Ông Vương Đình Huệ rời ghế Chủ tịch Quốc hội
Tin nổi bật, Tin Việt Nam, Thời Sự,
author02/05/2024 10:52

 Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu khóa 15 với ông Vương Đình Huệ, tại kỳ họp bất thường chiều 2/5.

Ông Vương Đình Huệ điều hành phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi, sáng 19/6/2023. Ảnh: Media Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ điều hành phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi, sáng 19/6/2023. Ảnh: Media Quốc hội

Sáu ngày trước, Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng cá nhân.

Là lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, ông Huệ "được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở". Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông đã vi phạm ba quy định của Đảng gồm: Những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương và trách nhiệm người đứng đầu.

Điều này "đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân". Ông Huệ đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ và nghỉ công tác.

Đại biểu Quốc hội khóa 15 họp bất thường lần thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, chiều 2/5. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Đại biểu Quốc hội khóa 15 họp bất thường lần thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, chiều 2/5. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Tại kỳ họp, Quốc hội xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

Sau khi nghe trình bày các Tờ trình, ý kiến phát biểu của ông Vương Đình Huệ, Quốc hội đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ - Ảnh 1.

Quang cảnh kỳ họp bất thường lần thứ 7. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Cũng tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.


Trước đó, vào ngày 26/4, căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông Vương Đình Huệ. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông Vương Đình Huệ đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Ông Vương Đình Huệ 67 tuổi; là giáo sư, tiến sĩ kinh tế; quê ở xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12, 13; Ủy viên Trung ương Đảng bốn khóa 10-13; đại biểu Quốc hội ba khóa 13-15.

Trước khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội vào tháng 3/2021, ông từng giữ các chức vụ: Tổng kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Theo luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Quốc hội khóa 15 đã có 6 kỳ họp bất thường, trong đó 4 kỳ được tổ chức để xem xét, quyết định nhân sự cấp cao.

(Nguồn: tổng hợp)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil