Công khai đối đầu Trung Quốc: Ván bài chiến lược lớn nhất trong lịch sử của Australia
Tin thế giới, Tin tức
author29/09/2021 09:43

Lựa chọn của Australia trong việc đứng về phía Mỹ và chống lại Trung Quốc được đánh giá là “ván bài chiến lược lớn nhất trong lịch sử” Australia. Tuy nhiên, bất kỳ quyết định nào cũng đều phải trả bằng “cái giá” nhất định.


Lựa chọn của Australia

Khi ông Scott Morrison trở thành Thủ tướng Australia cách đây 3 năm, ông đã tuyên bố rằng nước này có thể duy trì quan hệ thân thiết với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất, trong khi tiếp tục hợp tác với Mỹ – đồng minh an ninh quan trọng.

“Australia sẽ không phải lựa chọn”, Thủ tướng Australia khẳng định trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại.

Ảnh minh họa: Reuters



Tuy nhiên, sau đó, vào tháng 9 năm nay, Australia đã đưa ra lựa chọn của mình. Sau nhiều năm mối quan hệ với Trung Quốc lao dốc, Australia đã quyết định tham gia vào một thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ và Anh để được hỗ trợ phát triển tàu ngầm hạt nhân – một bước tiến lớn cho sức mạnh quân sự của Australia.

Với việc được tiếp cận công nghệ hạt nhân, Australia sẽ liên minh chặt chẽ với Mỹ trong nhiều thế hệ để trở thành mối quan hệ “đối tác vĩnh viễn” theo như nhận định của Thủ tướng Morrison. Thỏa thuận này cũng mở đường cho sự hợp tác quân sự sâu sắc và những kỳ vọng cao hơn trong trường hợp Australia tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào nhằm chống lại Trung Quốc.

“Đây thực sự là một khoảnh khắc bước ngoặt – một khoảnh khắc quyết định cho Australia và cách thức nước này nghĩ về tương lai của mình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Richard Maude, cựu quan chức an ninh Australia, hiện là học giả cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội châu Á cho hay.

Chuyên gia này cũng bình luận: “Điều đó đã cho thấy những lo ngại sâu sắc hiện nay trong chính quyền Thủ tướng Morrison về môi trường an ninh đang xấu đi trong khu vực, sự tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc và việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng các biện pháp cưỡng ép để theo đuổi các lợi ích quốc gia”.

“Không có gì khiêu khích Trung Quốc hơn những thứ liên quan đến tàu ngầm và hạt nhân. Trung Quốc không mạnh trong chiến tranh chống tàu ngầm so với các khả năng khác”, Oriana Skylar Mastro, học giả tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford đánh giá.

“Với tôi, điều đó cho thấy Australia đang sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro trong mối quan hệ này để đứng lên chống lại Trung Quốc”, bà Mastro nhận định.

Cái giá phải trả

Các đồng minh dành sự tán thưởng cho Australia vì đã cho thấy các nước nhỏ hơn trên thế giới có thể định nghĩa lại quan hệ với Trung Quốc như thế nào. Tuy nhiên, khi lựa chọn cứng rắn với Trung Quốc, Australia cũng phải trả một cái giá nhất định.

Các chủ trang trại và các nhà sản xuất rượu ở Australia vẫn đang băn khoăn liệu Trung Quốc có dỡ bỏ phong tỏa với hàng hóa của họ hay không. Trung Quốc cho thấy họ ngày càng cứng rắn và quyết liệt với mục tiêu sẽ không lùi bước khi bị thách thức. Bắc Kinh đã gia tăng sức ép lên Australia thông qua các lệnh trừng phạt và đóng băng các cuộc đàm phán cấp cao.

Những tuyên bố được cho là “gây hấn” của chính phủ Trung Quốc, trong đó có danh sách 14 điểm bất bình với Canberra mà Bắc Kinh gửi cho các nhà báo vào cuối năm ngoái, đã khiến thái độ của công chúng Australia về Trung Quốc sụt giảm mạnh.

“Nếu ý định của họ là thay đổi việc hoạch định chính sách của chúng ta thì chắc chắn họ sẽ không làm được điều đó”, James Paterson, thượng nghị sĩ Australia thuộc đảng Tự do trung hữu nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

“Những gì chúng ta cần làm là thể hiện sự kiên định của mình. Điều này không chỉ tốt cho Australia mà tốt cho cả các quốc gia khác đang theo dõi chặt chẽ việc này”, thượng nghị sĩ này cho hay.

Cách đây chưa đầy 1 thập kỷ, mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc vô cùng nồng ấm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đích thân thúc đẩy mối quan hệ này và ký một thỏa thuận tự do thương mại.

Tuy nhiên, năm 2017, Thủ tướng Australia vào thời điểm đó – ông Malcolm Turnbull đã tuyên bố rằng nước này sẽ đứng lên chống lại sự can thiệp của Trung Quốc. Vào năm trước đó, ông Turnbull đã nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng Australia cần chống lại “những hành vi bắt nạt” của Bắc Kinh. Australia cũng ngày cảng cảnh giác về những yêu sách và quyền lực gia tăng của Trung Quốc tại khu vực, trong đó có Biển Đông.

Ở Australia, đã có những mối lo ngại trong nước ngày càng gia tăng về những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng với các công ty, trường đại học và chính trị gia. Vấn đề này bùng nổ vào năm 2017 khi các bài báo tiết lộ rằng, một thượng nghị sĩ trong đảng Lao động của Australia là Sam Dastyari đã đưa ra tuyên bố ủng hộ các yêu sách của Bắc Kinh sau khi nhận được một khoản tiền từ một thương nhân Trung Quốc.

Trước những căng thẳng hiện nay, Australia đã vượt qua được cú đánh về kinh tế và trong khi Trung Quốc chưa tìm được nguồn thay thế khả thi cho quặng sắt Australia thì Australia đã tìm kiếm được các thị trường mới cho một số mặt hàng.

Tuy nhiên, một số cựu quan chức Australia cho rằng việc mất thị phần ở Trung Quốc sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế Australia về dài hạn và việc chính phủ gắn danh tiếng của mình như một người tiên phong dũng cảm đối đầu với Bắc Kinh đã kéo lùi những cuộc thảo luận thực tế về việc một quốc gia tầm trung như Australia nên giải quyết mối quan hệ này như thế nào.

Việc ngần ngại công khai chi tiết về việc Australia sẽ ứng phó như thế nào khi quyết định sẽ “lạnh nhạt” với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của nước này trong những năm tới đã làm gia tăng những điều không chắc chắn và khiến cho rủi ro chiến tranh ngày càng gia tăng theo như nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton.

Các quan chức chính phủ Australia hiểu rõ, Trung Quốc có thể sẽ phản ứng gay gắt trước những chính sách cứng rắn của nước này, Richard Maude, một cựu quan chức ngoại giao, người hỗ trợ hoạch định chính sách đối ngoại của Australia năm 2017, đánh dấu một sự dịch chuyển về chiến lược, cho hay.

Ván bài chiến lược lớn nhất trong lịch sử

Một số chuyên gia an ninh cho rằng những hành động đáp trả gần đây của Trung Quốc nhằm vào Australia đã đẩy Canberra về phía Washington. Australia dường như đã tính toán rằng Trung Quốc không mấy hứng thú về việc cải thiện mối quan hệ này.

Sam Roggeveen, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy – một trung tâm nghiên cứu ở Sydney cho rằng về dài hạn, Mỹ có lẽ phải quyết định rằng cuộc cạnh tranh với Trung Quốc quá tốn kém, buộc phải chia sẻ quyền lực và ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

“Khi đối đầu Mỹ – Trung leo thang, Mỹ sẽ mong đợi Australia làm nhiều hơn”, Hugh White, một nhà phân tích quốc phòng tại Đại học Quốc gia cho hay.

“Nếu Mỹ để Australia tiếp cận công nghệ hạt nhân thì đó là bởi Mỹ muốn Australia triển khai lực lượng này nếu xảy ra cuộc chiến với Trung Quốc”, chuyên gia này nhận định.

Hiện nay, chính phủ Australia dường như coi “cái giá” này là hợp lý. James Curran, một nhà sử học về đối ngoại của Australia tại Đại học Sydney đã gọi quyết định này là “ván bài chiến lược lớn nhất trong lịch sử Australia”.

“Australia đã đặt cược ‘một ăn cả, ngã về không’ vào Mỹ nhằm duy trì ý chí và quyết tâm của mình”, chuyên gia này đánh giá./.

Tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật dẫn tới thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Australia và Mỹ
VOV.VN – Các quan chức của Mỹ và Australia đã có những cuộc đàm phán bí mật trong nhiều tháng về kế hoạch chia sẻ công nghệ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.


(Nguồn: VOV/Theo: New York Times)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
2025-06-12t113550z1845451025rc2z0fafsirxrtrmadp3india-crash-1749729091952966206461.jpg
Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'
Nguyên nhân chính khiến máy bay Hãng Air India rơi giữa tháng 6 là cả hai công tắc đưa nhiên liệu vào động cơ đều bị ngắt ngay sau khi máy bay cất cánh.
12-07-2025
nga-17522925817932012416372.webp
An ninh Nga bắt tại trận 2 nghi phạm “chế tạo bom” theo chỉ đạo từ Ukraine
Hai công dân Nga bị bắt giữ tại tỉnh biên giới Bryansk với cáo buộc nhận lệnh “chế tạo bom” từ tình báo Ukraine.
12-07-2025
trump-putin-read-only-1752247180347412015778.jpg.webp
Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?
Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.
12-07-2025
60d9a6e7974723197a56-20-read-only-1749830657269500394914.jpg.webp
Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ
Báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay Air India là do nguyên liệu tiếp cho động cơ bị ngắt; Mỹ thu thuế quan tăng gấp 4 lần trong 6 tháng so với cùng kỳ năm trước; Phái viên Mỹ đến Ukraine làm việc cả tuần... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-7.
12-07-2025
di-cu-19162305509993293031252-53055300081452955519867.webp
Phát hiện 16 người di cư trong xe tải đông lạnh ở Bulgaria
Bộ Nội vụ Bulgaria cho biết lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ một xe tải đông lạnh chở 16 người di cư bất hợp pháp tại thành phố Ruse, gần biên giới với Romania.
11-07-2025
ban-40004220770670342327130-08972483456853442547510.webp
Đại tá tình báo cấp cao của Ukraine thiệt mạng do bị bắn nhiều phát đạn
Sáng ngày 10/7, một sĩ quan cao cấp thuộc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã bị bắn nhiều phát đạn ở cự ly gần, tại thủ đô Kiev.
11-07-2025
2025-07-10t164432z210426616rc2sjfa9pgjrrtrmadp3ukraine-crisis-reconstruction-17521991480402058712881.jpg.webp
Ông Zelensky: Nga định phóng 1.000 drone mỗi ngày, nhưng Ukraine đã có cách đối phó
Tổng thống Zelensky cho rằng Nga có ý định tăng cường tấn công Ukraine bằng 1.000 máy bay không người lái (drone) mỗi ngày, nhưng khẳng định Kiev đã có biện pháp đối phó hiệu quả.
11-07-2025
2025-07-08t170956z1391357124rc2hifad52turtrmadp3usa-israel-1752184879627786808745.jpg.webp
Tin tức thế giới 11-7: Israel dọa tấn công Iran lần nữa; Ukraine phấn khởi vì sắp có vũ khí Mỹ
Thủ tướng Israel sẵn sàng đàm phán thỏa thuận hòa bình ở Gaza nếu Hamas buông vũ khí; Ukraine nhận tín hiệu tích cực từ Mỹ về viện trợ quân sự; Israel cảnh báo sẽ tấn công Iran trở lại nếu bị đe dọa... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 11-7.
11-07-2025
19.png
Toàn cảnh vụ thảm sát giới đá gà bí ẩn tại Philippines
Chia sẻ về vụ mất tích bí ẩn của giới đá gà, một nghi phạm hé lộ: "Không chỉ những người chơi đá gà mất tích bị vứt xuống hồ, mà cả các trùm ma túy cũng có thể nằm dưới đó".
10-07-2025
18.png
Ba Lan dọa đóng cửa trung tâm viện trợ quân sự chính cho Ukraine, chỉ trích NATO
Tổng thống Ba Lan Duda dọa đóng cửa sân bay Rzeszow – trung tâm viện trợ quân sự cho Ukraine, cáo buộc NATO và Kiev coi hạ tầng của Ba Lan là “tài sản riêng”.
10-07-2025
Tin nổi bật
Plzeň: Thay vì biết ơn, người con dùng chảo và gậy đánh đập cha mẹ trong thời gian dài. Đối tượng bất hiếu bị kết án 2.5 năm tù giam
jiri-kriz.webp
Hắn chưa bao giờ làm việc tử tế và trong suốt nhiều năm đã sống nhờ vào cha mẹ, những người vào tuổi già chỉ nhận được từ con trai mình những lời chửi thậm tệ, những lời đe dọa và bạo lực thể xác thay vì lòng biết ơn. Nhưng bây giờ, đối với Karel K. (55 tuổi), việc ăn không ngồi rồi đã đến hồi kết thúc và lần đầu tiên, hắn sẽ tự cảm nhận được cuộc sống thật sự.
10 phút trước
Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'
2025-06-12t113550z1845451025rc2z0fafsirxrtrmadp3india-crash-1749729091952966206461.jpg
Nguyên nhân chính khiến máy bay Hãng Air India rơi giữa tháng 6 là cả hai công tắc đưa nhiên liệu vào động cơ đều bị ngắt ngay sau khi máy bay cất cánh.
18 phút trước
An ninh Nga bắt tại trận 2 nghi phạm “chế tạo bom” theo chỉ đạo từ Ukraine
nga-17522925817932012416372.webp
Hai công dân Nga bị bắt giữ tại tỉnh biên giới Bryansk với cáo buộc nhận lệnh “chế tạo bom” từ tình báo Ukraine.
27 phút trước
Làm gì ở Praha vào cuối tuần này: Các sự kiện nổi bật từ ngày 11 - 13/7
collage-credits-shutterstock-by.jpg
Chia tay một địa điểm tiệc tùng biểu tượng của Praha, xem các màn trình diễn đường phố trực tiếp và thưởng thức trận bóng đá kịch tính cuối tuần này tại Praha.
33 phút trước
Sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ béo phì giữa các vùng của Séc. Đâu là nơi có nhiều người béo phì nhất?
shutterstock_1115769623-1024x683.jpg
Theo kết quả từ cuộc khảo sát mới nhất của công ty Ipsos về tỷ lệ béo phì tại Cộng hòa Séc, một phần ba người dân ở các vùng Liberecký, Jihočeský và Královéhradecký đang phải đối mặt với tình trạng béo phì.
33 phút trước
Các cặp đôi tại Séc phải chi tới 500.000 korun để tổ chức đám cưới
1a7fa11d-c696-426f-9248-fc2f8705c872.jpg
Tại Cộng hòa Séc, số lượng các cặp kết hôn đang giảm dần theo thời gian và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong số đó là chi phí tổ chức đám cưới ngày càng tăng.
một giờ trước
Số ca nhiễm viêm gan A tại Séc đang gia tăng mạnh
YjEwN2E4Mjc0ODc2ZTZlY0mRagC2x8Ku.jpg
Các nhân viên vệ sinh dịch tễ Séc cảnh báo về sự gia tăng đột biến số ca nhiễm viêm gan A. Số ca mắc nhiều nhất trong nửa đầu năm nay là ở Praha, tiếp theo là vùng Středočeský và Moravskoslezský.
một giờ trước
Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?
trump-putin-read-only-1752247180347412015778.jpg.webp
Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.
một giờ trước
Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ
60d9a6e7974723197a56-20-read-only-1749830657269500394914.jpg.webp
Báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay Air India là do nguyên liệu tiếp cho động cơ bị ngắt; Mỹ thu thuế quan tăng gấp 4 lần trong 6 tháng so với cùng kỳ năm trước; Phái viên Mỹ đến Ukraine làm việc cả tuần... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-7.
3 giờ trước
Hướng dẫn một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
quoc-tich-viet-nam-1538.jpg
Cụ thể, giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau:
4 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil