Phát hiện đột phá về khả năng miễn dịch với nCoV
Tin thế giới
author27/05/2021 16:42

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả hai nghiên cứu cho thấy phát hiện mới về sự miễn dịch với nCoV, đồng thời có thể xua tan nỗi lo về hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19.

Sự miễn dịch với virus corona kéo dài ít nhất một năm, thậm chí có thể cả đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau tiêm chủng, theo hai nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ. Kết quả này có thể giúp xoa dịu nỗi lo rằng hiệu quả bảo vệ trước virus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, New York Times đưa tin ngày 26/5.

Hai nghiên cứu mới cho thấy đa số người từng khỏi Covid-19 và sau đó được tiêm chủng sẽ không cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, có hai nhóm người nhiều khả năng sẽ cần tiêm chủng: Người đã được tiêm chủng nhưng chưa bao giờ nhiễm virus corona, và số ít người nhiễm virus nhưng cơ thể không có phản ứng miễn dịch tốt.

Nghiên cứu thứ nhất được đăng ngày 24/5 tại tạp chí khoa học Nature. Kết quả nghiên cứu này cho thấy loại tế bào ghi nhớ virus corona (còn gọi là tế bào nhớ B) sẽ ở lại lâu trong tủy xương và sẽ sản xuất kháng thể khi cần.

Nghiên cứu thứ hai đăng trên BioRxiv, trang web nghiên cứu sinh học, phát hiện những tế bào B tiếp tục trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn trong ít nhất 12 tháng sau lần lây nhiễm ban đầu.Hai nghiên cứu mới có thể xua tan nỗi lo sợ rằng miễn dịch trước virus corona chỉ có tác dụng tạm thời.

vaccine Covid-19 anh 2
Hai nghiên cứu mới có thể xua tan nỗi lo sợ rằng miễn dịch trước virus corona chỉ có tác dụng tạm thời. Ảnh: New York Times.

“Những kết quả này thống nhất với số nghiên cứu đang ngày một gia tăng cho thấy phản ứng miễn dịch trước SARS-CoV-2 được hình thành qua lây nhiễm hoặc tiêm chủng có dấu hiệu sẽ tồn tại lâu dài”, Scott Hensley, nhà miễn dịch học thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ). Ông Hensley không có liên quan tới hai nghiên cứu mới.

Tế bào miễn dịch sẽ ở lại tủy xương sau lây nhiễm hoặc sau tiêm chủng

Thông thường, khi lần đầu gặp virus, tế bào B trong cơ thể sẽ mau chóng sinh sôi và sản xuất lượng lớn kháng thể để chống lại. Sau khi lây nhiễm cấp tính bị đẩy lùi, một ít tế bào B sẽ ở lại trong tủy xương và đều đặn sản xuất lượng kháng thể tương đối.

Để quan sát tế bào B chuyên trách nCoV, nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sĩ Ali Ellebedy thuộc Đại học Washington tại thành phố St. Louis (Mỹ) dẫn đầu đã phân tích máu của 77 người, bắt đầu từ một tháng sau khi nhóm này mắc Covid-19.

Việc phân tích được thực hiện cách 3 tháng một lần. 6 trên 77 người phải nhập viện để điều trị, số còn lại có triệu chứng nhẹ.

Mức độ kháng thể của những người này giảm nhanh chóng 4 tháng sau lây nhiễm và tiếp tục giảm dần trong nhiều tháng sau. Kết quả này thống nhất với các nghiên cứu khác.

Một số nhà khoa học nhận định đây là dấu hiệu cho thấy miễn dịch của cơ thể giảm dần theo thời gian. Nhưng các chuyên gia khác cho rằng điều này hoàn toàn trong dự liệu. Nếu phải mang lượng lớn kháng thể đối với mọi mầm bệnh cơ thể từng gặp, máu sẽ trở nên dày đặc và không thể tuần hoàn.

Thay vào đó, lượng kháng nguyên trong máu sẽ tụt mạnh sau lây nhiễm cấp tính. Đồng thời, tế bào nhớ B sẽ ngủ yên trong tủy xương và sẵn sàng hành động khi cần.Hai nghiên cứu mới cho thấy tế bào nhớ B hình thành sau lây nhiễm Covid-19 và tiếp tục được củng cố qua vaccine sẽ mạnh đến mức có thể đánh bại biến chủng virus. Những người như vậy không cần phải tiêm nhắc lại. Ảnh: New York Times.

vaccine Covid-19 anh 3
Hai nghiên cứu mới cho thấy tế bào nhớ B hình thành sau lây nhiễm Covid-19 và tiếp tục được củng cố qua vaccine sẽ mạnh đến mức có thể đánh bại biến chủng virus. Những người như vậy không cần phải tiêm nhắc lại. Ảnh: New York Times.

Đội ngũ của tiến sĩ Ellebedy lấy mẫu tủy từ 19 người khoảng 7 tháng sau khi họ bị lây nhiễm. Trong số này, 15 người có tế bào nhớ B ở mức phát hiện được, 4 người còn lại không có. Điều này cho thấy một số người có thể mang rất ít hoặc không mang tế bào B.

“Điều này nói với tôi rằng kể cả khi đã nhiễm virus, bạn vẫn chưa chắc sẽ có phản ứng miễn dịch siêu mạnh”, tiến sĩ Ellebedy nói. Kết quả này củng cố lập luận rằng người đã khỏi Covid-19 vẫn nên tiêm chủng, ông Ellebedy nhận định.

Ngoài ra, 5 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu của tiến sĩ Ellebedy hiến mẫu tủy 7-8 tháng sau khi nhiễm virus và hiến một lần nữa vào 4 tháng sau đó. Từ những mẫu này, tiến sĩ Ellebedy và đồng nghiệp phát hiện số lượng tế bào B ở mức ổn định trong khoảng thời gian trên.

Kết quả này đặc biệt đáng chú ý vì thông thường rất khó để lấy mẫu tủy, theo Jennifer Gommerman, nhà miễn dịch học thuộc Đại học Toronto. Tiến sĩ Gommerman không liên quan tới nghiên cứu của tiến sĩ Ellebedy.

Trước đó, một nghiên cứu có tính cột mốc năm 2007 cho thấy rằng kháng thể trên lý thuyết có thể tồn tại hàng thập kỷ, thậm chí vượt quá tuổi thọ trung bình. Điều này gợi ý rằng tế bào B hiện diện lâu dài trong cơ thể. Nghiên cứu mới của tiến sĩ Ellebedy đã cung cấp bằng chứng hiếm có về sự tồn tại của tế bào B, tiến sĩ Gommerman nói.

Vẫn cần tiêm chủng dù tự khỏi Covid-19

Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Michel Nussenzweig thuộc Đại học Rockefeller tại New York (Mỹ) cùng đồng nghiệp quan sát quá trình trưởng thành theo thời gian của tế bào nhớ B. Các nhà nghiên cứu phân tích máu từ 63 người đã khỏi Covid-19 từ khoảng một năm trước.

Đa phần người tham gia có triệu chứng nhẹ. 26 người được tiêm ít nhất 1 liều của vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech.

Từ đó, nhóm nghiên cứu phát hiện những kháng nguyên vô hiệu hóa – kháng nguyên cần thiết để phòng tránh tái lây nhiễm virus – không thay đổi trong 6-12 tháng. Trong khi đó, những kháng nguyên có liên quan nhưng ít quan trọng hơn dần biến mất.

Khi tế bào nhớ B tiếp tục tiến hóa, kháng nguyên mà chúng sản xuất ra bắt đầu có khả năng vô hiệu hóa nhiều biến chủng hơn. Quá trình trưởng thành liên tục này có thể xuất phát từ hệ thống miễn dịch của cơ thể xẻ ra một mảnh virus để “luyện tập”.

Một năm sau lây nhiễm, hoạt động vô hiệu hóa của kháng nguyên trong cơ thể những tình nguyện viên chưa được tiêm chủng trở nên suy giảm trước mọi biến chủng virus. Suy giảm mạnh nhất là khả năng bảo vệ trước biến chủng xuất hiện lần đầu tại Nam Phi.Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul cho rằng không cần phải tiêm vaccine Covid-19 vì đã miễn dịch sau khi nhiễm virus vào tháng 3/2020.

vaccine Covid-19 anh 4
Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul cho rằng không cần phải tiêm vaccine Covid-19 vì đã miễn dịch sau khi nhiễm virus vào tháng 3/2020. Ảnh: AP.

Việc tiêm chủng sẽ khiến lượng kháng nguyên trong cơ thể được khuếch đại mạnh mẽ, phù hợp với các nghiên cứu khác. Ngoài ra, việc tiêm chủng cũng giúp hoạt động vô hiệu hóa của cơ thể được tăng khoảng 50 lần.

Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul hôm 23/5 cho biết sẽ không tiêm vaccine virus corona vì ông đã miễn dịch sau khi nhiễm virus từ tháng 3/2020.

Tuy nhiên, không có điều gì đảm bảo rằng sự miễn dịch ấy đủ mạnh để bảo vệ ông Paul trong nhiều năm, nhất là khi các biến chủng Covid-19 mới xuất hiện có thể vượt qua hàng phòng ngự của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Nussenzweig còn cho thấy rằng những người từng khỏi Covid-19 và sau đó được tiêm vaccine sẽ có mức độ bảo vệ rất cao trước biến chủng mới, kể cả khi không được tiêm nhắc lại.

“Những người nhiễm Covid-19 và sau đó tiêm chủng thật sự có phản ứng cùng một bộ kháng nguyên rất tuyệt vời, vì kháng nguyên trong cơ thể họ tiếp tục tiến hóa”, tiến sĩ Nussenzweig nói. “Tôi dự kiến chúng tồn tại trong thời gian rất dài”.

“Phản ứng tế bào B ở đây rất tốt, giống với những gì chúng ta hy vọng có được”, Marion Pepper, một nhà miễn dịch học thuộc Đại học Washington tại thành phố Seattle (Mỹ) nhận xét. Bà Pepper không có liên quan tới nghiên cứu mới của tiến sĩ Nussenzweig.

Các chuyên gia cùng nhất trí rằng những người chưa từng mắc Covid-19 sẽ có phản ứng miễn dịch rất khác. Cuộc chiến của cơ thể trước virus sống sẽ khác với việc phản ứng trước protein virus do vaccine đưa vào cơ thể. Hơn nữa, ở những người từng mắc Covid-19, phản ứng miễn dịch ban đầu đã có thời gian để củng cố trong 6-12 tháng trước khi được vaccine thách thức.

(Nguồn: Zing)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Trump.jpg
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Lúc 20 giờ ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
02-07-2025
Xe tăng quân đội Israel.webp
Hamas phản hồi tuyên bố của ông Trump về thỏa thuận ngừng bắn
Hamas nói sẵn sàng chấp nhận mọi sáng kiến dẫn đến chấm dứt hoàn toàn chiến tranh tại Dải Gaza, sau khi ông Trump thông báo Israel đã đồng ý ngừng bắn 60 ngày.
02-07-2025
Người di cư Anh.jpg
Số người di cư trái phép sang Anh bằng thuyền nhỏ tăng cao kỷ lục
Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu cập nhật của Bộ Nội vụ Anh cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay đã có 19.982 người di cư vượt biên sang Anh bằng thuyền nhỏ, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt mọi kỷ lục từ trước đến nay. Trong đó, riêng trong ngày 29/6 đã có gần 1.500 người vượt biển vào Anh.
02-07-2025
lynxnpef371hh-17514176584501493697598.webp
Nghiên cứu mới: kích thích điện giúp tăng khả năng làm toán
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Anh cho thấy việc bị kích thích điện nhẹ có thể giúp tăng cường năng lực não bộ và khả năng làm toán.
02-07-2025
methanesat-1751443407491963561939.webp
Vệ tinh theo dõi phát thải khí mê tan toàn cầu vừa biến mất trong không gian
Vệ tinh MethaneSAT chuyên thu thập dữ liệu và hình ảnh phát thải khí mê tan từ ngành dầu khí trên thế giới nhằm theo dõi tác động đến biến đổi khí hậu đã chệch khỏi quỹ đạo và biến mất trong không gian.
02-07-2025
Uỷ ban châu Âu EU.webp
EU chấp nhận mức thuế đối ứng 10% của ông Trump
Theo Hãng tin Bloomberg, EU sẵn sàng chịu mức thuế đối ứng 10%, nhưng muốn Mỹ miễn giảm thuế quan cho một số ngành hàng khác.
02-07-2025
afp2025070164d46q8v5midrestopshotfranceenvironmentclimateheatwave-1751368352955709665447.webp
Pháp tạm đóng cửa hơn 1.000 trường học vì nắng nóng
Trong bối cảnh đợt nắng nóng gay gắt tiếp tục hoành hành châu Âu, Pháp thông báo tạm thời đóng cửa hơn 1.000 trường học trên toàn quốc trong ngày 1.7, còn tầng cao nhất của Tháp Eiffel cũng ngừng mở cửa đón du khách.
02-07-2025
Tổng thống Iran.webp
Tổng thống Iran phê duyệt đình chỉ hợp tác với IAEA
Ngày 2-7, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã phê chuẩn đạo luật ngừng hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, sau khi cơ quan này không lên án các cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào cơ sở hạt nhân Iran.
02-07-2025
Binh sĩ Ukraine.webp
Ukraine triệu đại biện Mỹ vì bị đình chỉ viện trợ vũ khí
Ukraine triệu đại biện Mỹ, cảnh báo rằng động thái ngừng viện trợ nhiều loại vũ khí sẽ thúc đẩy Nga tiếp tục chiến sự.
02-07-2025
afp2025070164eu32pv2highrestopshotitalyheatweatherclimate-1751449146467625926523.webp
Nắng nóng kỷ lục bao trùm châu Âu, hai người chết tại Pháp
Nước Pháp vừa trải qua tháng 6 nóng thứ hai trong lịch sử, trong khi nhiều nơi khác tại châu Âu cũng bị ảnh hưởng bởi sức nóng hè năm nay.
02-07-2025
Tin nổi bật
Plzeň: Người mẹ bỏ quên bé gái 1 tuổi trong ô tô giữa trời nắng nóng – lính cứu hỏa phải phá cửa giải cứu
53XCT.webp
Lực lượng cứu hỏa tại thành phố Plzeň vừa thực hiện một nhiệm vụ khẩn cấp đầy kịch tính. Họ đã giải cứu một bé gái một tuổi bị mẹ bỏ quên trong chiếc ô tô đóng kín, đang nóng hầm hập dưới trời nắng. Đứa trẻ đã được chuyển tới bệnh viện.
11 giờ trước
Nam thanh niên ở Rakovník tử vong do đuối nước trong bể bơi
xpolicie-xzachranka-zachranka-po.jpg
Vào chiều thứ Tư, ở bể bơi tại Rakovník, một thanh niên 19 tuổi đã bị đuối nước. Trong khi đang bơi, nam thanh niên đã chìm xuống dưới mặt nước và được một người bơi khác phát hiện. Cảnh sát đang điều tra vụ việc. Đây là trường hợp đuối nước thứ hai xảy ra tại bể bơi này trong vòng một tuần.
11 giờ trước
Cái chết kinh hoàng trong biển lửa: Hai tài xế ở miền Nam Séc thiệt mạng trong xe sau va chạm
9518426-crop.jpg
V sáng thứ Tư, một vụ tai nạn ô tô nghiêm trọng đã xảy ra tại thành phố Tábor trên tuyến đường I/19. Sau vụ va chạm, chiếc xe bốc cháy và người lái đã tử vong ngay trong xe.
11 giờ trước
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Trump.jpg
Lúc 20 giờ ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
12 giờ trước
Giá cả tại Séc: Tại sao bánh burger đang ngày càng đắt hơn
shutterstock-by-itor-nexus-7-leo.jpg
Nếu gần đây bạn nhận thấy bánh burger của mình ngày càng đắt hơn, bạn không phải là người duy nhất. Dù bạn đang ăn nhanh tại cửa hàng thức ăn nhanh hay tự nướng burger tại nhà, giá thịt ở Séc vẫn liên tục tăng.
12 giờ trước
Cảnh báo bão mạnh đổ bộ vào Séc, kèm theo mưa lớn cục bộ và mưa đá
53788708-fb16-4a6c-85a0-48dad5a0d1eb.jfif
Theo Viện Khí tượng Thủy văn Séc (ČHMÚ), những cơn giông mạnh sẽ đổ bộ vào Séc vào khoảng giữa trưa thứ Năm và ảnh hưởng đến nhiều vùng trong nước. Dự báo cũng cảnh báo có mưa lớn cục bộ và khả năng có mưa đá.
13 giờ trước
Làm gì khi có chiến tranh hoặc thảm họa: Các hộ dân tại Séc sẽ nhận được cẩm nang hướng dẫn mới về mẹo sinh tồn trong 72 giờ
emergency-preparations-photo-shutterstock-speedshutter-photography-ijige.webp
Một cuốn sổ tay khẩn cấp mới, dựa trên khái niệm “72 giờ”, sẽ được gửi tới tất cả các hộ gia đình ở Cộng hòa Séc vào mùa thu năm nay. Cuốn sách này cung cấp các mẹo sinh tồn trong những tình huống khủng hoảng nghiêm trọng.
14 giờ trước
Người phụ nữ trẻ định tự tử bằng cách nhảy xuống sông Vltava, được cảnh sát kịp thời cứu giúp
Screenshot 2025-07-02 143922.png
Một cô gái mới 22 tuổi đã cố gắng kết liễu cuộc đời mình vào sáng Chủ nhật, 29.6 bằng cách nhảy từ cầu Čechův ở Praha xuống sông Vltava.
14 giờ trước
Cảnh báo nắng nóng gay gắt và nguy cơ hỏa hoạn tại Séc
720x405.jpg
CH Séc đang đối mặt với những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Liên quan đến tình hình này, Viện Khí tượng Thủy văn Séc đã ban hành cảnh báo ở nhiều khu vực về nguy cơ cháy rừng.
14 giờ trước
Bệnh ghẻ đang lây lan rộng ở Praha
NGQ1YTEwNDI3N2FjZmZjZjbCFjxakiF7.jpg
Tại thủ đô Praha, bệnh ghẻ – một bệnh ký sinh trùng gây phát ban và ngứa ngáy – đang lây lan nhanh hơn so với các năm trước. Tính đến cuối tháng 6, các cơ quan y tế đã ghi nhận 300 ca mắc, trong khi cả năm ngoái chỉ có 517 ca.
14 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil