Nỗi phẫn nộ của người Iran sau khi Mỹ tập kích
Tin thế giới
author23/06/2025 13:10

Nhiều người dân Iran tức giận khi Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân nước này, kêu gọi chính quyền phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến dịch không kích trực tiếp nhằm vào ba cơ sở hạt nhân Iran rạng sáng 22/6 đã thổi bùng làn sóng phẫn nộ tại nước này.

Chiều tối 22/6, đám đông lớn đổ về Quảng trường Enqelab ở trung tâm Tehran để biểu tình phản đối Mỹ.

Người dân Iran biểu tình ở thủ đô Tehran hôm 22/6 để phản đối những cuộc tập kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân nước này. Ảnh: AP
Người dân Iran biểu tình ở thủ đô Tehran hôm 22/6 để phản đối những cuộc tập kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân nước này. Ảnh: AP

"Dân tộc Iran là những người trọng danh dự và chúng tôi chắc chắn sẽ phản ứng cứng rắn", CNN dẫn lời một cư dân ở thủ đô Iran nói. "Chúng tôi sẽ kiên cường như suốt 40 năm qua".

Iran đã đối mặt với kịch bản Mỹ can thiệp quân sự sau khi Israel phát động chiến dịch "Sư tử Trỗi dậy" nhằm vào những mục tiêu hạt nhân và quân sự của nước này hồi tuần trước. Tuy nhiên, nhiều người Iran tin rằng phải mất một thời gian nữa Tổng thống Trump mới hành động.

Bởi vậy, họ đã bất ngờ khi biết tin Mỹ rạng sáng 22/6 ném bom, phóng tên lửa xuống các cơ sở hạt nhân Fordow, Natanz và Isfahan, đánh dấu sự liên quan trực tiếp của Washington vào cuộc xung đột Tel Aviv - Tehran.

"Ban đầu, ông ấy cho chúng tôi thời hạn hai tuần, nhưng chỉ sau hai ngày, ông ấy đã không kích", một người dân ở Tehran giận dữ nói. "Chúng tôi không có vũ khí hạt nhân, vậy tại sao ông ấy lại tấn công?".

Tổng thống Trump tuyên bố Iran chỉ còn vài tuần nữa là chế tạo được vũ khí hạt nhân, bác bỏ những đánh giá của chính tình báo Mỹ rằng Iran phải mất nhiều năm nữa mới có thể chế tạo vũ khí. Iran trong khi đó khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ mục đích hòa bình.

"Tất cả chúng tôi đều bị sốc, không ai ngờ rằng chỉ trong vòng 6-7 ngày, chúng tôi lại đi đến bước đường này", Peyman, một giám đốc điều hành 44 tuổi ở Tehran, cho biết.

Sau khi Israel phát động chiến dịch tập kích tuần trước, một tên lửa đã rơi xuống gần nơi Peyman đứng khi ông đang trên đường đi làm. Lo sợ cho gia đình, ông quyết định sơ tán khỏi thủ đô. Hiện tại, cả nhà Peyman đang trú ẩn ở miền bắc đất nước. Mối lo lắng lớn nhất của ông là cô con gái 9 tuổi.

"Tôi lớn lên trong chiến tranh nên tiếng bom đạn không làm tôi sợ hãi, nhưng tôi rời đi vì con gái mình", ông nói. "Tôi sợ rằng chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không có đủ nước và thức ăn".

"Với tôi, ngày cũng như đêm. Tôi thấy mình như bị tê liệt. Tôi chỉ nhìn chằm chằm lên trần nhà", Shahla, cư dân Iran, nói với BBC về nỗi sợ hãi và giận dữ đối với cuộc không kích của Mỹ. "Tôi cứ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, và chúng tôi liên tục bị bất ngờ".

"Tôi chưa từng thấy đau buồn và tức giận như thế về bất cứ điều gì trong đời mình", Mehri, một cư dân Iran khác, nói. "Nhưng theo một cách nào đó, nó cũng mang lại cho tôi cảm giác rõ ràng kỳ lạ. Nó nhắc nhở tôi rằng tôi được kết nối với điều còn lớn lao hơn bản thân mình".

Theo cô, hành động quân sự của Mỹ và Israel đã thúc đẩy người Iran đoàn kết lại với nhau để bảo vệ danh dự dân tộc. "Tôi nổi giận khi nghe họ nhắc đến những cái tên như Isfahan hoặc đột nhiên tuyên bố: 'Chúng tôi đã kiểm soát bầu trời Iran'. Đối với tôi, đây không phải những lời nói đơn thuần mà chúng vô cùng thiêng liêng", Mehri cho hay.

Trong phóng sự được hãng thông tấn Fars phát ngày 22/6, cả 8 người được phỏng vấn ở Tehran đều kêu gọi lãnh đạo Iran trả đũa quyết liệt, bằng cách tấn công các căn cứ Mỹ trong khu vực và đóng cửa eo biển Hormuz ở bờ biển phía nam đất nước, nơi 1/3 số tàu dầu của thế giới đi qua.

Kênh 3 thuộc truyền hình nhà nước Iran đã chiếu một bản đồ cho thấy các căn cứ quân sự Mỹ nằm rải rác khắp Trung Đông, nhấn mạnh rằng chúng đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Tehran, gợi ý về khả năng đáp trả.

"Mọi chuyện đã rõ ràng hơn bao giờ hết, không chỉ đối với người dân Iran mà còn với toàn thể người dân các nước khác trong khu vực, rằng tất cả công dân và quân nhân Mỹ đều là mục tiêu hợp pháp. Chúng tôi đang đàm phán và tiến triển trên con đường ngoại giao, nhưng họ lại chọn đổ máu", Mehdi Khanalizadeh, người dẫn chương trình kênh này, tuyên bố.

Hossein Shariatmadari, lãnh đạo tờ báo siêu bảo thủ Keyhan viết: "Giờ là lúc chúng ta phải ngay lập tức trút mưa tên lửa xuống lực lượng hải quân Mỹ ở Bahrain như biện pháp đáp trả đầu tiên".

Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi từ lâu về việc Iran đóng cửa eo biển Hormuz chiến lược, đồng thời nói rằng Tehran cần ngăn chặn tàu thuyền của Mỹ, Anh, Pháp và Đức tiếp cận khu vực.

Hamid Rasaei, một trong những thành viên cứng rắn nhất của quốc hội Iran, thậm chí kêu gọi tấn công các căn cứ Mỹ ở Arab Saudi.

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 23/6 đăng thông điệp đầu tiên sau cuộc tập kích của Mỹ, tuyên bố "kẻ thù theo 'chủ nghĩa phục quốc' sẽ bị trừng trị và đòn trừng phạt đang tiếp diễn", nhưng không đề cập tới Mỹ. Iran đã phóng tên lửa vào Israel trong hai ngày qua, nhưng chưa nhắm vào bất cứ mục tiêu nào của Mỹ ở Trung Đông.

Hầu hết người dân Iran vẫn chưa thể truy cập Internet do các lệnh hạn chế của chính quyền, nhưng những người đã tìm được cách kết nối cũng phản ứng giận dữ với đòn tập kích từ Mỹ.

"30 năm tiền dầu mỏ của Iran và 30 năm cơ hội kinh tế có thể giúp hàng chục triệu người dân Iran sánh ngang với những công dân ở phần còn lại của thế giới đã bị biến thành ba hố sâu", một người dùng mạng xã hội X viết, ám chỉ ba cơ sở hạt nhân bị Mỹ tấn công.

"Kiên cường như Damavand, đến hơi thở cuối cùng vì Iran", đạo diễn từng hai lần đoạt giải Oscar Asghar Farhadi viết trên Instagram với hình ảnh núi Damavand, đỉnh núi cao nhất Iran và là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc.

Một người biểu tình ở Quảng trường Enqelab tuyên bố cô sẽ bám trụ "ngay cả khi tên lửa trút xuống đầu". "Tôi sẽ hy sinh tính mạng và xương máu của mình vì đất nước", cô nói.

Một cư dân khác cho hay ông sẽ ủng hộ lãnh tụ tối cao Khamenei bằng cả mạng sống của mình. "Lãnh tụ tối cao đang đưa đất nước chúng ta tiến lên", ông nói.

Trong khi đó, một người khác ở Tehran lại tin rằng đòn không kích của Mỹ là bằng chứng cho thấy chính quyền Iran đã suy yếu đáng kể.

Theo ông, Iran luôn tuyên bố rằng sẽ tấn công tất cả căn cứ Mỹ ở Trung Đông và đóng cửa eo biển Hormuz, nhưng lại chưa có động thái đáp trả đáng chú ý nào sau khi bị Washington không kích.

Người này cho rằng nếu chính quyền không có phản ứng nào trong những ngày tới, động lực ủng hộ có thể sẽ suy giảm.

Nhưng nhiều người dân Iran cho hay điều mong mỏi nhất của họ lúc này là một lệnh ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình để chấm dứt đau thương và đổ máu.

"Những gì đang xảy ra không ổn chút nào", Parsa Mehdipour, 29 tuổi, bác sĩ đa khoa ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), cho biết. Anh bay về Tehran thăm nhà hồi cuối tháng 5 và bị mắc kẹt do xung đột.

Một phụ nữ biểu tình tại Quảng trường Enghelab ở thủ đô Tehran, Iran, ngày 22/6. Ảnh: AFP
Một phụ nữ biểu tình tại Quảng trường Enghelab ở thủ đô Tehran, Iran, ngày 22/6. Ảnh: AFP

Mehdipour hiện không biết trở lại Dubai bằng cách nào. Anh có thể di chuyển bằng đường bộ sau đó đi tàu qua Vịnh Ba Tư hoặc sang một nước láng giềng để có thể bắt chuyến bay. Tuy nhiên, mọi lựa chọn đều tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

"Những căng thẳng này sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề cho dân thường", anh nói, thêm rằng việc Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân Iran "có nguy cơ gây ra những hậu quả thảm khốc cho người dân".

Nguồn: VNE

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Rubio-Hegseth-3282-1750852505.webp
FBI điều tra vụ rò rỉ báo cáo về thiệt hại cơ sở hạt nhân Iran
Lầu Năm Góc đề nghị FBI điều tra "những kẻ rò rỉ thông tin chuyên nghiệp" đã phát tán báo cáo đánh giá thiệt hại tại ba cơ sở hạt nhân Iran.
25-06-2025
can-sa-17508552411612057654761.webp
Thái Lan tiến tới tái hình sự hóa việc sử dụng cần sa
Reuters hôm nay 25.6 đưa tin chính phủ Thái Lan đang có động thái tái hình sự hóa việc sử dụng cần sa, đẩy ngành công nghiệp ước tính trị giá hơn 1 tỉ USD này vào tình trạng bấp bênh.
25-06-2025
18.png
Sa 13 cm ruột ra ngoài bởi thói quen 'ôm' điện thoại khi đi vệ sinh
Người đàn ông 33 tuổi ở Trịnh Châu, Hà Nam đã bị sa 13 cm trực tràng ra ngoài sau khi ngồi toilet suốt hai giờ để xem video trên điện thoại.
25-06-2025
AP25176455741394-1750857586-6091-1750857864.webp
Các nước NATO thống nhất tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP
Các thành viên NATO cam kết tới năm 2035 sẽ tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm lên tương đương 5% GDP, đồng thời tái khẳng định cam kết phòng thủ tập thể.
25-06-2025
img6500-1750846821920196697426-4034-5693-1750857726.webp
Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam
Tập đoàn Siemens (Đức) muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tham gia dự án đường sắt tốc độ cao.
25-06-2025
17.png
Nước Pháp với giấc mộng định vị trụ cột lãnh đạo mới
Khi thế giới quay cuồng trong sự xáo trộn, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thực hiện một bước đi mang tính lịch sử: Định vị nước Pháp như trụ cột mới của phương Tây sau khoảng trống quyền lực do Mỹ để lại.
25-06-2025
Quoc gia dang song.webp
10 quốc gia hòa bình nhất thế giới
Các quốc gia với tỷ lệ tội phạm thấp, không tham gia vào các xung đột chính trị như Iceland, Singapore được đánh giá trong top 10 nơi hòa bình nhất thế giới 2025.
25-06-2025
13.png
Nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng dầu mỏ
Giá dầu mỏ đã bị đẩy lên cao và thị trường dầu trở nên căng thẳng kể từ khi xung đột Israel - Iran bùng phát cách đây hơn 1 tuần, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại nguy cơ nổ ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế thế giới. Cuộc tấn công của Mỹ vào Iran ngày 22/6 được cho là khiến tình hình càng thêm phức tạp.
25-06-2025
TT Trump 2.webp
Ông Trump ví đòn tập kích Iran với vụ ném bom Hiroshima, Nagasaki
Tổng thống Trump cho rằng đòn tập kích của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân Iran có uy lực không khác gì hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật trong Thế chiến II.
25-06-2025
14.png
Nga ra mắt robot gỡ mìn bằng tia laser có khả năng "nung chảy" chất nổ từ xa
Tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga ra mắt robot gỡ mìn điều khiển từ xa, sử dụng tia laser để phá hủy chất nổ từ xa. Hệ thống sẵn sàng sản xuất hàng loạt, mở ra bước tiến lớn trong công nghệ xử lý bom mìn hiện đại.
25-06-2025
Tin nổi bật
Hải quan Karlovy Vary thu giữ hàng hóa trị giá hơn 105 triệu korun tại khu chợ ở Cheb
2025-6-24-75820250609_125344.jpg
Lực lượng hải quan Karlovy Vary đã thực hiện 8 cuộc kiểm tra từ đầu tháng 5 tại khu chợ “Asia Dragon Bazar Svatý Kříž” thuộc thành phố Cheb. Hải quan đã thu giữ gần 9.000 sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
8 giờ trước
Thêm một em bé được đặt vào babybox ở Praha 8
5177ee1f-fdef-4ef0-a846-dc6e21dd11d3.jfif
Vào sáng thứ Tư, một em bé đã được người nào đó đặt vào babybox tại lâu đài Libeň ở Praha 8. Bé trai được đặt tên là Oliver, được quấn trong khăn ủ ấm và bên cạnh có kèm theo một bức thư. Hiện tại, bé đang được điều trị tại khoa sơ sinh của bệnh viện Bulovka.
8 giờ trước
Các nước NATO thống nhất tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP
AP25176455741394-1750857586-6091-1750857864.webp
Các thành viên NATO cam kết tới năm 2035 sẽ tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm lên tương đương 5% GDP, đồng thời tái khẳng định cam kết phòng thủ tập thể.
9 giờ trước
Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam
img6500-1750846821920196697426-4034-5693-1750857726.webp
Tập đoàn Siemens (Đức) muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tham gia dự án đường sắt tốc độ cao.
9 giờ trước
Ngân hàng Trung ương Séc tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 3,5%
1750573143_F202211300044401.jpeg
Hội đồng Ngân hàng của Ngân hàng Trung ương Séc (ČNB) ngày 25/6 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 3,5%. Mức lãi suất cơ bản hiện tại đã được áp dụng từ đầu tháng 5 và đây là mức thấp nhất kể từ nửa đầu tháng 12 năm 2021.
10 giờ trước
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị cấm xuất cảnh
yoon_suk_yeol.jpeg.webp
Các cơ quan điều tra của Hàn Quốc tiếp tục gia tăng áp lực đối với cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol bằng nhiều hình thức, trong đó có cả biện pháp cấm xuất cảnh và xin lệnh bắt giữ.
11 giờ trước
Campuchia bàn giao 6 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam về nước
ban giao hai cot quan tinh nguyen Viet Nam tai Campuchia -vov.webp
Lễ truy điệu, bàn giao và tiễn đưa 6 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia về nước diễn ra ngày 24/6 tại tỉnh Kampong Thom.
11 giờ trước
Chính phủ đề xuất cho phép tư nhân đầu tư vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
b9aa15d6b38a04d45d9b.webp
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng hình thức đầu tư tư nhân cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam nhằm mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp vào dự án quan trọng quốc gia.
11 giờ trước
Các yếu tố chính khi lựa chọn mua ô tô của tài xế Séc
autobazar-auta-prodej-aut.jpeg
Mẫu xe được ưa chuộng nhất hiện nay trong mắt các tài xế Séc là chiếc SUV màu xám với động cơ chạy bằng xăng. Người mua mong muốn có được chiếc xe với trang bị cao cấp nhất nhưng với mức giá thấp nhất có thể. Mức tiêu thụ nhiên liệu cũng là yếu tố quan trọng trong quyết định để họ mua xe.
11 giờ trước
Nhiều người dân không tận dụng các chương trình tầm soát ung thư
408069e7-b32b-4698-a829-45a3fa11948f.jpg
Cộng hòa Séc có một trong những hệ thống sàng lọc phát hiện ung thư tốt nhất châu Âu, thế nhưng khoảng một nửa số bệnh nhân lớn tuổi lại không tận dụng các chương trình tầm soát này.
11 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil