Đầy nghi ngờ những vẫn thành công. Khách hàng của nhà thiết kế Anna Tran đều đến từ Instagram.
CỘNG ĐỒNG, Người Việt tại Séc
author07/02/2023 14:30
Nguồn: Forbes

 Nhà thiết kể trẻ Anna Tran vừa đón sinh nhật 30 tuổi vào năm ngoái nên giờ đang là thời kỳ lấy lại cân bằng của cô. Mặc dù các thiết kế của cô đều lấy tên Anna Tran nhưng nhãn hiệu này vẫn chưa mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên điều này sẽ sớm thay đổi bởi cô muốn xây dựng lên một thương hiệu chuyên nghiệp.

Chúng tôi gặp nhau trong một studio nhỏ ở Đům Radost ở Žižkov nơi hình thành các sản phẩm của cô. Đối với cô việc tay nghề thủ công và yêu cầu các tác phẩm phải qua tay cô là chìa khóa quan trọng. ” Ở đây có 2 thợ may trợ giúp tôi, tuy nhiên tôi vẫn phải theo dõi trực tiếp mỗi sản phẩm,” cô giải thích.

Nhãn hiệu Anna Tran được thành lập vào khoảng 2 năm trước. ” Năm ngoái là sinh nhật 30 tuổi của tôi, điều đó đã thúc đẩy tôi cần phải suy nghĩ xem con đường tiếp theo là gì và các sẽ tiếp tục các sản phẩm của mình như thế nào. Công việc này nuôi sống tôi và nó đều dựa vào tôi. Tôi cảm thấy trách nhiệm của mình rất lớn nhưng tôi cần phải chuyên nghiệp hơn. Hiện tôi đã có 1 cuốn nhật ký và Trello,” nhà thiết kế trẻ cười nói.

 Từ trước đến nay cô luôn muốn theo đuổi trường nghệ thuật, nhưng thời trang may mặc là điều hoàn toàn không nằm trong kế hoạch. Đó là một sự phát triển từ từ. Sau cấp 3 cô đã rời Morava đến Praha để có thể học các thứ mình yêu thích. Tuy nhiên cô hoàn toàn không có dũng cảm để xin vào UMPRUM. Nhân tiện, chúng ta sẽ bắt gặp chủ đề về lòng can đảm nhiều lần nữa trong cuộc trò chuyện này.

Anna đã rất khiêm tốn và tin tưởng rằng muốn có được mọi thứ thì cần phải rất cố gắng và xứng đáng. Điều đó cũng được áp dụng trong việc học tập. Để có đủ kinh nghiệm và sự tự tin cần thiết để vào được trường nghệ thuật, cô đã đăng ký học trường nghề. “ý định lúc đầu của tôi là sẽ học những thứ cần thiết, sau đó sẽ tình tiếp. Tuy nhiên cuối cùng tôi đã theo học đến lúc ra trường và sau đó đã thử xin vào UMPRUM,” cô kể lại.

Cô đã thành công và theo học tại studio Pavel Ivančic. Kết nối với nghành thời trang là 6 tháng thực tập tại trường đại học Nghệ thuật Iceland ở Reykjavík. Sau đó cô muốn tiếp tục theo đuổi việc học cao học nhưng một lần nữa khía cạnh nghi nghờ lại trỗi dậy. “Tôi cảm thấy mình đã già để học tiếp. Tôi có cảm giác là đã đến lúc phải bắt đầu làm một cái gì đó. Nếu bạn là phụ nữ, bạn không thể theo đuổi việc học mãi được. Nếu không bạn lấy đâu ra thời gian để xây dựng sự nghiệp hoặc xây dựng gia đình?” cô đã đặt cho chúng tôi 2 câu hỏi như vậy. Lúc tôi hỏi cô là hiện nay cô có cảm thấy tiếc nuối khi không theo học tiếp không, cô đã suy nghĩ một lúc. ” Có lẽ là không,” cuối cùng cô đã trả lời như vậy. ” Tôi đã cảm thấy là mình đã đi đúng hướng, tuy nhiên mỗi lần tôi đến xem luận án hay gặp các bạn vẫn đang tiếp tục theo đuổi việc học thì tôi có chút ganh tị.”

Thay vì mơ ước đi học thì cô lại lao vào kinh doanh. Nhãn hiệu thời trang cá nhân cũng không hoàn toàn nằm trong dự định. Sau khi tốt nghiệp thì có một số cửa hàng muốn cô bán các sản phẩm của mình tại các cửa hàng của họ. Không có nhãn hiệu và hoàn toàn không có kinh nghiệm về định giá cô đã nhận lời. Sau đó cô đã ngạc nhiên là trong giá cần phải tính thêm lãi xuất hay DPH. “Lúc đó tôi chỉ làm ra các sản phẩm. Trong đầu tôi không có ý tưởng gì, không có một kế hoạch kinh doanh nào, không có gì cả. Tôi vừa làm vừa tính tính tiếp,” cô giải thích.

Một trong những sản phẩm của Anna Tran, nguồn: www.annatran.online

 Đến hiện tại cô vẫn cảm thấy không quen khi giới thiệu mình có một nhãn hiệu riêng. Khi được hỏi về công việc của mình, cô chỉ trả lời là mình có studio. “Tôi vẫn chưa đạt được đến vị trí mà mình mong muốn để có thể hãnh diện nói rằng, tôi có nhãn hiệu riêng. Tôi muốn nó trở thành công việc kinh doanh chuyên nghiệp. Tôi sẽ có nhân viên và công ty sẽ phát triển.” Sau đó cô sẽ không còn ngại sử dụng từ nhãn hiệu? “chắc là không,” cô cười.

Một vấn đề lớn mà cô nhận ra là ở trường hoàn toàn không được học về cách định giá hay xây dựng hình thức kinh doanh. Giờ nhớ lại cô nhận ra lợi thế nhờ sự ngây thơ và táo bạo của mình đã không cản trở ý thức kinh doanh, tuy nhiên điều đó đối với cô vẫn chưa đủ. ” Tôi muốn mình am hiểu một chút về phương pháp định giá, kết toán hay đăng ký hình thức kinh doanh,” cô nói.

Cô cảm thấy biết ơn khi giai đoạn đầu các sản phẩm của cô được khách hàng quan tâm. Cô đã kiếm tiền thông qua các công việc làm thêm và không có cảm giác là sẽ dùng các sản phẩm của mình để kiếm sống. Sau một thời gian cô mới nhận ra là mô hình kinh doanh này không bền vững. Do đó nhờ mấy chục nghìn nhận được từ bố mẹ cô đã có thể mua máy khâu, thuê studio và bắt đầu sáng tạo. Sau 2 năm thì thương hiệu của cô đã bắt đầu sinh lời.

Bời vì trong giai đoạn đầu cô không có trang web nên đã cùng các sinh viên của UMPRUM tổ chức các sự kiện pop-up tại Đům Radost. Họ đã mời thêm các nhà thiết kế có chung phong cách khác. Các đơn hàng bắt đầu tăng nên cô cũng đã tăng giá. “Các sản phẩm thủ công của tác giả sẽ mất thời gian hơn, điều đó thể hiện vào giá cả. Mặc dù một số sản phẩm của tôi có thể bán với giá cao hơn nhưng tôi muốn nó có thể dành cho nhiều người. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi thấy sản phẩm của mình ngoài đường hơn là số tiền mà chúng mang lại,” Anna Tran giải thích.

Hiện nay cô cùng với một vài người bạn cùng nhau dẫn dắt nhãn hiệu, những người bạn đó là Veronika Soukupová, sinh viên khoa lý luận nghệ thuật, nhiếp ảnh gia Paulina Maťová và chuyên gia nội dung Adéla Pachmanová. Thỉnh thoảng trong nhóm còn có sự tham gia của nghiếp ảnh gia và người mẫu Maggie Le và nhân viên thực tập Anička Ngoc Anh hoặc thỉnh thoảng có thêm các nhân viên thực tập tạm thời hay lâu dài.

Vào mua thu năm ngoai Anna Tran đã cho ra măt trang web nơi cô giới thiệu các sản phẩm mới của mình. Đây cũng là nơi cô liên lạc với khách hàng và họ cũng có thể thông qua nó để đặt hàng. Cô không muốn có một trang web bán hàng. “Tôi vẫn muốn liên lạc trực tiếp với khách hàng thay vì  may hàng loại sản phẩm. Tôi thích chức năng pre-order, như vậy tôi có thể tránh được việc sản xuất dư thừa.”

Cô sử dụng hình chữ nhật trong các sản phẩm của mình cùng với phong cách bèo nhún mang lại sự lãng mạng.

nguồn: www.annatran.online

Cô không cho ra mắt các bộ sưu tập thường xuyên mà thay vào đó là tái chế các ý tưởng cũ. Các sản phẩm của cô thường được sản xuất từ các chất liệu thừa, bởi vậy hay xuất hiện các mẫu váy chỉ có 2 chiếc. “Kể cả khi tôi rất muốn thì cũng không thể mua lại các chất liệu đó nữa. Vì thế mà một số sản phẩm thật sự là độc nhất vô nhị.”

Đối với cô thì tình bền vững cũng rất quan trọng. Một số những  mẫu váy của cô được hình thành dưới sự hợp tác cùng püree chuyên về thiết kế quần áo 3D. Những chiếc váy đó trước tiên sẽ được vẽ trên máy tính để có những đường cắt tinh tế nhất. Nhờ đó mà cô có thể tiết kiệm được nguyên liệu vải và ngăn ngừa sự lãng phí khi sản xuất các sản phẩm tiếp theo.

Sự kiện Pop-up tiếp theo là vào năm ngoái trước Giáng Sinh và đã bán được 1/3 tổng sản phẩm.  “ Có thể thấy được là khách hàng không còn mua sắm một cách bốc đồng như trước kia nữa mà họ cần thời gian suy nghĩ lâu hơn. Trước tiên họ sẽ ngắm sản phẩm thật kỹ và sẽ mua chúng sau vài ngày. Tuy nhiên Sự kiên Pop-up năm nay có thể nói thành công hơn lần trước, ít ra về mặt lãi suất.”

Sau gần 3 năm sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu cá nhân thì cố đã có được một lượng khách trung thành nhất định. Khách hàng nhiều nhất của cô đến từ mạng xã hội Instagram. “ Tôi thật sự rất tò mò ai là người sử dụng những sản phẩm của tôi. Bởi vì thế nên tôi rất thích được gặp trực tiếp các khách hàng của mình và tôi cũng rất thích tìm hiểu xem họ đã biết đến tôi như thế nào.”

Nếu trong 1 tuần có thể bán được 4 sản phẩm túi xách thì đó là một sự thành công. Một chiếc túi có giá trung bình khoảng 3 500 korun. Chân váy và váy dài sẽ có giá là khoảng 5 000 korun. “ Chi phí mỗi tháng của tôi rơi vào khoảng 17 000 korun. Vì thế nếu một ai đó mua dù chỉ 1 chiếc váy cũng sẽ giúp tôi rất nhiều.” Cô mỉm cười.

Vào năm trước một cửa hàng Isla chuyên về phong cách Berlin đã liên lạc với cô, tuy nhiên cô đã phải từ chối bởi không thể đáp ứng được số lượng mà họ yêu cầu. Cũng cùng lý do như vậy cô phải khước từ đơn hàng là 20 chiếc túi đến từ Florida. “ Nếu nhận đơn thì tôi phải dừng lại tất cả các công việc hiện tại. 20 chiếc túi là công việc của cả một tháng,” cô giải thích.

Cũng bởi điều này nên cô đang phải đối mặt với câu hỏi nên mở rộng nhân sự và phát triển ra thị trường quốc tế hay chỉ dừng ở thị trường nội địa này. Cô cũng đang suy nghĩ về một cửa hàng riêng, nơi cô sẽ bán các sản phẩm của mình cùng với các sản phẩm thiết kế từ các nghành khác.

“Hiện tôi muốn thúc đẩy việc sản xuất để khách hàng không phải chờ cả tháng để nhận được sản phẩm mình đặt mà là có thể mua luôn chúng. Điều này nhưng lại đi ngược với tiêu chí sản xuất là cần thời gian mà tôi đang cố gắng thể hiện.” Cô nói lên suy nghĩ của mình.

Sắp tới cô sẽ có chuyến thăm Việt Nam, quê hương của mình. Tại đây cô không có ý định làm việc mà là hấp thu bầu không khí và thẩm mỹ ở đó, thăm quan các phòng triển lãm nhỏ và gặp gỡ người bản xứ. “Để xem khi quay lại Séc, chuyến đi này sẽ có ảnh hưởng gì đến tôi. Có thể nó sẽ mang đến cho tôi một hướng nhìn khác để tiếp tục chặng đường và mục đích mới.” Cô giải thích.

(Nguồn: https://forbes.cz)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil