Góc nhìn của thế hệ thứ 2 sinh sống và lớn lên tại Séc
CỘNG ĐỒNG, Người Việt tại Séc
author26/04/2022 13:19

Cách đây không lâu kênh Nova Plus của Séc đã thực hiện một đoạn video ngắn về những câu chuyện thú vị từ chính những bạn trẻ Việt Nam sinh sống tại Séc. Một số người đã đi theo ước mơ của mình mặc dù gia đình phản đối, một số khác lại phá vỡ những định kiến của người Việt Nam tại Séc và họ đã chứng minh được bằng việc họ đã kinh doanh thành công. Và giờ hãy cùng chúng tôi xem góc nhìn của một người Séc nhìn về cộng đồng người Việt Nam tại Séc như thế nào?

Định kiến thứ nhất: người Việt Nam nào cũng chỉ làm ở večerka

Ở Thái lại hoàn toàn khác, đã nhiều năm Thái giúp đỡ bệnh nhân tại bệnh viện tổng hợp như một bác sỹ tâm lý.

Bác sĩ tâm lý Thai Hong Le

“Trong quá trình làm việc tôi đã được gặp nhiều bệnh nhân cũ cũng như mới. Chúng tôi nói chuyện với nhau về cuộc sống, nói về tương lai.” – Bác sĩ Thái chia sẻ

Ban đầu Thái không có trong đầu ý nghĩ sẽ học y, nhưng bố mẹ Thái từ nhỏ đã nói, điều tốt nhất bố mẹ có thể làm là cho con giáo dục, kiến thức.

“Bố mẹ không muốn tôi làm việc vất vả như họ, luôn luôn nhắc tôi phải học tốt và khi tôi nhìn thấy bố mẹ gặp vấn đề sức khỏe, thì tôi đã quyết định thực hiện ước mơ của họ là trở thành bác sỹ.” – Bác sĩ Thái nói.

Trong thời gian làm việc Thái có gặp một số trường hợp phân biệt đối xử, nhưng anh cũng không quan tâm mấy. Thái tự hiểu công việc là tiếp xúc với bệnh nhân gặp vấn đề tâm lý khó khăn hơn so với ngành nghề khác.

Thái: “Tôi cố gắng bơ những lời nói đó đi, nhưng tôi nghĩ đó là ai đó muốn tấn công, vì bình thường chuyện đó cũng xảy ra ở ngoài đường mà.”

Bố mẹ của Thái gặp nhau tại Tiệp Khắc vào năm 1980, sau đó họ về Việt Nam, vài năm sau họ lại sang lại Séc. Ở Bắc Séc họ đã bán hàng ở lều, sau đó mở một cửa hàng và Thái vẫn thường giúp bố mẹ cho đến giờ.

Người Việt Nam được biết đến là họ rất chăm chỉ, vì họ cũng không còn sự lựa chọn nào khác. Được biết là một số người sang đây còn phải vay nợ ở Việt Nam và nhiều khi còn phải trả nợ cho đến giờ.

Chủ tịch Hội Séc Việt- Marcel Winter

Ông Marcel Winter Chủ tịch Hội Séc Việt cho biết: “Các cơ sở kinh doanh của chúng tôi rất cần công nhân. Nên rất nhiều người như tuổi tôi đều nhớ rằng, người Việt Nam hầu như làm ở trong nhà máy.”

Ông Marcel Winter hàng chục năm nay đã đấu tranh cho những định kiến về người Việt Nam, ví dụ như ở Sapa người Việt cho thịt mèo hay thịt chó vào phở.

“Với 40 lần đến thăm Việt Nam cùng với 3 tháng ở Hà Nội không một ai mời, hỏi tôi về ăn thịt chó. Nhưng ở đâu đó ăn thì đó là việc của họ. Thời cộng sản tôi làm bồi bàn ở Krkonoše, ở đó cũng ăn thịt chó mà.” – Ông Marcel Winter chia sẻ

Một số từ nhắc đến là gắn liền với người Việt Nam tại Séc như: chú mèo thần tài, phở hay večerka.

Tomi Nguyen (trái) và Tran Hau May (phải)

Trần Hậu May – Đồng sở hữu cơ sở kinh doanh cho biết: “Tuy chúng tối đi theo bước đi của bố mẹ nhưng chúng tôi đã làm nó khác đi.”

Bố mẹ họ đã nói trước là đừng có kinh doanh. Ngay cả vậy cũng không ngăn cản được đôi bạn trẻ này. Nhưng họ đã mở quán ở Brno, nơi kết hợp ẩm thực giữa Séc Việt.

Tomi Nguyen – Đồng sở hữu cơ sở kinh doanh với May chia sẻ: “Bố mẹ đã làm rất vất vả và chúng tôi rất biết ơn về điều đó. Nhưng thật sự thế hệ thứ 2 có những suy nghĩ khác. Khi chúng tôi cố gắng hưởng thụ thời gian rảnh của mình hơn.”

Nên họ đã mở ra một večerka và ngay lập tức có đã thu hút được lượng khách nhất định.
Cả 2 đều sinh ra ở Việt Nam, nhưng gần đến tuổi đi học lớp 1 thì họ đã sang bên này với bố mẹ. Tomi thì bán hàng pout cùng với bố mẹ. Còn May thì đã được bố mẹ dạy dỗ rất khắt khe.

Trần Hậu May: “Tôi còn nhớ đến gần 11 tuổi, tôi vẫn phải ở nhà rất nhỏ 1+kk với bố mẹ và còn ở cùng em gái nữa. Mãi sau 12 tuổi mới chuyển ra nhà to hơn. Bố mẹ rất quan tâm việc học hành, đi học thêm rồi còn phải học cả tiếng Việt để không quên tiếng mẹ đẻ.”

Người Việt vẫn luôn đặt cao về vấn đề giáo dục, nên họ vẫn không tin vào những ngành nghề như diễn viên, ca sỹ hay dancer. Họ thúc đẩy con đến những ngành kinh tế, học y hay luật.

Chủ chuỗi chà sữa – Sai Ha My

Một số người Việt có tài năng và biết được thị trường đang thiếu gì. Trong đó cả cả nữ doanh nhân Sái Hà My. Chủ của 3 quán trà sữa trân châu tại Praha.

Sai Ha My – Chủ chuỗi chà sữa Chatime: “Tôi đã có ý tưởng từ những năm đi học cấp 3 và sau đó tôi thấy nhưng người Séc làm trà sữa mà cũng có khách, mà ở đây lại chưa có trà sữa đúng vị. Mới đầu thì cũng khó khăn vì khách chưa quen. Nên chúng tôi đã mở Sapa trước vì có nhiều người châu Á hơn. Rồi dần chúng tôi mở cả ở trung tâm.”

Câu chuyện thú vị tiếp theo được cất ở trong TTTM Sapa, trái tim của người Việt tại Séc. Một khu chợ lớn với một thế giới có quán ăn, tiệm cắt tóc, trường mầm non hay các công ty. Tại đây cũng có câu chuyện của Tùng.

 

Doanh nhân Tung Manh Nguyen

Tung Manh Nguyen – Doanh nhân: “Khi tôi 12 tuổi gia đình tôi đã gặp biến cố và lúc đó tôi nghĩ mình phải làm gì để kiếm tiền mua đồ ăn sáng đến trường. Và lúc đó tôi đã đi bán báo, tức là 5h sáng phải dậy đứng ở trường cùng với một số bạn để bán. Sau đến cấp 3 bố tôi mất nên tôi đã không đi học tiếp và phải đi tìm việc làm.”

Tùng không thể đi học đại học, nhưng trong thời gian rảnh anh đã đi thăm những hội thảo. Tùng đã sử dụng vốn tiếng Séc tốt của mình và ở tuổi 17 đã làm ở công ty môi giới việc làm. Anh đã dạy rất nhiều người Việt Nam làm việc ở môi trường Séc như thế nào.

Tung Manh Nguyen: “Kinh doanh đối với người Việt Nam như có từ lúc sinh ra rồi. Ngày xưa ở làng quê họ đi trồng lúa, họ đã biết là một phần để cho bố mẹ, 1 phần để cho mình và phần còn lại đêm ra chợ bán. Sau cách mạng Nhung, những người Việt Nam ở lại đây họ đã nghĩ xem làm gì tiếp theo. Và rồi họ bắt đầu bán quần áo, mang hàng từ châu Á sang đây và thế ở đây hình thành khu chợ đầu tiên.”

Vậy là Sapa đã được hình thành từ những năm 90, tại đây được cho là một trong những nơi có ẩm thực ngon nhất Séc. Nhưng tại đây cũng có mặt trái khi bắt được những hàng bản quyền hay còn gọi là mác mỏ, nấu ma túy đá và xe hải quan thường đến để đảm bảo an ninh.

Tung Manh Nguyen: “Có những người Séc tốt và những người xấu, và điều đó cũng có ở cộng động người Việt Nam mà thôi.”

Người Việt Nam đề cao và coi trong công việc, vì họ còn phải lo cho gia đình. Cha mẹ thì luôn mong con cái có cuộc sống tốt hơn họ và thực tế cũng đang như vậy. Những định kiến về người Việt Nam dần biến mất, vì nhờ những thế hệ trẻ đang sinh sống tại đây.

(BBT TamdaMedia)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil