Ca làm việc 24 giờ, ngủ trong nhà máy, không có điều kiện vệ sinh và sức khỏe, đây không phải là môi trường làm việc của người lao động trong thế kỷ 21. Tuy nhiên điều kiện làm việc như vậy lại đang diễn ra ở các nhà máy ở Ý của công ty Dior, nơi sản xuất hàng thời trang xa xỉ.

Tờ Bild viết: Điều kiện làm việc kinh khủng đã được tiết lộ sau cuộc đột kích của cảnh sát Ý và cuộc điều tra của văn phòng công tố viên Milan.
Các nhân viên tại đây đã phải làm việc cực nhọc trong những điều kiện vô nhân đạo với mức lương hết sức vô lý, tất cả đều được dán nhãn "Made in Italy" - "Sản xuất tại Ý".
Theo tài liệu tòa án dài 34 trang, một số công nhân, nhiều người trong số họ đã đến Ý bất hợp pháp, bị buộc phải ngủ trong nhà máy. Điều này cho phép họ sản xuất cho Dior liên tục. Hầu hết họ không có hợp đồng lao động thực sự. Các nhân viên đã sống và làm việc trong "điều kiện vệ sinh dưới mức tối thiểu cần thiết của một người lao động", tài liệu tòa án cho biết.
Các thiết bị an toàn tại các cơ sở sản xuất bị buộc phải tháo dỡ để công việc được tiến hành nhanh chóng hơn. Không có ngày nghỉ, ngày lễ, kỳ nghỉ. Việc sản xuất diễn ra không bị gián đoạn. Hai nhà thầu phụ Trung Quốc của Dior chịu trách nhiệm khai thác nhân công tại đây.
Những điều kiện vô nhân đạo này đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Trong một số trường hợp, công ty sản xuất túi xách với giá 53 euro (1.335 Korun), nhưng giá đến tay người tiêu dùng tăng gấp 51 lần lên 2.700 euro (68.000 Korun). Với những công ty uy tín, họ luôn trả tiền cho thương hiệu, ý tưởng, thiết kế và quảng cáo. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là làm thế nào mà một chiếc túi trị giá 2.700 euro (68.000 Korun) thực sự chỉ có giá khoảng 53 euro (1.335 Korun).
Fabio Roia, chủ tịch tòa án Milan, người giám sát cuộc điều tra vụ án này, cũng tự hỏi mình câu hỏi này và ngay lập tức nói thêm: "Các thương hiệu phải tự hỏi mình những câu hỏi này." Doanh thu của Dior rất vượt trội: vào năm 2023, họ đạt lợi nhuận lên tới 86 tỷ euro (2,15 tỷ Kč.), thậm chí thực tế nhiều hơn con số này.
Tờ Bild đã hỏi Dior làm thế nào mà sự khác biệt đáng kể về chi phí và doanh thu này lại xảy ra và những gì sẽ được thực hiện trong tương lai để bảo vệ nhân viên tốt hơn. Không ai trả lời cho đến khi bài viết được xuất bản.
Dior không phải là trường hợp cá biệt. Một trường hợp tương tự đã được xử lý vào tháng 4 nhưng liên quan đến thương hiệu xa xỉ Armani. Ở đây cũng có vấn đề với các nhà cung cấp, thậm chí ở đây túi xách còn được sản xuất với giá thấp và bán cho người tiêu dùng với giá gần 2.000 euro (50.000 CZK).
Dior là một phần của tập đoàn LVMH (bao gồm Moët & Chandon và Louis Vuitton).
(Nguồn: Novinky)
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này