Binh sĩ Israel kiệt sức, sang chấn và tự sát khi chiến tranh kéo dài
Tin thế giới
author30/10/2024 14:43

Hơn một năm kể từ khi xung đột Dải Gaza nổ ra, nhiều binh sĩ Israel được cho là đã kiệt sức, quân đội gặp khó trong việc tuyển quân, còn những người quay về thì gặp sang chấn tâm lý.

Binh sĩ Israel mệt mỏi khi xung đột kéo dài? - Ảnh 1.
Đám tang trung sĩ Ido Ben Zvi của Israel, người thiệt mạng trong cuộc xung đột với Hamas ở Dải Gaza, ngày 27-10 - Ảnh: REUTERS

Quân đội Israel đã gọi khoảng 300.000 quân dự bị kể từ sau vụ tấn công của Hamas ngày 7-10-2023, trong đó 18% là nam giới trên 40 tuổi lẽ ra đã được miễn trừ.

Tại Israel, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc từ 18 tuổi đối với cả nam và nữ, tuy nhiên có một số trường hợp được miễn trừ.

"Cái giá này quá lớn"
Israel hiện đang phải đối mặt với cuộc chiến đa mặt trận, vừa chống lại Hamas ở Dải Gaza, vừa đối đầu với nhóm vũ trang Hezbollah do Iran hậu thuẫn tại Lebanon.

Tại Gaza, 367 binh sĩ Israel đã thiệt mạng kể từ ngày 27-10-2023, trong khi tại Lebanon, đã có 37 binh sĩ Israel tử trận kể từ ngày 30-9-2024 - thời điểm Israel mở chiến dịch trên bộ chống lại Hezbollah.

Theo Hãng tin AFP, một số quân dự bị than phiền rằng họ không thể trở lại cuộc sống bình thường trong suốt sáu tháng liền.

"Chúng tôi đang đuối", quân dự bị Ariel Seri-Levy chia sẻ trên mạng xã hội. Bài đăng này đã được chia sẻ hàng ngàn lần.

Anh nói rằng đã được gọi nhập ngũ bốn lần kể từ vụ tấn công ngày 7-10-2023, và kêu gọi những ai mong muốn Israel "ở lại Lebanon và Gaza" hãy suy nghĩ lại.

"Chúng ta phải kết thúc cuộc chiến này vì chúng ta đã cạn kiệt binh lính", Ariel Seri-Levy nói thêm.

Một quân dự bị khác và là cha của hai con chia sẻ với AFP với điều kiện giấu tên: "Ngoài sự mệt mỏi và kiệt sức về tinh thần, tôi còn mất việc".

Nhiều lao động tự do bị mất việc vì chiến tranh, dù chính phủ đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho quân dự bị.

"Lợi ích tập thể vẫn đặt trên cá nhân, nhưng cái giá này quá lớn đối với gia đình tôi", người này cho biết, nói thêm rằng anh đã dành gần sáu tháng ở Gaza trong năm nay.

Nỗi ám ảnh của những người lính Israel 
Ông Ahron Bregman, nhà khoa học chính trị tại Đại học King's College London và từng phục vụ trong quân đội Israel, cho rằng xung đột Gaza là cuộc chiến khác biệt hoàn toàn so với các cuộc xung đột trước đây của Israel.

"Cuộc chiến này kéo dài và diễn ra giữa đô thị, nơi binh lính phải chiến đấu giữa đám đông dân cư, phần lớn là dân thường", ông Bregman nhận định.

Trong cuộc chiến này, những người điều khiển xe ủi là một trong số những người trực tiếp chứng kiến sự khốc liệt nhất. "Họ thấy xác chết và phải dọn dẹp chúng cùng đống đổ nát", ông Bregman chia sẻ với Đài CNN. "Họ phải cán qua xác chết".

Do đó, việc chuyển từ chiến trường về cuộc sống bình thường là điều khó khăn đối với nhiều người.

Gia đình của Mizrahi, một binh sĩ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), cho biết anh đã đồng ý trở lại Gaza khi nhận lệnh tái triển khai. Tuy nhiên, chỉ hai ngày trước khi phải lên đường, anh đã tự kết liễu đời mình.

Mẹ của Mizrahi, bà Jenny, đã dành riêng một phòng trong nhà để tưởng nhớ anh, với các bức ảnh từ thời thơ ấu cho đến khi anh làm nghề xây dựng. Trong đó, bà giữ lại chiếc mũ mà anh đội khi tự tử, với vết đạn vẫn còn hiện rõ.

Theo tờ báo Haaretz của Israel, 10 binh sĩ đã tự tử từ ngày 7-10-2023 đến ngày 11-5-2024.

Hơn một phần ba số binh sĩ quay về từ chiến trường đều gặp vấn đề sức khỏe tâm thần. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Israel vào tháng 8, mỗi tháng có hơn 1.000 binh sĩ bị thương được đưa ra khỏi chiến trường để điều trị, trong đó 35% gặp các vấn đề tâm lý và 27% phát triển các triệu chứng PTSD.

Bộ Quốc phòng cũng ước tính đến cuối năm, có khoảng 14.000 binh sĩ bị thương sẽ được tiếp nhận điều trị, trong đó 40% dự kiến gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Theo Bộ Y tế Israel, hơn 500 người tử vong vì tự tử và hơn 6.000 người khác đã cố gắng tự tử mỗi năm. Con số này có thể thấp hơn thực tế khoảng 23% do tình trạng báo cáo không đầy đủ.

Vào đầu năm nay, Bộ Y tế Israel đã bác bỏ tin đồn về tỉ lệ tự tử tăng sau ngày 7-10-2023, khẳng định các trường hợp được báo cáo chỉ là "những sự việc riêng lẻ" và không phải xu hướng chung.

Nguồn: Tuổi trẻ

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
2025-05-30t105549z1416459562rc2asea0ojoartrmadp3japan-cambodia-17505663961821177126487.jpg.webp
Campuchia đóng cửa vĩnh viễn hai cửa khẩu với Thái Lan
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố đóng vĩnh viễn hai cửa khẩu biên giới với Thái Lan, nhằm đáp trả việc quân đội Thái nhiều lần đơn phương đóng cửa biên giới giữa hai nước.
22-06-2025
zutg426g7bm2xamodvjvajw4wa-1750564284601471722686.jpg.webp
Liên hợp quốc và nhiều nước chỉ trích Mỹ vụ đánh bom 3 cơ sở hạt nhân Iran
Vụ Mỹ đánh bom ba cơ sở hạt nhân Iran sáng 22-6 gây lo ngại quốc tế, và vấp phải loạt chỉ trích từ Liên hợp quốc cùng nhiều quốc gia.
22-06-2025
hinh-anh-22-6-25-luc-1214-1750569516515357350059.jpeg
Sau khi Mỹ ném bom, Iran và Israel vẫn phóng tên lửa qua lại
Ngày 22-6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết Iran đã phóng 20-30 tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel trong đợt tấn công mới nhất. Tel Aviv cũng đã tấn công đáp trả.
22-06-2025
ten-lua-iran-17505627382609304206.jpg
Sau màn ném bom của Mỹ, Iran kiềm chế hay trả đũa?
Cách Iran đáp trả vụ tấn công của Mỹ vào 3 cơ sở hạt nhân chính sẽ quyết định liệu hai nước có bước vào một cuộc chiến toàn diện hay không. Giới quan sát tin rằng phản ứng quân sự của Tehran sẽ ở mức giới hạn.
22-06-2025
2025-06-22t020620z75572119rc2e7fadycjurtrmadp3iran-nuclear-17505581383461115966421.jpg.webp
Ông Trump: 3 cơ sở hạt nhân của Iran đã bị 'phá hủy hoàn toàn'
Trong phát biểu toàn quốc sau cuộc tập kích, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định đợt không kích vào 3 cơ sở hạt nhân Natanz, Fordow và Isfahan đã "thành công ngoạn mục", các trung tâm hạt nhân hàng đầu của Iran bị "phá hủy hoàn toàn".
22-06-2025
screenshot-2025-06-22-084220-17505565505711722416618.png.webp
Mỹ đánh bom cơ sở hạt nhân Iran: Đảng Cộng hòa ủng hộ, phe Dân chủ đòi luận tội
Sáng 22-6, sau khi Mỹ không kích vào ba cơ sở hạt nhân của Iran, chính trường Mỹ lập tức rơi vào tranh cãi dữ dội.
22-06-2025
xcuxih4avbnrvgijd3wxa53eh4-17505639936681659693758.png.webp
Toàn cảnh máy bay B-2 thả bom, 30 tên lửa hành trình của Mỹ đồng loạt tập kích 3 cơ sở hạt nhân Iran
Ngày 22-6, Mỹ chính thức tham chiến vào cuộc xung đột Israel - Iran bằng một chiến dịch không kích quy mô lớn, sử dụng máy bay tàng hình B-2 và hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk đánh vào các cơ sở hạt nhân trọng yếu của Iran.
22-06-2025
afp20250621639983ev1midresisraeliranconflict-17505460728371830300621.jpg.webp
NÓNG: Mỹ chính thức tham chiến, đánh bom 3 cơ sở hạt nhân của Iran
Tối 21-6 giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố lực lượng Mỹ đã tấn công Iran.
22-06-2025
nhung_cong_dan_an_do_dau_tien_tro_ve_tu_iran_anh_ani.webp
Ấn Độ hỗ trợ sơ tán công dân Nepal và Sri Lanka khỏi Iran
Hôm nay (21/6), Ấn Độ thông báo sẽ mở rộng chiến dịch sơ tán công dân nước mình khỏi Iran; đồng thời hỗ trợ hai nước láng giềng Nepal và Sri Lanka đưa công dân đang mắc kẹt tại Iran về nước. Chiến dịch sơ tán công dân được Ấn Độ triển khai trong bối cảnh xung đột giữa Iran và Israel chưa có dấu hiệu lắng dịu.
21-06-2025
2025-06-20T161901Z_230244967_RC2E6FAHIBGX_RTRMADP_3_IRAN-NUCLEAR-ISRAEL.JPG.webp
Israel và Iran tiếp tục giao tranh, IAEA cảnh báo thảm họa hạt nhân toàn khu vực
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hôm qua (20/6) cảnh báo cuộc tấn công của Israel vào cơ sở hạt nhân Iran có thể làm phát tán phóng xạ, gây thảm họa hạt nhân nguy hiểm cho toàn khu vực.
21-06-2025
Tin nổi bật
Những tin tức đáng chú ý tại Séc trong ngày 22.6: Tuần hành ủng hộ Palestine tại trung tâm Praha
thumbs_b_c_c97b0e685d319003f3ea096c0fac2260.jpg
Tuần hành ủng hộ Palestine tại trung tâm Praha, Diễu hành Brno Pride kết thúc tuần lễ Lễ hội Tự hào, Hàng chục người Séc được sơ tán do cháy rừng gần Split, Một phần ba hộ gia đình Séc chỉ có một người, Nhân viên sứ quán Séc sơ tán từ Tehran trở về an toàn, Bộ trưởng Lipavský: Séc sẵn sàng xem xét bằng chứng trốn tránh cấm vận, Giám đốc quản chế kêu gọi tăng nhân sự và lương bổng,... là những tin tức đáng chú ý tại Séc trong ngày 22.6.
16 giờ trước
Mỗi lon sữa Hiup giá gốc 87.000 đồng, bán ra thị trường hơn 546.000 đồng
thinh-17505617334511217713881.jpg.webp
Đường dây sản xuất sữa Hiup giả có doanh thu lên tới 6.700 tỉ đồng, giá xuất xưởng mỗi lon sữa là 87.800 đồng nhưng được bán ra thị trường với giá trung bình hơn 546.000 đồng/lon, gấp gần 7 lần giá gốc.
17 giờ trước
Plzeň mở rộng khu vực cấm uống rượu nơi công cộng
outside-gdb35b5424_1920-1280x853.jpg
Tại Plzeň, chủ yếu là xung quanh một số trung tâm mua sắm, hiện đã có hiệu lực quy định mới cấm uống rượu bia tại các khu vực công cộng. Hội đồng thành phố đã thông qua việc mở rộng sắc lệnh này, và chính quyền thành phố kỳ vọng rằng biện pháp này sẽ cải thiện trật tự công cộng.
18 giờ trước
Séc: Nhiều nạn nhân bị lừa đảo qua mạng nhưng không báo cảnh sát
podvod-na-internetu.jpg
Theo kết quả khảo sát cho công ty Ipsos thực hiện, 86% người dân Séc đã từng gặp phải hành vi lừa đảo qua mạng, và gần 10% trong số họ đã thực sự bị mất tiền. Tuy nhiên, mức độ cảnh giác của người dân vẫn chưa được cải thiện nhiều. Gần một phần ba người được khảo sát cho biết họ sẽ không thể xử lý đúng cách nếu gặp phải kẻ lừa đảo trên internet.
18 giờ trước
3 trường đại học của Séc lọt vào top 500 trường đại học hàng đầu thế giới
filozoficka-fakulta-univerzita-karlova-praha.jpeg
Cũng như năm ngoái, năm nay có 3 trường đại học của Cộng hòa Séc lọt vào top 500 trường đại học hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng do công ty tư vấn Anh quốc Quacquarelli Symonds (QS) công bố.
18 giờ trước
Các thành phố của Séc tìm cách làm dịu tình trạng giao thông ở trung tâm
a5a6d1c4-c562-416a-9e21-3b19e0743663.jpg
Các thành phố của Séc đang nỗ lực làm dịu tình trạng giao thông trong khu vực trung tâm. Một trong số đó là áp dụng lệnh cấm xe đi vào hoặc chuyển đổi thành khu vực dành cho người đi bộ.
18 giờ trước
Khoảng 20% dân số Séc đang đối mặt với tình trạng "nghèo giao thông"
4516196a-f328-4dce-b033-3562b3c02698.jpg
Khoảng một phần tư dân số Séc đang phải đối mặt với tình trạng gọi là "nghèo giao thông", tức là gặp khó khăn trong việc di chuyển đến trường học, nơi làm việc hoặc cơ sở y tế. Những người bị hạn chế trong việc tiếp cận phương tiện cá nhân hoặc giao thông công cộng chủ yếu sống ở các khu vực hẻo lánh có dân số dưới 5.000 người.
18 giờ trước
Người dân Séc sẽ phải trả tiền sưởi cao hơn cho việc chuyển đổi sang năng lượng xanh
YzlhNTExODllOTg1ZmU4YY5NRVp-0Sin.jpg
Các nhà máy nhiệt điện ở Séc đang chuyển từ than đá sang năng lượng xanh hơn, chủ yếu là khí đốt. Quá trình chuyển đổi này có thể tiêu tốn tới 200 tỷ korun vào năm 2030, được hỗ trợ một phần từ quỹ EU. Phần còn lại sẽ làm tăng giá thành sản xuất, khiến người dân có thể phải trả tiền sưởi cao hơn.
18 giờ trước
Xe tự lái có thể sớm được phép lưu thông tại Séc
013373d4-0054-4ded-b91d-2969fc60b36f.jpg
Xe tự lái có thể sớm được phép lưu thông tại Séc. Bộ GTVT đang hoàn thiện dự luật, trong đó cho phép các phương tiện tự lái hoạt động một phần được phép lưu thông tại Séc. Đồng thời, Bộ cũng đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ cho phép xe hoàn toàn không có tài xế được lưu thông chính thức.
18 giờ trước
Campuchia đóng cửa vĩnh viễn hai cửa khẩu với Thái Lan
2025-05-30t105549z1416459562rc2asea0ojoartrmadp3japan-cambodia-17505663961821177126487.jpg.webp
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố đóng vĩnh viễn hai cửa khẩu biên giới với Thái Lan, nhằm đáp trả việc quân đội Thái nhiều lần đơn phương đóng cửa biên giới giữa hai nước.
18 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil