Nguyên nhân sâu xa khiến EU chưa phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2
Kinh tế thế giới
author28/10/2021 09:18

Tổng thống Nga Putin nói rằng Gazprom có thể tăng nguồn cung cấp qua hệ thống Dòng chảy phương Bắc 2, giúp châu Âu hạ nhiệt giá khí đốt đang tăng vọt hiện nay. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu vẫn chưa sẵn sàng phê duyệt dự án này.


Xa xôi, yên tĩnh nhưng giàu năng lượng, khu vực Lubmin ven biển phía bắc nước Đức là nơi có hệ thống đường ống dẫn khí đốt gây tranh cãi nhất thế giới hiện nay.

Dòng chảy phương Bắc 2 trải dài 1.230km từ Vyborg ở Nga qua biển Baltic tới Lubmin ở Đức, không đi qua Ukraine và Ba Lan. Hệ thống đường ống này đã hoàn thành và đang chờ đợi phê duyệt trước khi bắt đầu cung cấp 55 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên sang châu Âu mỗi năm.

Theo CNBC, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.


Một công nhân đang kiểm tra thiết bị tại trạm máy nén Slavyanskaya, điểm khởi đầu của Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: TASS


EU không muốn phụ thuộc vào Nga

Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo châu Âu không nên nhún nhường trước sức ép của Nga cũng như dễ dàng bỏ qua các quy trình cần thiết để sớm phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Ông Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng toàn cầu tại Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng nếu Nga có nhiều khí đốt hơn để vận chuyển cho châu Âu nhằm xoa dịu tình trạng thiếu hụt nguồn cung hiện nay, họ nên làm vậy thông qua các cơ sở hạ tầng đường ống hiện có, bao gồm cả hệ thống đi qua Ukraine.

“Tôi không nghĩ rằng châu Âu nên bị đẩy vào tình huống phải miễn trừ các hạn chế, miễn trừ các quy trình thủ tục hay pháp lý nhằm giải quyết một cuộc khủng hoảng mà ở một góc độ nào đó có thể khắc phục được thông qua các cơ chế và giải pháp khác”, ông Hochstein nói.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã loại bỏ ý tưởng áp đặt thêm trừng phạt đối với đường ống, cho rằng Nga sẽ vẫn hoàn thành dự án này cho dù có bị áp đặt trừng phạt kinh tế hay không.

Một số nghị sỹ châu Âu phản đối mạnh mẽ Dòng chảy phương Bắc 2 và không muốn các nhà quản lý phê duyệt dự án này.

“Chúng tôi muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga”, ông Morten Petersen, một nghị sỹ Đan Mạch tại Nghị viện châu Âu nói với CNBC.

Bài toán hạ nhiệt giá khí đốt

Giới chức Nga nói rằng việc nhanh chóng phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2 có thể giúp hạ giá khí đốt tự nhiên trong bối cảnh châu Âu đang chật vật đối phó với khủng hoảng năng lượng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định dự án này hoàn toàn mang tính thương mại và là cách hiệu quả để cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Dòng chảy phương Bắc 2 cắt ngắn lộ trình vận chuyển khí đốt sang châu Âu so với hệ thống đường ống đi qua Ukraine. Với mức độ hiện đại hơn và chi phí duy trì dự án mới này cũng rẻ hơn.

Phần lớn khí đốt tự nhiên cung cấp cho châu Âu là từ Nga. Theo Eurostat, năm 2020, EU nhập khẩu 43% khí đốt từ Nga. Ukraine cũng kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm từ việc trung chuyển khí đốt tự nhiên của Nga.

Năm 2019, Nga xuất khẩu gần 90 tỷ mét khối khí đốt qua Ukraine trong khi khối lượng ước tính trong năm nay chỉ khoảng 40 tỷ mét khối.

Ba Lan và Ukraine là 2 nước phản đối mạnh mẽ Dòng chảy phương Bắc 2, viện dẫn lo ngại về an ninh năng lượng. Kiev lo ngại dự án mới có thể làm giảm khối lượng khí đốt vận chuyển qua các hệ thống đường ống ở Ukraine, khiến nước này bị mất nguồn doanh thu đáng kể.

Những người phản đối Dòng chảy phương Bắc 2 cũng cho rằng hệ thống này không phù hợp với các mục tiêu khí hậu của châu Âu và phần lớn giúp đẩy mạnh ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Nga đối với khu vực.

Trong khi đó, Nga bác bỏ những tuyên bố này và nhấn mạnh dự án đường ống dưới biển Baltic có thể đóng vai trò quan trọng làm hạ nhiệt giá khí đốt.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rằng “hoàn thành sớm quy trình cấp chứng nhận” cho Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ thể giúp “hạ nhiệt tình hình hiện này”.

Thực tế, giá khí đốt tự nhiên gần đây đã giảm sau khi Tổng thống Putin ám chỉ rằng Nga có thể tăng sản lượng và công ty Gazprom chưa bao giờ “từ chối tăng nguồn cung cho khách hàng nếu có các giao kèo phù hợp”.

Tổng thống Putin nói rằng Gazprom có thể tăng nguồn cung thêm 17,5 tỷ mét khối khí qua hệ thống đường ống mới ngay sau khi các cơ quan quản lý phê duyệt.

Theo ông Gustav Gressel, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi các cơ quan quản lý năng lượng Đức phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2.

Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 và hiện cao gấp hơn 8 lần so với cùng thời điểm năm ngoái.

Các nhà lãnh đạo Đức và châu Âu đang chịu sức ép phải có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của giá khí đốt tăng mạnh đối với các hộ gia đình, trong bối cảnh có nhiều lo ngại tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế trong những tháng gần đây.

Điều này thúc đẩy môt số nhân vật tại châu Âu khuyến cáo nhanh chóng phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2 để đáp ứng nhu cầu cao hơn trong mùa đông tới.

Khủng hoảng giá khí đốt là do sai lầm chính sách của châu Âu?

Đối với EU, liên minh 27 thành viên này vẫn chưa chắc chắn về những gì cần phải làm với Dòng chảy phương Bắc 2.

Tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Nga có thể khắc phục tình hình trong ngắn hạn nhưng vẫn còn các câu hỏi khó khăn về việc cần làm gì về trung và dài hạn, đặc biệt là với những nỗ lực trung hòa carbon được đặt ra trên khắp châu Âu hiện nay.

Dù một số người cho rằng khí đốt tự nhiên – nhiên liệu hóa thạch là một giải pháp giảm phát thải CO2 trên con đường hướng tới trung hòa carbon, vẫn có nhiều người cho rằng sự độc lập về năng lương là khía cạnh quan trọng nhất và vì thế năng lượng hạt nhân và năng lượng tái sinh được xem là lựa chọn.

Mỹ và một số nước Đông Âu cho rằng Nga muốn tận dụng hệ thống đường ống 10 tỷ USD, không đi qua Ukraine, như một vũ khí địa chính trị để tăng sự phụ thuộc của EU vào Nga, đồng thời khiến Kiev mất nguồn doanh thu từ việc trung chuyển khí đốt trên lộ trình vận chuyển truyền thống.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng chính sách năng lượng của EU được đưa ra bởi những người “không phải là chuyên gia” – những người đang “lừa dối cử tri”. Dù vậy thế giới có thể tránh được các cuộc khủng hoảng trong tương lai nếu tập trung vào “các dự án cơ bản” như Dòng chảy phương Bắc 2 thay vì các giao dịch giao ngay.

Ông Putin cho rằng cuộc khủng hoảng khí đốt là do những nỗ lực thiển cận của EU khi chuyển từ các hợp đồng dài hạn sang các hợp đồng giao ngay và tỷ lệ năng lượng tái sinh trong chính sách năng lượng kết hợp.

Theo ông Putin, điều đó khiến các nhà sản xuất khí đốt hóa lỏng của Mỹ và Trung Đông giảm nguồn cung sang châu Âu và dẫn tới việc lục địa già thiếu hụt 75 tỷ mét khối khí đốt. Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 có công suất 55 tỷ mét khối có thể giúp khắc phục điều này.

“Khi châu Âu đặt ra các quy tắc thị trường, họ đã dựa trên cơ sở đó là một thị trường cao cấp. Nhưng thực tế không phải vậy – khí đốt đã được chuyển đến khu vực Mỹ Latinh và Châu Á. Điều đó liên quan gì đến Nga? Đây là kết quả từ chính các chính sách kinh tế của Ủy ban Châu Âu”, Tổng thống Putin nhấn mạnh./.


(Nguồn: VOV/Theo Asia Times)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
ong-trump-va-t1phone-read-only-17501740428662019426427.jpg.webp
Trump Mobile: Tham vọng khó thành hiện thực
Công ty Trump Mobile ra mắt với gói cước đắt đỏ và mẫu smartphone T1 gắn mác "Made in USA", song giới chuyên gia hoài nghi tính khả thi của các cam kết này.
18-06-2025
tong-thong-my-17496871007281712780647.jpg.webp
Ông Trump lại 'tung hứng': Sẵn sàng bỏ deadline 8-7 để đàm phán thương mại với các nước
Bình luận của ông Trump và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent báo hiệu với thế giới rằng thời hạn áp thuế quan của Mỹ có thể được điều chỉnh linh hoạt.
12-06-2025
2025-06-10t190633z1584717474rc2vzeao1h5ertrmadp3usa-china-trade-talks-1749601354642362246183.jpg.webp
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung kết thúc tại London
Vòng đàm phán thương mại tại London giữa Mỹ và Trung Quốc kết thúc sau hai ngày với một khuôn khổ mới nhằm triển khai những thỏa thuận trước đó của hai bên.
11-06-2025
108152749-17486314662025-05-30t184708z188720057rc2iseao2bj3rtrmadp0usa-trump-1749186401786831893952.png
Ông Musk mất hơn 150 tỉ USD một ngày sau khi đấu khẩu với ông Trump
Sau một ngày đấu khẩu với Tổng thống Mỹ Donald Trump, tỉ phú Elon Musk mất hơn 150 tỉ USD khi giá cổ phiếu Tesla lao dốc trong phiên giao dịch ngày 5-6.
06-06-2025
afp2025051246dr27mv2highresuspoliticstrumpdiplomacy-17471006470112070453006.jpg
Ông Trump chính thức tăng gấp đôi thuế nhập khẩu nhôm, thép
Ông Trump ký sắc lệnh nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép lên 50%, có hiệu lực vào 0h01 ngày 4-6 (giờ miền đông nước Mỹ). Nhà Trắng cũng ra hạn chót vào ngày này để các nước nộp đề xuất thương mại tốt nhất.
04-06-2025
image_20250531193513.jpg.webp
Anh cấm bán thuốc lá điện tử dùng một lần
Theo bước Pháp và Bỉ, thuốc lá điện tử dùng một lần sẽ bắt đầu bị cấm bán ở Vương quốc Anh kể từ 0h00 ngày Chủ nhật 1/6.
01-06-2025
mo-dau-1748697609051813744500.jpeg.webp
OPEC+ tăng mạnh sản lượng dầu tháng 7, cơ hội giá dầu rẻ hơn cho cả thế giới
Hôm nay Saudi Arabia, Nga và 6 thành viên chủ chốt khác của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) thông báo sẽ tăng mạnh sản lượng dầu thô trong tháng 7.
01-06-2025
co-nga-1748650372405398199925.png.webp
Ông Trump tăng thuế nhôm, thép nhập khẩu từ 25% lên 50%
Ông Trump thông báo tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu lên 50%, gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất toàn cầu.
31-05-2025
nd30525-donald-trump-17485740397281933467707.jpg.webp
Đối phó tòa án, Nhà Trắng xem xét áp thuế quan 15% với nước ngoài
Nhà Trắng được cho là đang xem xét những phương án dự phòng áp thuế quan khác với nước ngoài, trong đó có việc áp tạm 15% thuế trong 150 ngày.
30-05-2025
anh-man-hinh-2025-05-29-luc-091352-17484848435661130793219.png.webp
NÓNG: Tòa án Mỹ chặn hầu hết mức thuế quan ông Trump áp lên các nước
Phán quyết của Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ đình chỉ hầu hết các khoản thuế quan mà ông Trump áp đặt lên các nước, bao gồm mức thuế phổ quát 10% và các mức thuế đối với Trung Quốc, Mexico và Canada.
29-05-2025
Tin nổi bật
Xử án tù đối với một thành viên trong băng nhóm sản xuất ma túy lớn
nitazen.jpg
Lực lượng hải quan tại Ostrava đã phát hiện một phòng thí nghiệm hóa học, nơi một băng nhóm có tổ chức đã sản xuất ra loại ma túy tổng hợp mới và cực kỳ nguy hiểm – klefedron. Vào ngày 20/6, tòa án đã tuyên án tù đối với thành viên đầu tiên trong số 9 người thuộc băng nhóm này.
12 giờ trước
Séc nằm trong những quốc gia châu Âu vượt quá giới hạn tốc độ trung bình
30793010-aa24-4ab9-9aae-30187aa7d5fa.jfif
Các tài xế Séc vượt quá giới hạn tốc độ thường xuyên hơn so với tài xế ở các quốc gia châu Âu khác. Họ vượt quá tốc độ gần như ở khắp mọi nơi dù là trong khu dân cư, trên đường nhỏ hay cả trên đường cao tốc.
12 giờ trước
Chuyên gia cảnh báo 4 quốc gia châu Âu về số ca mắc viêm gan A cao, trong đó có CH Séc
15e50657-3d01-47b5-b658-c3dd9a2ed24f.jpg
CH Séc vẫn đang đối mặt với số ca mắc viêm gan A cao. Tuy nhiên, không chỉ riêng Séc, số ca nhiễm cũng gia tăng tại 3 quốc gia châu Âu khác. Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo đối với du khách có ý định đến một trong những quốc gia này.
12 giờ trước
Séc chuẩn bị chuyến bay sơ tán thứ hai cho công dân từ Israel về nước
letadlo-airbus-a319-ceska-armada (1).jpeg
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Séc cho biết, nước này đang chuẩn bị chuyến bay sơ tán thứ hai cho công dân Séc tại Israel trở về nước. Máy bay Airbus với sức chứa khoảng 80 người có thể đưa công dân Séc về nước vào thứ Bảy ngày 21/6.
12 giờ trước
Bộ Chính trị: Công bố bí thư, chủ tịch 23 tỉnh, thành mới vào ngày 30.6
thuong-truc-ban-bi-thu-tran-cam-tu-1741268282859934008072.jpg
Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu khẩn trương chỉ định bí thư, chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập và công bố đồng thời vào ngày 30.6.
13 giờ trước
Nhiều trang giả mạo Novinky, đăng bài tin giả gây sốc tràn lan nhằm lừa đảo đầu tư tiền ảo
rovnatka-xlekar-ordinace-zubar-ortodoncie.jpeg
Những kẻ mạo danh nhà báo thời gian gần đây đang hoạt động rất mạnh mẽ. Chúng làm tràn lan mạng xã hội bằng những bài viết giả mạo gắn nhãn “Novinky” – một trang tin tức uy tín – với mục đích gây sốc.
20 giờ trước
TỔNG QUAN: Người dân không cần trả tiền những dịch vụ nào khi đi khám răng và bảo hiểm y tế chi trả những gì?
rovnatka-xlekar-ordinace-zubar-ortodoncie.jpeg
Chi phí chăm sóc răng miệng thường lên đến hàng chục triệu đồng. Sau khi đã tổng hợp thông tin về phí khám ngoại trú, trang Novinky nay mang đến cái nhìn cụ thể về phí khi đi khám nha khoa.
20 giờ trước
Israel diệt chỉ huy đơn vị drone của Iran; Cựu giám đốc CIA cảnh báo Mỹ
2025-06-20t061829z582794602rc256fa74mw5rtrmadp3iran-nuclear-israel-1750471285774844977169.jpg.webp
Ngày 21-6, các hệ thống cảnh báo tại Israel đã được kích hoạt sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát hiện đợt phóng tên lửa mới mới nhất từ Iran nhằm vào lãnh thổ nước này.
một ngày trước
Tin tức thế giới sáng 21-6: Ông Trump không chắc ủng hộ Israel - Iran ngừng bắn
anh-1-1750471098462279050201.jpg.webp
Ông Trump để ngỏ khả năng ủng hộ Israel - Iran ngừng bắn; Tổng thống Putin không có ý định làm trung gian hòa giải; Đại học Harvard sắp đạt thỏa thuận lịch sử với ông Trump... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 21-6.
một ngày trước
218 nghi phạm núp bóng doanh nghiệp gọi điện lừa đảo hàng trăm ngàn người già cả nước
base64-1750425969017431286544.jpeg
Theo Bộ Công an, băng nhóm này hoạt động có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp với hàng trăm nhân viên, sử dụng công nghệ cao, thiết bị điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của hàng trăm ngàn người già trên cả nước.
một ngày trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil