Mùa đông có thể là một chỉ báo cho mùa màng tương lai trong vườn. Vào thời kỳ mà việc quan sát và dự đoán thời tiết chưa phát triển như ngày nay, người dân thường dựa vào việc quan sát thiên nhiên, những điều này được ghi lại trong các tục ngữ.
„Holomrazy – úrody vrazi - trời rét khô – kẻ giết mùa màng." Câu tục ngữ này chắc chắn rất đáng để người dân lưu tâm. Khi đất bị đóng băng sâu, điều này có thể làm chết một số loại cây nhạy cảm. Những cây này cần được bảo vệ khỏi giá rét bằng cách che phủ.
Sau những đợt rét khô, đất cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để ấm lên, làm trì hoãn việc gieo trồng và trồng cây vào mùa xuân. Sự chậm trễ trong công việc làm vườn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch cuối cùng.
“Đất cũng cần được nghỉ ngơi dưới lớp che phủ để giấc ngủ đông giúp đất thêm mạnh mẽ,” một câu tục ngữ dân gian nhắc nhở. Thực tế, tuyết trong mùa đông đóng vai trò như một chiếc chăn bảo vệ cho luống cây. Người ta còn nói: “Nhiều tuyết – nhiều cỏ” hoặc “Tuyết dày – mùa cắt cỏ bội thu,” hay “Tuyết phủ cao bao nhiêu, cỏ sẽ mọc cao bấy nhiêu.”
Những câu nói này chứa đựng rất nhiều sự thật, và không chỉ áp dụng với cỏ mà còn với nhiều loại cây trồng khác. Lớp tuyết giúp bảo vệ đất và giữ độ ẩm, tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của cây cối vào mùa xuân.
“Tháng Giêng rét – ta vui mừng, tháng Giêng mưa – thật đáng tiếc.” Câu tục ngữ này cũng phản ánh một phần sự thật. Tháng Giêng được coi là tháng lạnh nhất trong năm. Nếu trong tháng này trời rét đậm, người ta thường kỳ vọng vào một vụ mùa bội thu. Ngược lại, nếu trời mưa, thường điều đó báo hiệu một năm không mấy thuận lợi cho mùa màng.
Tháng Giêng khô ráo, tháng Sáu mưa nhiều,” là dự đoán dựa trên quan sát thời tiết ở vùng khí hậu của Séc. Tháng Giêng thường có lượng mưa thấp hơn trung bình, trong khi tháng Sáu lại ẩm ướt hơn – hãy nhớ đến câu “Mũ của Medard” (Medardova kápi), dự đoán lượng mưa kéo dài tới bốn mươi ngày.
“Nếu chuột chũi đào đất vào tháng Giêng, mùa đông sẽ kéo dài đến tháng Năm.” Nói cách khác, nếu thời tiết tháng Giêng ấm áp, khả năng cao là giá lạnh sẽ quay lại muộn và kéo dài đến tận những ngày mùa xuân. Điều này cũng có phần đúng và chắc chắn là tin xấu đối với tất cả những người làm vườn.
“Tháng Hai trắng, đồng ruộng thêm sức.” Đây có lẽ là câu tục ngữ nổi tiếng nhất về tấm chăn tuyết phủ trên thiên nhiên. Khi tuyết dày tan chảy, đất sẽ hấp thụ được lượng nước dồi dào. Nước ngầm cũng được bổ sung đầy đủ, và vào mùa hè lượng nước sẽ đủ dùng. Điều này đương nhiên sẽ dẫn đến một vụ thu hoạch dồi dào hoa quả và rau củ. Nói cách khác, tháng Hai nên có tuyết và giá rét, bởi vì như câu nói “Tháng Hai ấm áp, cả năm khó nhọc." Một số câu tục ngữ khác có ý nghĩa tương tự là : “Nếu ngày lễ Hromnice lạnh giá và có tuyết, năm đó sẽ được mùa.” “Tháng Hai tuyết phủ và băng giá – mùa hè ong sẽ mang đầy mật.”
Người Séc được coi là dân tộc yêu thích hái nấm, và theo trí tuệ dân gian, họ nên hoan nghênh những trận tuyết trắng: “Không có tuyết vào mùa đông, sẽ không có nấm vào mùa hè.” Điều này hoàn toàn hợp lý – nấm cần độ ẩm, và trong những năm khô hạn, nấm mọc rất ít.
Một câu tục ngữ dân gian khác cho rằng: “Tuyết lớn gây hại cho hoa màu.” Điều này cũng có lý, vì mọi thứ đều cần sự cân bằng – tuyết rơi nên vừa đủ để bổ sung nước ngầm, nhưng không nên quá nhiều.
Mưa trong tháng Hai cũng không phải là lý do để vui mừng: “Nếu tháng Hai mây mù kéo tới, tháng Ba sẽ đắp người tuyết.” Nghĩa là, nếu tháng Hai mưa nhiều, theo tục ngữ, mùa đông với tuyết có thể quay lại vào tháng Ba.
Điều này không mấy tích cực, vì: “Nếu suốt mùa đông đá trong nước không đóng băng, thì sương giá sẽ đến vào tháng Ba, và khi đó mùa đông sẽ khắc nghiệt nhất.” Một câu tục ngữ khác cũng ám chỉ điều này: “Nếu tháng Hai mèo nằm phơi nắng, chắc chắn tháng Ba sẽ rúc sau lò sưởi.”
Nói tóm lại, như mọi người làm vườn đều biết, tháng Ba lý tưởng nhất nên là thời điểm của thời tiết ấm áp hơn, báo hiệu mùa xuân đang tới gần. Nếu không như vậy, điều đó không phải là dấu hiệu tốt cho mùa màng sắp tới.
Nguồn: Novinky
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này