đã có những hướng dẫn cách hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 nhằm giúp cộng đồng có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.

Nguồn ảnh: internet

Quá trình hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân sau khi bị nhiễm COVID ở mức nặng và nguy cấp thường kéo dài hơn những bệnh viêm đường hô hấp khác. Bệnh nhân thường gặp vấn đề việc ho lâu ngày, giảm sức lao động, đau khớp và cơ , đặc biệt vùng ở ngực, hồi hộp, mất ngủ, giảm thiểu khả năng tập trung và trí nhớ. Nhiều phụ nữ và những người có bệnh trầm cảm hoặc lo lắng có thể dẫn đến việc mệt mỏi lâu ngày và có thể chuyển thành mãn tính. Những biến chứng nặng xơ phổi, hiếm hơn là việc tổn thương tim do viêm cơ tim. Có khoảng 9% bệnh nhân trong vòng 2 tháng có thể nhập viện lại, đặc biệt những người lớn tuổi và có nhiều bệnh nền khác.

Theo dõi định kì

a. Những người bị nhiễm Covid mà không có triệu chứng thì kết thúc cách ly theo quy định của bộ Y tế 10 ngày kể từ khi dương tính. Không cần theo dõi định kì.

b. Bệnh nhân nhiễm Covid, có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Chỉ cần tái khám ở bác sĩ khu vực của bạn . Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và có thể chỉ định cho bạn lấy máu kiểm tra, hoặc chụp X-quang phổi, nếu cần thiết có thể chỉ định khám chức năng phổi ở Khoa hô hấp (TRN/ plicní ambulance), hoặc những biện pháp khám xét khác để loại trừ các biến chứng từ Covid, ví dụ tắc nghẽn động mạch phổi, suy tim…

c. Bệnh nhân nhiễm Covid và đã trải qua việc suy hô hấp, lâm sàng nặng hơn thì cần được theo dõi dài ở bác sĩ chuyên khoa. Bình thường kéo dài từ 3 đến 12 tháng.

1. Bác sĩ hô hấp: theo dõi cho đến lúc phổi trở lại bình thuờng, không còn triệu chứng, hoặc chỉ định vật lí trị liệu về hô hấp

2. Bác sĩ khoa truyền nhiễm: khi tổn thương tới nhiều cơ quan, và có nhiều bất thường kết quả máu

3. Bác sĩ khoa tim mạch: khó thở, suy tim

… và nhiều bác sĩ chuyên khoa khác như bác sĩ khoa tâm lý, thần kinh, thận …

Các xét nghiệm

– Kiểm tra PCR SARS-CoV2 trước lúc kết thúc cách ly và quá trình hồi phục KHÔNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH. Chỉ định test lại khi ngờ tái nhiễm, thường sau 3 tháng khi bệnh, trong vòng 3 tháng kể từ lúc nhiễm COVID việc tái nhiễm rất hiếm.

Hiện tại nhiều người Việt Nam vì lí do tâm lý thuờng tự trả tiền rồi đi test lại ngay cả khi không còn triệu chứng Covid nữa, không may có không ít trường hợp có kết quả dương tính dẫn đến việc cách ly phải kéo dài ra không cần thiết. Và có một số người chủ cần kết quả âm tính từ nhân viên vừa bị dương tính – thì người chủ đó phải tự trả tiền test cho nhân viên và nếu bị dương tính thì tự phải chi trả tiền nghỉ cho nhân viên của mình trong khoảng thời gian kéo dài cách ly.

Hiện tại nhà nuớc đang hỗ trợ những ai bị cách ly một khoản tiền.

– X-quang , CT mạch máu phổi, khám chức năng phổi sẽ được chỉ định tuỳ vào sức khoẻ và biểu hiện lâm sàng của bạn.

Những loại thuốc nào bạn cần dùng khi bị nhiễm Covid

  1. Ăn uống đầy đủ, bổ sung đủ nước, hạn chế hút thuốc và bia rượu, tránh sinh hoạt ở phòng có không khí khô.
  2. Bổ sung các loại vitamin C (celaskone, Pharmaton, GS vitamin C…), vitamin D (rất quan trọng để tăng cường đề kháng), khi mệt mỏi và khó ngủ mọi người có thể mua thêm Magne B6 Forte từ Sanofi
  3. Ho có đờm: trẻ em có thể dùng Prospan, người lớn thì Mucolsolvan, Acc long, Ambroxol
  4. Ho khan (Stoptussin, Robitussin… )
  5. Nghẹt mũi: Olynth, Otrivin, Muconasal Plus…
  6. Hạ sốt: trên 38 độ – Paracetamol 500mg ngày 3 lần cách nhau 8 tiếng, tránh dùng khi sử dụng chất có cồn, Ibalgin 400mg ngày 3 lần có thể dùng xen kẽ với paracetamol, cẩn trọng với người có vấn đề viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Metamizol, Novalgin 500mg 4x lần ngày – thuốc này phải cần có đơn bác sĩ!
  7. Căng thẳng mất ngủ: có thể liên hệ với bác sĩ của bạn để được kê đơn an thần, hoặc các thuốc Promethazin kết hợp để chữa ho.
  8. „Tư thế nằm úp dành cho các bệnh nhân ho nhiều, có thể giúp cho phổi và việc lưu thông máu tốt hơn, giúp cho việc ho ra nhiều đờm hơn“ – Theo bác sĩ Pavel Ševčík và Tomáš Vymazal, khoa KARIM ở Praha.
  9. Khi có biểu hiện biến chứng về đường hô hấp, khó thở khi nói chuyện, nói không hết câu, tức ngực và khó thở khi ở im một chỗ, môi xuất hiện màu tím hoặc ở mũi, kéo dài cơn sốt nhiều hơn 5 -7 ngày kèm với ho, kèm theo bạn là người có nhiều bệnh nền nguy hiểm khác (các bệnh liên quan về tim mạch, hen xuyễn, bệnh tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân ung thư…) bạn cần liên hệ với bác sĩ gia đình của bạn hoặc các khoa cấp cứu gần nơi bạn sinh sống, hoặc gọi 155.

Theo Bác sĩ Lê Đồng Lâm, bệnh viện Roudnice nad Labem, CH Séc

Một số hướng dẫn tư thế nằm cho bệnh nhân ho hoặc khó thở, nếu có thể bạn hãy thử xem (như hình)

1. 30 phút đến 2 giờ đồng hồ: nằm úp

2. 30 phút đến 2 giờ đồng hồ: nằm nghiêng quay mặt về bên trái

3. 30 phút đến 2 giờ đồng hồ: ngồi dậy

4. 30 phút đến 2 giờ đồng hồ: nằm nghiêng quay mặt về bên phải

Sau đó quay lại với tư thế 1.

(BBT Tamdamedia)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil