Kihnu: Chế độ mẫu hệ cuối cùng còn tồn tại ở Châu Âu
Văn hóa và du lịch
author15/05/2021 11:04

Vai trò của phụ nữ trên hòn đảo Estonia, vùng đất khô cằn không có bóng dáng đàn ông, đã vượt ra ngoài vai trò giới tính truyền thống vào mọi khía cạnh của cuộc sống.


Cánh tay với những nếp nhăn chạy dài như những nhánh sông về phía cổ tay, người phụ nữ mặc váy sặc sỡ đang ngồi một mình trong bếp. Công việc trong ngày là điều hành một trang trại vẫn chưa xong, việc mà bà ấy đã làm cả đời, phải thường xuyên di chuyển, chăm sóc bày gà và đàn cừu, may quần áo và hoặc sửa máy kéo. Nhưng lúc này, bà chỉ tập trung vào tiếng bấm của những chiếc kim đan đang lắc lư nhịp nhàng trên tay. Bà đang đan quần áo tang lễ cho chính mình.

Đây là Kihnu, được gọi là Đảo Phụ nữ, một nơi bị cô lập ở Biển Baltic ngoài khơi bờ biển phía tây của Estonia. Nơi này được coi là chế độ mẫu hệ cuối cùng của Châu Âu, cộng đồng trên đảo chủ yếu được duy trì bởi sức mạnh và sự kiên cường của những người phụ nữ. Tại đây lưu giữ một nền văn hóa vô cùng phong phú, nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể nhân loại của Unesco, phụ nữ Kihnu cân bằng giữa trách nhiệm đồng áng, nuôi dạy con cái trong cuộc sống hàng ngày với nhiệm vụ kế thừa và duy trì truyền thống của tổ tiên. Ở một nơi mà lịch sử vắng bóng nam giới – những người sẽ làm việc trên biển hoặc ra nước ngoài – vai trò của phụ nữ đảo Kihnu đã vượt ra ra ngoài vai trò giới tính truyền thống vào mọi khía cạnh của cuộc sống trên vùng đất khô hạn.

Họ là những người lưu giữ văn hóa hát, múa, dệt truyền thống và thủ công mỹ nghệ. Họ cũng là những người chỉ huy các nghi thức xã hội thông thường như đám cưới hay đám tang.

Chính cái chết đã mang lại sự sống cho ‘Big Heart, Strong Hands’ – cuốn sách của nhiếp ảnh gia chân dung người Na Uy Anne Helene Gjelstad. Được mời đến dự đám tang của một người phụ nữ ở Kihnu, Gjelstad nhận thấy mình đang ở trong bếp mà xung quanh là những người phụ nữ lớn tuổi mặc đồ màu xanh lam, màu của tang tóc. Trong khoảnh khắc đó, cô biết mình cần chia sẻ câu chuyện về những người bảo vệ già nua của vòng tròn sự sống.

“Đây là một câu chuyện về quá khứ và vai trò quan trọng của nó đối với tương lai,” cô nói. “Thâm tâm tôi tự nhủ rằng phải nắm bắt lấy điều này, đưa nó vào một cuốn sách, viết nên những câu chuyện.”

Những bức chân dung và câu chuyện mà Gjelstad chụp kể về một nơi chìm trong truyền thống của các bài hát Kalevala-mét (một văn hóa truyền miệng cổ xưa về kể chuyện âm nhạc), quần áo dệt và thêu màu sáng, phụ nữ đảm nhận mọi thứ từ sửa chữa động cơ đến chăn nuôi. Nó cũng kể một câu chuyện về sự sống còn, mặc dù có một tương lai bấp bênh.

Trải qua thời tiết khắc nghiệt và 50 năm bị Liên Xô chiếm đóng, những truyền thống mẫu hệ này vẫn trường tồn cho đến ngày nay. Nhưng một nhóm lực lượng lao động – bao gồm cả thế hệ trẻ đang bay đi để tìm kiếm nhiều cơ hội hơn – hiện đang gây nguy hiểm cho nền văn hóa của hòn đảo độc đáo này. Mặc dù du lịch theo mùa phát triển mạnh khi du khách tò mò đến để tìm hiểu về truyền thống phong phú của Kihnu, cung cấp một huyết mạch rất cần thiết cho hòn đảo, nhưng dân số vẫn giảm dần đi do lão hóa.

Qua những người phụ nữ này, phong cách sống Kihnu đã được truyền lại cho nhiều thế hệ. Nhưng mỗi đám tang đi qua, từng sợi chỉ văn hóa lại bị rút mất. Trong cuốn sách của mình, Gjelstad ghi lại những người phụ nữ này, ghi lại một hiện tại đang phai nhạt và bảo tồn nó cho tương lai sẽ dần thay đổi.

(Dịch lại từ bài viết trên BBC của tác giả Anders Jørgensen)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil