Tranh chấp ghế đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc
Tin thế giới
author03/03/2021 08:34

TDM – Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun vẫn tuyên bố mình là đại diện hợp pháp của đất nước trong khi chính quyền quân đội đang tìm cách thay thế ông này.



Truyền hình Myanmar hôm thứ Bảy tuần trước thông báo rằng đại sứ Kyaw Moe Tun đã bị sa thải vì phản bội đất nước, một ngày sau khi ông kêu gọi các nước sử dụng “bất kỳ phương tiện nào cần thiết” để đảo ngược cuộc đảo chính của quân đội.

Nhưng trong thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Volkan Bozkir và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông Kyaw Moe Tun cho biết mình vẫn là đại diện của Myanmar tại Liên Hợp Quốc.

“Những thủ phạm của cuộc đảo chính bất hợp pháp chống lại chính phủ dân chủ của Myanmar không có thẩm quyền chống lại chính quyền hợp pháp của Tổng thống đất nước tôi”, đại sứ Kyaw Moe Tun khẳng định.

Tuy nhiên, văn phòng của Tổng thư ký Antonio Guterres đã được thông báo hôm thứ Ba rằng chính quyền mới của Myanmar đã sa thải ông Kyaw Moe Tun và bổ nhiệm cấp phó của ông là Tin Maung Naing làm quyền phát viên tại Liên Hợp Quốc.

Ông Guterres đã cam kết huy động sức ép toàn cầu “để đảm bảo rằng cuộc đảo chính này thất bại” và đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Myanmar, Christine Schraner Burgener, đã cảnh báo rằng không quốc gia nào nên công nhận hoặc hợp pháp hóa chính quyền mới.

Người tranh chấp vị trí đại sứ Myanmar sẽ phải được xem xét bởi một ủy ban của Liên Hợp Quốc gồm 9 thành viên báo cáo lên Đại hội đồng, sau đó sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo quy tắc của Đại hội đồng, các giấy tờ ủy nhiệm đại sứ phải được cấp bởi một người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ hoặc một bộ trưởng ngoại giao. Thông tin được gửi đến văn phòng của Tổng thư lý Guterres hôm thứ Ba có tiêu đề của Bộ Ngoại giao Myanmar, nhưng dưới dạng một văn bản ghi chú và không được ký tên.

Đại sứ Kyaw Moe Tun khẳng định rằng Tổng thống Win Myint và Bộ trưởng Ngoại giao Aung San Suu Kyi đã bổ nhiệm ông vào năm ngoái và vai trò của họ là hoàn toàn hợp pháp.

Liên Hợp Quốc trước đây đã phải giải quyết các tranh chấp về quyền đại diện tại cơ quan này.

Vào tháng 9 năm 2011, Đại hội đồng đã thông qua yêu cầu của Libya về việc công nhận các đặc phái viên của chính phủ lâm thời. Động thái này được đưa ra sau khi Mỹ, Nga, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu đều đã công nhận chính quyền mới.

(Nguồn:ngaynay)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil