Biến chủng mang đột biến nguy hiểm, SARS-CoV-2 đã tung ra “quân bài” mạnh nhất?
Tin thế giới
author01/04/2021 08:41
TDM – Sự gia tăng nhanh chóng các biến thể SARS-CoV-2 mới dễ lây lan hơn và có chung đột biến ở các khu vực khác nhau trên thế giới đã khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi: Liệu virus SARS-CoV-2 đã tung ra “quân bài” mạnh nhất hay chưa? 

Liệu virus SARS-CoV-2 đã tung ra “quân bài” mạnh nhất?

Các biến thể mới lần đầu tiên được phát hiện ở các quốc gia như Brazil, Nam Phi và Anh đã xuất hiện một cách tự nhiên trong vòng vài tháng cuối năm 2020.

Các nhà nghiên cứu cho biết, mối quan tâm chính là sự thay đổi trong cấu trúc protein đột biến của virus SARS-CoV-2, được gọi là E484K, có trong cả 3 biến thể tại 3 nước trên. Đột biến E484K được cho là làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus.

Một số nhà khoa học bày tỏ lo ngại rằng, đột biến E484K có thể “né tránh” khả năng miễn dịch tự nhiên khỏi nhiễm SARS-CoV-2 và giảm khả năng bảo vệ của các loại vaccine Covid-19 hiện tại.

Ảnh minh họa: Getty Images
Ảnh minh họa: Getty Images

Theo các nhà khoa học do Reuters phỏng vấn, sự xuất hiện của các biến thể virus ở các khu vực khác nhau trên thế giới cho thấy, virus SARS-CoV-2 đang trải qua “quá trình tiến hóa hội tụ”.

Các nhà miễn dịch học và virus học cho biết, mặc dù SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến, họ nghi ngờ loại virus này sẽ chỉ có số lượng biến thể nhất định.

Tuy nhiên, việc giới hạn về số lượng biến thể có làm virus SARS-CoV-2 bớt nguy hiểm hơn hay không vẫn là điều cần xem xét.

“Có thể nói rằng virus SARS-CoV-2 có một số lượng tương đối hạn chế các biến thể tránh được kháng thể trước khi tung ra ‘quân bài’ mạnh nhất”, Shane Crotty, nhà virus học tại Viện Miễn dịch học La Jolla ở San Diego (Mỹ) cho biết.

Điều này có thể cho phép các nhà sản xuất thuốc kiểm soát được dịch bệnh trong khi họ phát triển vaccine Covid-19 tăng cường nhằm ngăn chặn các biến thể hiện tại. Trong khi đó, chính phủ nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải vật lộn để kiểm soát đại dịch đã khiến gần 3 triệu người trên toàn cầu tử vong.

Ý kiến virus SARS-CoV-2 chỉ có một lượng đột biến nhất định đã là chủ đề thảo luận giữa các chuyên gia kể từ đầu tháng 2. Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra 7 biến thể của SARS-CoV-2 xuất hiện tại Mỹ, có cùng một đột biến.

Quá trình tiến hóa hội tụ của SARS-CoV-2

Theo Reuters, quá trình các loài khác nhau tiến hóa các đặc điểm giống nhau để cải thiện tỷ lệ sống sót là trọng tâm của sinh học tiến hóa. Phạm vi lây lan rộng lớn của đại dịch Covid-19, với hơn 128 triệu ca lây nhiễm trên toàn cầu, cho phép các nhà khoa học quan sát quá trình tiến hóa của virus trong thực tế.

“Nếu bạn muốn viết một cuốn sách về sự tiến hóa của virus, thì bạn có thể làm điều đó ngay bây giờ”, Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Các nhà khoa học đã chứng kiến ​​quá trình tiến hóa của virus ở quy mô nhỏ hơn vào năm 2018 khi virus cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc bắt đầu thích nghi với vật chủ là người. Tuy nhiên, chưa từng có loại virus nào phải kiểm soát trên toàn cầu như SARS-CoV-2.

Wendy Barclay, một nhà virus học và giáo sư tại Đại học Imperial College London (Anh) cho biết, bà ngạc nhiên với “số lượng đáng kinh ngạc của sự tiến hóa hội tụ” của virus SARS-CoV-2.

“Có những đột biến nguy hiểm như E484K, N501Y và K417N mà cả 3 biến thể ở Brazil, Nam Phi và Anh đều đang mang”, bà Barclay nói.

Các nhà khoa học cho biết, SARS-CoV-2 không phải là loại virus “đặc biệt thông minh”. Mỗi lần lây nhiễm cho mọi người, SARS-CoV-2 sẽ tạo ra các bản sao của chính nó, và với mỗi bản sao, nó có thể mắc lỗi. Trong khi một số sai lầm là không đáng kể, những sai lầm mang lại lợi thế sinh tồn cho loại virus này có xu hướng tồn tại lâu dài.

“Nếu điều này tiếp tục lặp đi lặp lại, nó sẽ cung cấp một số lợi thế về phát triển cho virus SARS-CoV-2”, ông Francis Collins nói.

Một số chuyên gia tin rằng, virus có số lượng đột biến hạn chế có thể duy trì trước khi ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nó. Bên cạnh đó, việc đột biến quá nhiều sẽ khiến virus không còn tồn tại ở phiên bản gốc.

“Nếu virus SARS-CoV-2 có vô số ‘chiêu trò’, chúng ta sẽ thấy vô số đột biến”, Michel Nussenzweig, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York nói.

Sự lạc quan thận trọng

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn thận trọng và nói rằng, việc dự đoán SARS-CoV-2 sẽ đột biến như thế nào là một thách thức. Nếu có giới hạn về cách loại virus này có thể phát triển, điều đó sẽ đơn giản hơn cho các nhà phát triển vaccine.

Công ty Novavax đang điều chỉnh vaccine nhằm ngăn chặn biến thể ở Nam Phi. Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy hiệu quả của vaccine đối với biến thể ở Nam Phi khá thấp. “Virus có thể đột biến rất nhiều và nó vẫn liên kết với vật chủ là con người”, Giám đốc điều hành Novavax Stan Erck nói và hy vọng vaccine sẽ có hiệu quả với phần lớn các biến chủng hiện tại. Theo ông Stan Erck, Novavax sẽ tiếp tục thử nghiệm vaccine đối với các loại biến chủng mới.

Các nhà khoa học gần đây đã xác định được 7 biến thể SARS-Cov-2 ở Mỹ với các đột biến đều xuất hiện ở cùng một vị trí quan trọng của virus. Điều này cung cấp thêm bằng chứng về quá trình tiến hóa hội tụ của virus.

Các nhóm nghiên cứu khác đang tiến hành các thí nghiệm cho virus tiếp xúc với các kháng thể để buộc nó đột biến. Trong nhiều trường hợp, đột biến E484K đã xuất hiện trong thí nghiệm.

Theo Reuters, những bằng chứng trên làm tăng thêm sự lạc quan thận trọng rằng, các đột biến dường như có nhiều đặc điểm giống nhau.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết thế giới phải tiếp tục theo dõi những thay đổi của virus SARS-CoV-2 và loại bỏ khả năng đột biến của nó bằng cách giảm sự lây nhiễm thông qua tiêm chủng và các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

“SARS-CoV-2 vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ. Chúng ta không thể biết khi nào trận chiến chống lại đại dịch sẽ kết thúc”, Vaughn Cooper, một chuyên gia sinh học tiến hóa tại Trường Y Đại học Pittsburgh (Mỹ) nói./.


(Nguồn: VOV/Theo Reuters)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
b7021d20-4991-11f0-9471-e380f647874e.png.webp
Xả súng tại cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Trump
Các nhà chức trách cho biết ít nhất một người bị thương nặng sau vụ xả súng xảy ra tại cuộc tuần hành 'No Kings' phản đối Tổng thống Trump.
15-06-2025
israel-iran-tan-cong-174996073644934446041.png.webp
Căng thẳng Iran - Israel leo thang: Hơn 20 tướng lĩnh Iran đã thiệt mạng, ông Trump cảnh báo Iran
Căng thẳng giữa Iran và Israel trầm trọng hơn nữa có thể dẫn tới việc đóng cửa eo biển Hormuz, gây thiệt hại lớn cho việc vận chuyển dầu thô và hàng hóa từ Đông sang Tây.
15-06-2025
ap25163440157749-69432403829835631249691-54077730832258984583979.webp
Ghế 11A có phải là ghế an toàn nhất trên máy bay?
Việc sống sót khi máy bay gặp nạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp, không chỉ vị trí ghế ngồi, theo nhận định của các chuyên gia.
15-06-2025
dims-apnews-91682797598133978845267-70558952626973410268424.webp
Thiếu niên 15 tuổi trở thành vị thánh đầu tiên của Thế hệ thiên niên kỷ
Carlo Acutis, thiếu niên người Italy qua đời năm 2006, sẽ được phong thánh vào ngày 7/9, trở thành vị thánh Thế hệ thiên niên kỷ đầu tiên của Giáo hội Công giáo.
15-06-2025
screenshot-2025-06-15-095320-174995601815326308273.png
Trực thăng chở 6 người rơi ở Ấn Độ
Sáng 15-6, một chiếc trực thăng chở 6 người đã bị rơi và mất liên lạc ở Gaurikund, miền bắc Ấn Độ.
15-06-2025
iran-israel-1749958532707306286765.jpg.webp
Căng thẳng Iran - Israel leo thang: Giá dầu có thể vọt lên 300 USD/thùng
Căng thẳng giữa Iran và Israel trầm trọng hơn nữa có thể dẫn tới việc đóng cửa eo biển Hormuz, gây thiệt hại lớn cho việc vận chuyển dầu thô và hàng hóa từ Đông sang Tây.
15-06-2025
afp20250613627u9zpv1previewindiaaviationcrash-read-only-17499096784161846499098.jpg.webp
Lời nhắc nhở từ thảm kịch Air India
Ngày 14-6, Cơ quan quản lý hàng không Ấn Độ cho biết các cơ quan chức năng đang điều tra tất cả các nguyên nhân có thể liên quan đến vụ tai nạn máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India, khiến ít nhất 270 người chết.
15-06-2025
duyet-binh-14-6-my-3-17499512699171984976102.jpg.webp
Mỹ duyệt binh quy mô lớn nhất trong 34 năm, giữa lúc 2.000 cuộc biểu tình diễn ra trên cả nước
Lục quân Mỹ tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn nhất từ năm 1991, trùng với ngày sinh nhật ông Trump, giữa bối cảnh Nhà Trắng đối diện nguy cơ an ninh ở cả trong và ngoài nước.
15-06-2025
2025-06-14t212853z458673679rc2l2fa7fy8ertrmadp3iran-nuclear-israel-missiles-17499392680101199761415.jpg
Iran tuyên bố bắn rơi chiếc F-35 thứ ba
Israel và Iran phát động các cuộc tấn công mới vào rạng sáng nay 15-6 khi Iran phóng loạt tên lửa vào miền bắc Israel, còn Israel nhắm vào trụ sở Bộ Quốc phòng Iran và kho vũ khí của Tehran.
15-06-2025
2025-06-14t233103z1144520924rc2n2fakpz7qrtrmadp3iran-nuclear-17499447700001589278414.jpg
Tin tức thế giới 15-6: Iran đáp trả Israel bằng tên lửa siêu thanh; Ông Trump mừng sinh nhật
Tehran thề tấn công Tel Aviv mạnh hơn sau đợt không kích lẫn nhau giữa Iran và Israel; Mỹ duyệt binh rầm rộ đúng ngày sinh nhật ông Trump; Ông Putin chúc mừng sinh nhật ông Trump... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 15-6.
15-06-2025
Tin nổi bật
Cộng đồng người Việt tại Iran vẫn an toàn
Ảnh màn hình 2025-06-15 lúc 09.17.35.png
Trước những diễn biến leo thang căng thẳng phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã có các phương án bảo hộ công dân trong trường hợp chiến sự leo thang căng thẳng hơn nữa trong những ngày tới.
2 giờ trước
Lâu dài Praha lọt TOP 21 lâu đài đẹp nhất thế giới
VhWUUq.jpeg
Các lâu đài và cung điện khiến du khách khắp thế giới say mê. Những công trình tráng lệ này là minh chứng cho một thời đại đã qua và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du lịch. Trang CNN đã công bố danh sách 21 lâu đài và cung điện đẹp nhất thế giới, trong đó có một đại diện của Cộng hòa Séc.
2 giờ trước
Hơn 1700 đơn yêu cầu phúc khảo sau kì thi tốt nghiệp quốc gia Séc
RTN5e99544e5e_091453_9145909.jpg
Bộ Giáo dục Séc ghi nhận hơn 1.700 đơn yêu cầu phúc khảo các bài kiểm tra trắc nghiệm trong kì thi tốt nghiệp quốc gia. Những lý do chính cho các đơn khiếu nại bao gồm việc bị trừ điểm mà không có lý do rõ ràng, yêu cầu đánh giá lại một số câu hỏi, hoặc các vấn đề về tổ chức thi.
2 giờ trước
Séc xem xét lại hình thức chấm điểm cho học sinh tiểu học
Yjk0MDJkYmYwYTNiNTk5ODlGpGi7cvCn.jpg
Trong tuần này, các thượng nghị sĩ Séc đã bác bỏ đề xuất ngừng chấm điểm bằng điểm số cho học sinh lớp 1 và lớp 2 ở các trường tiểu học. Do đó luật này sẽ được các nghị sĩ xem xét lại trong thời gian tới. CH Séc là một trong những quốc gia cuối cùng trong Liên minh châu Âu vẫn còn sử dụng hệ thống điểm từ 1 đến 5 ở những năm đầu bậc tiểu học.
2 giờ trước
Cộng hòa Séc đặt mục tiêu kéo dài Sáng kiến đạn dược đến năm 2026
bo_truong_ngoai_giao_sec_lipavsky_ben_phai_va_bo_truong_ngoai_giao_ukraine_sybiha_ben_trai_anh-ukrinform.net_.jpg.webp
Ngày 14/6, Bộ trưởng Ngoại giao Séc Jan Lipavsky cho biết, Séc sẽ tăng cường hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp thêm đạn dược cỡ lớn vào năm 2025 trong khuôn khổ Sáng kiến đạn dược đang thực hiện, đồng thời đặt mục tiêu kéo dài Sáng kiến này đến năm 2026.
2 giờ trước
Căng thẳng Iran - Israel leo thang: Hơn 20 tướng lĩnh Iran đã thiệt mạng, ông Trump cảnh báo Iran
israel-iran-tan-cong-174996073644934446041.png.webp
Căng thẳng giữa Iran và Israel trầm trọng hơn nữa có thể dẫn tới việc đóng cửa eo biển Hormuz, gây thiệt hại lớn cho việc vận chuyển dầu thô và hàng hóa từ Đông sang Tây.
3 giờ trước
Thiếu niên 15 tuổi trở thành vị thánh đầu tiên của Thế hệ thiên niên kỷ
dims-apnews-91682797598133978845267-70558952626973410268424.webp
Carlo Acutis, thiếu niên người Italy qua đời năm 2006, sẽ được phong thánh vào ngày 7/9, trở thành vị thánh Thế hệ thiên niên kỷ đầu tiên của Giáo hội Công giáo.
4 giờ trước
Trực thăng chở 6 người rơi ở Ấn Độ
screenshot-2025-06-15-095320-174995601815326308273.png
Sáng 15-6, một chiếc trực thăng chở 6 người đã bị rơi và mất liên lạc ở Gaurikund, miền bắc Ấn Độ.
4 giờ trước
Căng thẳng Iran - Israel leo thang: Giá dầu có thể vọt lên 300 USD/thùng
iran-israel-1749958532707306286765.jpg.webp
Căng thẳng giữa Iran và Israel trầm trọng hơn nữa có thể dẫn tới việc đóng cửa eo biển Hormuz, gây thiệt hại lớn cho việc vận chuyển dầu thô và hàng hóa từ Đông sang Tây.
4 giờ trước
Lời nhắc nhở từ thảm kịch Air India
afp20250613627u9zpv1previewindiaaviationcrash-read-only-17499096784161846499098.jpg.webp
Ngày 14-6, Cơ quan quản lý hàng không Ấn Độ cho biết các cơ quan chức năng đang điều tra tất cả các nguyên nhân có thể liên quan đến vụ tai nạn máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India, khiến ít nhất 270 người chết.
4 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil