Cái giá phải trả cho tham vọng xây dựng siêu đập thủy điện của Trung Quốc
KINH TẾ, Kinh tế thế giới
author30/06/2021 09:51

Bất chấp hậu quả về môi trường và xã hội, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dừng theo đuổi tham vọng xây dựng siêu đập thủy điện.


Vào ngày 1/7, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo giới phân tích, một trong những thành tựu sẽ được nhắc đến trong dịp này là việc xây dựng thành công Đập thủy điện Bạch Hạc Than (Baihetan). Con đập có chiều cao 289m, nằm trên sông Kim Sa – một nhánh của sông Dương Tử, ở rìa Đông Nam của cao nguyên Tây Tạng. Đây là dự án thủy điện lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau đập Tam Hiệp cũng của Trung Quốc

Đập thủy điện Bạch Hạc Than có tổng công suất lớn thứ hai thế giới. Ảnh: Công ty Tam Hiệp Trung Quốc



Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn tự hào là nhà nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất thế giới và giờ là quốc gia sở hữu những con đập lớn nhất thế giới. Đập Tam Hiệp là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới có tổng công suất lắp đặt 22.500 MW. Còn đập Bạch Hạc Than là đập mái vòm lớn nhất thế giới và cũng là dự án đầu tiên trên thế giới sử dụng tổ hợp phát điện thủy lực khổng lồ.

Nhà máy thủy điện đập Bạch Hạc Than sử dụng 16 tuabin, mỗi tuabin có công suất phát 1.000 MW, đưa tổng công suất lắp đặt lên 16.000 MW. Con đập này gây chú ý không chỉ bởi kích thước khổng lồ của nó mà còn ở tốc độ triển khai dự án thần tốc khiến không ít chuyên gia phải ngạc nhiên. Dù gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật do địa hình xa xôi và hiểm trở, Trung Quốc chỉ mất 4 năm để hoàn thành đập Bạch Hạc Than, với tổng chi phí 170 tỉ nhân dân tệ (tương đương 26,1 tỉ USD).

Các dự án nói trên cho thấy tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về thủy điện, song song với tham vọng gia tăng sức mạnh quân sự và kinh tế. Theo giới phân tích, việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện lớn nói trên không chỉ nhằm mục đích giúp nước này đảm bảo an ninh nguồn nước như những gì Bắc Kinh tuyên bố. Chúng cũng được coi là “đòn bẩy” mà Trung Quốc có thể sử dụng để gây sức ép với các quốc gia ở khu vực hạ nguồn.

Chẳng hạn, bằng cách xây dựng 11 con đập khổng lồ trên sông Mekong, ở đoạn trước khi con sông này chảy vào Đông Nam Á, Trung Quốc đã cắt đứt dòng chảy tự nhiên của con sông, dẫn đến sự sụt giảm đột ngột về mức nước đối với các quốc gia hạ nguồn sông Mekong.

Phá hủy môi trường sinh thái

Nhà nghiên cứu địa chiến lược Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi (Ấn Độ) cho rằng, Bắc Kinh có lẽ chưa lường trước được hậu quả mà chiến lược của họ gây ra. Theo ông, cái giá phải trả sẽ rất lớn, vượt xa những mâu thuẫn và căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã tiến hành cuộc cách mạng lớn để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo. Bắc Kinh ngày càng quan tâm tới thủy điện, nguồn năng lượng dễ tiếp cận do địa hình đa dạng, nhằm tạo ra nguồn cung cấp điện ổn định. Thế nhưng việc nước này xây dựng ồ ạt các con đập đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của các hệ thống sông lớn ở châu Á, trong đó có hai con sông huyết mạch của Trung Quốc là: Hoàng Hà và Dương Tử.

Những con đập khổng lồ đang phá hủy hệ sinh thái, khiến nhiều loài thực vật và động vật nước ngọt đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, làm co hẹp diện tích các đồng bằng, giảm độ màu mỡ của đất đai ven sông, thậm chí thải ra nhiều khí CO2 hơn những nhà máy thủy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hơn 350 hồ ở Trung Quốc đã biến mất trong những thập kỷ gần đây và số lượng con sông có dòng chảy tự do hiện nay còn rất ít. Sự phân cắt và sụt giảm lưu lượng nước tại các dòng sông đã trở thành hiện tượng phổ biến.

Gây hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống xã hội

Hậu quả về mặt xã hội cũng nghiêm trọng không kém. Do chất lượng thi công kém, đã có khoảng 3.200 con đập tại Trung Quốc bị vỡ tính đến năm 1981. Riêng sự cố vỡ đập Banqiao năm 1975 đã khiến 230.000 người thiệt mạng. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã nâng cao năng lực xây dựng, khiến các con đập trở nên kiên cố và vững chãi hơn. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều con đập được xây dựng ở thời kỳ đầu, đang trong quá trình xuống cấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi thời tiết xấu.

Chưa kể, các dự án xây đập đã khiến một số lượng lớn người dân phải di dời. Năm 2007, khi kế hoạch xây dựng các con đập lớn của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nước này đã phải di dời 22,9 triệu người đến các khu vực khác để nhường chỗ cho các dự án thủy điện. Riêng dự án xây dựng đập Tam Hiệp đã khiến 1,4 triệu người phải di tản.

Khi Trung Quốc chuyển trọng tâm từ các con sông ở vùng trung tâm sang các con sông ở khu vực có thưa người sinh sống thì những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn chịu thiệt thòi về kinh tế và văn hóa của nước này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả.

Bất chấp hậu quả về môi trường và xã hội, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dừng theo đuổi tham vọng thủy điện. Nước này đang có kế hoạch xây dựng một đập lớn ở Tây Tạng có khả năng tạo ra sản lượng điện nhiều gấp 3 lần đập Tam Hiệp, trên sông Yarlung Tsangbo ở đoạn trước khi con sông ra khỏi Himalaya và chảy vào Ấn Độ (con sông này mang tên Brahmaputra khi đến Ấn Độ và Meghna khi chảy vào Bangladesh). Để đối phó với kế hoạch xây siêu đập của Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra ý tưởng xây dựng một con đập khác trên sông Brahmaputra nhằm tăng cường việc trữ nước và vô hiệu hóa ảnh hưởng của dự án mà Bắc Kinh theo đuổi./.


(Theo CNA)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
tong-thong-my-17496871007281712780647.jpg.webp
Ông Trump lại 'tung hứng': Sẵn sàng bỏ deadline 8-7 để đàm phán thương mại với các nước
Bình luận của ông Trump và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent báo hiệu với thế giới rằng thời hạn áp thuế quan của Mỹ có thể được điều chỉnh linh hoạt.
12-06-2025
hypoteka-dum-bydleni-domov-domacnost-hypoteky-6.jpg
Lãi suất vay thế chấp trung bình trong tháng 6 đạt 4,94%
Theo chỉ số Swiss Life Hypoindex, mức lãi suất trung bình của các bất động sản được chào bán trong tháng 6 đạt 4,94%. Mức này chỉ giảm nhẹ khoảng 0,3 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái. Trong khi đó, giá bất động sản vẫn tiếp tục tăng mạnh.
11-06-2025
prispevek-na-bydleni.jpg
Lãi suất thế chấp tại Séc tiếp tục giảm nhẹ – Có nên chờ đợi mức lãi mơ ước?
Thị trường thế chấp vẫn đang trong giai đoạn chờ đợi một cú hích lớn hơn để giảm mạnh lãi suất. Theo chỉ số Swiss Life Hypoindex, mức lãi suất trung bình được chào trong tháng 6 là 4,94%, chỉ giảm nhẹ 0,3 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái. Trong khi đó, giá bất động sản lại tiếp tục leo thang với tốc độ gia tăng đáng kể.
11-06-2025
Pragues-Average-Salary.jpg
Mức lương thô trung bình tại Praha đạt 62.472 korun/tháng
Trong quý I năm nay, mức lương thô trung bình hàng tháng của người lao động ở Praha đạt 62.472 korun. Mức này đã vượt mức trung bình trên toàn Séc 33,1%. So với quý 1 năm 2024, mức lương danh nghĩa tại thủ đô của Séc đã tăng 7,6% còn mức lương thực tế sau khi tính đến lạm phát 2,7% đã tăng 4,8%.
11-06-2025
anh-man-hinh-2025-06-10-luc-220140-1749567710751618825614.png.webp
AmCham thúc giục Mỹ giảm thuế quan cho Việt Nam
Trong thư, AmCham nêu thâm hụt thương mại giữa hai nước được thúc đẩy bởi môi trường đầu tư tốt và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
11-06-2025
2025-06-10t190633z1584717474rc2vzeao1h5ertrmadp3usa-china-trade-talks-1749601354642362246183.jpg.webp
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung kết thúc tại London
Vòng đàm phán thương mại tại London giữa Mỹ và Trung Quốc kết thúc sau hai ngày với một khuôn khổ mới nhằm triển khai những thỏa thuận trước đó của hai bên.
11-06-2025
thu-tuong-pham-minh-chinh-chu-tich-thuong-vien-phap-gerard-larcher-3-17495738912111806024907.jpg
Thủ tướng đề nghị Pháp sớm phê chuẩn EVIPA
Trong chương trình hoạt động song phương tại Pháp, chiều 10-6 theo giờ địa phương, tại thủ đô Paris, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher và Chủ tịch Quốc hội Pháp Yael Braun-Pivet.
11-06-2025
c115f5f9-e48a-40e0-94d4-b804afa7268a.jpg
Lạm phát tại Séc trong tháng 5 đạt 2,4%
Theo số liệu được Văn phòng Thống kê Séc công bố ngày 10/6, lạm phát hàng năm tại Séc trong tháng 5 đạt 2,4%. Nhóm hàng hóa tăng giá mạnh nhất là thực phẩm, trong khi giá nhiên liệu lại có xu hướng giảm, góp phần kiềm chế tổng mức lạm phát.
10-06-2025
WEB55183c_ROC4.jpg
Các căn hộ siêu nhỏ trở thành xu hướng được giới trẻ Séc ưa chuộng
Giá bất động sản tại Séc đang tăng. Trong quý đầu tiên của năm 2025, giá các căn hộ, nhà ở mặt đất và đất đai đều tăng. Một xu hướng mới là các căn hộ siêu nhỏ rộng khoảng 16m2, đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng.
10-06-2025
fd832511-de47-431b-b3f8-6e4e57c32467.jpg
Vùng Trung Séc sẽ tăng giá vé giao thông công cộng tới 30%
Vùng Trung Séc dự kiến sẽ tăng đáng kể giá vé giao thông công cộng từ tháng 1 năm sau. Vé điện tử có thể tăng giá 20%, còn vé giấy lên tới 30%. Nguyên nhân tăng giá được cho là do chi phí vận hành và hiện đại hóa hệ thống giao thông ngày càng tăng.
10-06-2025
Tin nổi bật
Khách hàng Séc gửi lời cảm ơn Tamda Foods Praha vì đã cứu giúp kịp thời khi bị ngã bất tỉnh nguy hiểm tính mạng
IMG_20220612_144619-720x471.webp
Mới đây, một khách hàng đến từ Séc đã gửi thư cảm ơn đến Tamda Group, đặc biệt là đội ngũ cán bộ và nhân viên tại Tamda Foods Praha. Trong thư, bà bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì đã kịp thời cứu giúp bà trong tình huống bất tỉnh và nguy hiểm đến sức khỏe. Sự quan tâm và nhanh nhạy của họ đã mang lại niềm an tâm và giúp bà vượt qua tình huống khó khăn.
12 giờ trước
Máy bay Boeing chở 242 người rơi ở Ấn Độ, có thể không ai sống sót
download (17).webp
Chiếc máy bay của hãng hàng không Air India gặp nạn và bốc cháy tại sân bay ở thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ.
15 giờ trước
Gần 860 nghìn người nước ngoài không có quốc tịch Séc đang làm việc và đóng thuế
pexels-fauxels-3184396.jpg
Tại Séc có gần 860.000 người nước ngoài đang sinh sống, tức là những người không có quốc tịch Séc, đang làm việc và đóng thuế. Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Séc, người nước ngoài tập trung chủ yếu ở một số khu vực nhất định và công việc mà họ đảm nhận cũng có sự khác biệt rõ rệt tùy theo vùng.
15 giờ trước
Séc bắt đầu giải ngân những khoản hỗ trợ đầu tiên cho những nơi bị ảnh hưởng bởi lũ lụt
b580707c-7dba-4ffe-b850-84a299b20b1e.jpg
Sau 9 tháng, Bộ Phát triển Khu vực Séc đã bắt đầu chuyển những khoản tiền hỗ trợ đầu tiên đến các thị trưởng và người dân có nhà cửa bị tàn phá bởi trận lũ lụt năm 2024. Đây là trận lũ lớn thứ ba trong lịch sử hiện đại của Cộng hòa Séc, gây thiệt hại gần 70 tỷ korun.
15 giờ trước
Bộ Y tế Séc muốn hạn chế các loại hương liệu trong thuốc lá điện tử
2c02e81b-8b47-4a51-a26e-44105664fd2c.jpg
Bộ Y tế Séc đang soạn thảo một nghị định nhằm hạn chế nghiêm ngặt các loại hương liệu dùng trong thuốc lá điện tử. Theo các chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm đến từ Trung Quốc thường vượt quá giới hạn nicotine được cho phép.
15 giờ trước
Vụ tai nạn chuyến bay Air India 171: ít nhất 30 thi thể đã được tìm thấy, nguyên nhân vụ tai nạn là gì?
Screenshot 2025-06-12 135225.png
Một chiếc máy bay chở khách của Air India hướng tới sân bay Gatwick với hơn 240 người trên khoang đã rơi ngay sau khi cất cánh từ thành phố Ahmedabad, miền Tây Bắc Ấn Độ.
16 giờ trước
Vụ tai nạn máy bay Air India từ Ahmedabad đi London: 169 công dân Ấn Độ, 53 công dân Anh trong số hành khách trên máy bay Boeing 787-8
planecrash1Vijay.jpg
Chuyến bay AI 171 của Air India đi London đã gặp nạn gần sân bay Ahmedabad; các hoạt động cứu hộ đang diễn ra.
16 giờ trước
Ấn Độ: Rơi máy bay chở hơn 240 người của Air India
roi.jpg
Chiều 12-6, truyền thông quốc tế đưa tin một máy bay của hãng hàng không Ấn Độ Air India đã bị rơi.
18 giờ trước
CH Séc và EU đang tìm cách giải quyết tương lai của những người tị nạn Ukraina, chuẩn bị cho cả khả năng ngừng bắn
xvFLH.webp
Hôm nay, 12/6, các bộ trưởng nội vụ và tư pháp của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu sẽ tập trung tại Luxembourg để thảo luận về tương lai của những người tị nạn Ukraina trong Liên minh.
21 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil