Thái Lan tuyên bố kiểm soát hai đền cổ, Campuchia bác bỏ
Tin nổi bật, Tin thế giới, Tin nóng
author25/07/2025 04:27

Sáng 25-7, báo The Nation của Thái Lan đưa tin quân đội nước này đã chiếm được đền Preah Vihear và Wat Kaeo Sikha Khiri Svara của Campuchia.

thailan1tto-17534103798141416815020.jpg.webp


Các binh sĩ Thái được trang bị vũ khí hạng nặng đang duy trì kiểm soát an ninh tại hai khu vực trên. Tuy nhiên, Campuchia đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ thông tin này.

Theo trang Fresh News, đến thời điểm hiện tại, "quân đội Campuchia vẫn đang kiểm soát vững chắc khu vực đền Preah Vihear và Wat Keo Sikha Khiri Svara".

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Maly Socheata cũng nhấn mạnh thông tin Thái Lan chiếm đóng đền Preah Vihear và Wat Keo Sikh Kiriswara là hoàn toàn sai sự thật, bởi đến nay, quân đội Campuchia vẫn đang kiểm soát các khu vực này. "Những khu vực đó vẫn hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Campuchia", bà nhấn mạnh.

Ngoài ra, bà Socheata cũng lên án quân đội Thái Lan đã sử dụng bom chùm để tấn công lực lượng Campuchia tại khu vực di sản UNESCO, vi phạm hiệp ước quốc tế cấm sử dụng loại vũ khí hủy diệt này.

Quân đội Thái cố tái chiếm đền Ta Krabei, Campuchia tuyên bố giữ vững phòng tuyến


Báo Khmer Times ngày 25-7 đưa tin quân đội Thái Lan được cho là đã tìm cách tái chiếm khu đền Ta Krabei nằm gần biên giới Campuchia - Thái Lan, dẫn đến một cuộc đấu súng dữ dội giữa hai bên vào rạng sáng.

Theo bà Mali Socheata, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, các binh sĩ Campuchia đóng quân tại khu vực này đã lập tức đáp trả quyết liệt, khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng mọi giá.

Trước đó, quân đội Campuchia đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực đền Ta Krabei vào ngày 24-7 sau cuộc giao tranh ác liệt.

Thương vong tiếp tục tăng


Thủ tướng Malaysia điện đàm trong đêm với lãnh đạo Thái Lan, Campuchia
Liên hợp quốc triệu tập họp khẩn về căng thẳng Campuchia - Thái Lan
Tính đến sáng 25-7, số người thiệt mạng tại Thái Lan đã tăng lên 15 người, trong đó có 14 dân thường, theo thông báo từ Bộ Y tế Thái Lan. Ngoài ra, có 46 người bị thương, bao gồm 15 binh sĩ.

Phía chính phủ Campuchia vẫn chưa công bố thông tin chi tiết về thương vong hoặc việc sơ tán dân thường, theo Hãng tin Reuters.

Trong khi đó, người phát ngôn chính quyền tỉnh Oddar Meanchey (Campuchia) Meth Meas Pheakdey - một trong các điểm nóng trong khu vực giao tranh - cho biết một dân thường đã thiệt mạng, năm người khác bị thương, và khoảng 1.500 hộ gia đình đã được sơ tán khỏi khu vực xung đột.

Campuchia - Thái Lan đấu pháo tại biên giới

Đến khoảng 9h sáng 25-7, phía Thái Lan chính thức xác nhận các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra tại khu vực biên giới. Theo thông cáo của quân đội Thái Lan được Hãng tin Reuters dẫn lại, lực lượng Campuchia đã "tiến hành các đợt pháo kích dữ dội bằng vũ khí hạng nặng, pháo dã chiến và hệ thống rocket BM-21".

Phía Thái Lan cho biết đã đáp trả bằng "hỏa lực yểm trợ phù hợp với tình hình chiến thuật".

* Thái Lan thông báo nước này đã sơ tán hơn 100.000 người dọc biên giới với Campuchia trong bối cảnh căng thẳng leo thang nghiêm trọng.
Cuộc xung đột hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong bối cảnh Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chuẩn bị họp khẩn theo yêu cầu của Campuchia nhằm ngăn chặn nguy cơ leo thang thành xung đột toàn diện.

Theo báo Khmer Times, tính đến 6h sáng 25-7, ngày thứ hai của cuộc giao tranh, lực lượng quân đội Campuchia và Thái Lan vẫn đang tiếp tục đấu pháo và nổ súng vào nhau tại các điểm nóng dọc tuyến biên giới.


Trước đó, rạng sáng nay lúc 2h và 3h, pháo kích đã tiếp diễn ở một số khu vực tại Preah Vihear - Phnom Khaing, và vào lúc 5h sáng tại khu vực Takrabei.

Quân đội Campuchia cho biết họ vẫn kiểm soát toàn bộ các chiến trường, duy trì vị trí vững chắc tại đền Ta Moan Thom, đền Ta Krabey và khu vực Mom Tei, sau khi đẩy lùi lực lượng đối phương ra khỏi các khu vực này.

Theo báo cáo từ các đơn vị tiền tuyến, tại các tỉnh Oddar Meanchey và Preah Vihear, hai bên tiếp tục sử dụng pháo hạng nặng bắn qua lại, nhưng lực lượng Campuchia vẫn giữ vững vị trí và đáp trả Thái Lan một cách quyết liệt.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia, bà Maly Socheata, cho biết trong ngày 24-7, quân đội Thái Lan đã mở các đợt tấn công vào 8 khu vực, sử dụng vũ khí hạng nặng và cả chiến đấu cơ F-16.

Các vị trí bị nhắm mục tiêu bao gồm đền Ta Moan Thom, đền Ta Krabey, Phnom Trat, Veal Intri, Tathav, Phnom Khak, An Ses O Phka Sweten và Mom Bei.

Báo The Nation (Thái Lan) ngày 24-7 đưa tin ông Athapol Charoenshunsa - người đứng đầu Cục Công viên quốc gia Thái Lan, cho hay đã chỉ đạo toàn bộ nhân viên rời khỏi các khu vực có liên quan vì lý do an toàn sau khi căng thẳng biên giới Thái Lan - Campuchia leo thang.
Do đó quân đội Thái Lan hiện có thể sử dụng 6 khu vực thuộc công viên quốc gia và khu bảo tồn động vật hoang dã dọc biên giới Campuchia - Thái Lan làm căn cứ hoạt động để lên kế hoạch tác chiến.
Tại một số khu vực, các chuyên gia có chuyên môn cao của Cục Công viên quốc gia Thái Lan sẽ ở lại để tư vấn về kỹ thuật tuần tra.
Bên cạnh đó, Cục Công viên quốc gia Thái Lan cũng hỗ trợ quân đội ở các phương diện khác như tiếp tế hay chia sẻ dữ liệu về khu vực thuộc phạm vi tuần tra.
Toàn cảnh xung đột vũ trang ở biên giới Thái Lan - Campuchia ngày 24-7


Tiếng súng và pháo vang lên tại khu vực đền Ta Muen Thom vào sáng 24-7 đã đánh dấu đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất giữa hai nước láng giềng trong nhiều năm qua.

Vụ nổ mìn tối 23-7 khiến một binh sĩ Thái Lan mất chân phải tại khu vực biên giới gần cửa khẩu Chong An Ma, tỉnh Ubon Ratchathani, đã trở thành tia lửa châm ngòi cho xung đột vũ trang.

Ngay trong đêm, Bangkok đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Phnom Penh, triệu hồi toàn bộ quan chức ngoại giao về nước và yêu cầu đại sứ Campuchia rời khỏi Thái Lan.


Kịch bản xấu nhất đã xảy ra khi giao tranh nổ ra vào khoảng 8h30 sáng 24-7. Hai bên cùng cáo buộc đối phương nổ súng trước và đưa ra phiên bản tường thuật khác nhau về diễn biến xung đột.

Xung đột nhanh chóng lan rộng ra nhiều điểm dọc biên giới với sự tham gia của các khí tài hạng nặng.

Diễn biến đáng chú ý nhất là việc quân đội Thái Lan tuyên bố cho phi đội 4 tiêm kích F-16 xuất quân tấn công một số mục tiêu quân sự của Campuchia.

Chiều 24-7, Thái Lan tiếp tục không kích lần hai. Không quân Hoàng gia Thái Lan xác nhận đã triển khai 4 tiêm kích F-16 vào 16h40 để ném bom một sở chỉ huy quân sự quan trọng của Campuchia nằm ở phía nam đền Ta Muen Thom.

"Cuộc chiến thông tin" trên mạng giữa hai nước cũng diễn ra gay gắt. Thái Lan cáo buộc Campuchia tấn công vào khu dân cư và cơ sở dân sự như cửa hàng, bệnh viện, gây thương vong cho dân thường.

Tính đến 17h chiều 24-7, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Somsak Thepsuthin khẳng định có ít nhất 11 dân thường và 1 quân nhân thiệt mạng, khoảng 80.000 người ở 86 ngôi làng gần biên giới đã phải sơ tán.

Tính đến 16h cùng ngày, quân đội Campuchia khẳng định tình hình giao tranh và pháo kích lẫn nhau vẫn diễn ra trên các mặt trận. Phnom Penh tuyên bố kiểm soát hai ngôi đền Ta Moan Thom và Ta Krabey trong khu vực tranh chấp, trong khi phía Thái Lan chưa cập nhật tình hình.

Trong khi đó, lãnh đạo hai nước cũng đấu trí căng thẳng. Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã gửi thư yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triệu tập cuộc họp khẩn cấp để ngăn chặn "hành vi xâm phạm chủ quyền Campuchia từ phía Thái Lan".

Ngược lại, bà Paetongtarn Shinawatra, dù đang bị đình chỉ chức thủ tướng, cũng cho rằng hành động từ phía Phnom Penh đã buộc Bangkok không còn lựa chọn nào khác.

Nguồn gốc mâu thuẫn


Những diễn biến ngày 24-7 thực chất là đỉnh điểm của chuỗi căng thẳng kéo dài từ vụ đấu súng ngày 28-5 giữa quân đội hai nước tại khu vực biên giới. Trong cuộc đọ súng kéo dài 10 phút này, một binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng. Tương tự như vụ việc ngày 24-7, hai nước đều cáo buộc phía còn lại nổ súng trước.

Sau sự kiện đó, cả hai bên đều tăng cường hiện diện quân sự dọc biên giới và áp dụng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau. Giao thương giữa hai nước đình trệ hoàn toàn, trong khi Phnom Penh tuyên bố sẽ đưa bốn khu vực lãnh thổ tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Mâu thuẫn càng nóng lên vào ngày 18-6 khi đoạn ghi âm cuộc gọi giữa bà Paetongtarn và ông Hun Sen bị rò rỉ. Cuộc gọi cá nhân ban đầu nhằm hạ nhiệt căng thẳng đã biến thành sóng gió chính trị cho gia tộc Shinawatra, dẫn đến việc Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ chức vụ thủ tướng với bà Paetongtarn vào ngày 1-7.

Nhìn về chiều dài lịch sử, mâu thuẫn biên giới giữa Thái Lan và Campuchia đã là đề tài gây tranh cãi trong hàng chục năm. Sự mơ hồ trong phân định ranh giới thời thuộc địa đã dẫn đến việc hai nước chưa thể hoàn tất phân định đường biên giới trên bộ dài 817km, đặc biệt tại các khu vực có di tích lịch sử như đền Preah Vihear.

Tòa ICJ đã ra phán quyết đền Preah Vihear thuộc về Campuchia nhưng chưa được phía Thái Lan chấp nhận hoàn toàn. Chính khu vực chỉ vài kilomet vuông này đã chứng kiến xung đột quân sự nghiêm trọng giữa hai nước trong giai đoạn 2008 - 2011, khiến 35 binh sĩ thiệt mạng. Biên giới hai nước đã tạm yên tiếng súng kể từ đó cho đến khi bùng nổ xung đột ngày 24-7.

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia không sử dụng vũ lực

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 24-7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến căng thẳng tại khu vực biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Việt Nam bày tỏ lo ngại về những diễn biến căng thẳng hiện nay tại khu vực biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Thái Lan và Campuchia là láng giềng của nhau và của Việt Nam cũng như cùng là thành viên ASEAN.
Điều quan trọng nhất hiện nay là hai bên hết sức kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không để căng thẳng leo thang, giải quyết hòa bình và thỏa đáng các bất đồng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết ASEAN vì lợi ích lâu dài của cả hai bên và của khu vực".
Thế giới kêu gọi đối thoại

Theo Reuters, trưa 24-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước diễn biến tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy hạ nhiệt căng thẳng, khẳng định Bắc Kinh duy trì lập trường công bằng và khách quan.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng bày tỏ quan ngại, nhấn mạnh hòa bình vẫn là con đường khả thi duy nhất. "Tôi hoan nghênh những tín hiệu tích cực và thiện chí từ cả Bangkok và Phnom Penh trong việc xem xét hướng đi này", ông viết trên mạng xã hội X sau khi nói chuyện với lãnh đạo Thái Lan và Campuchia.

(Nguồn: Tuoitre)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
drevostavba.jpeg
Từ đầu tháng 8: Nhà gỗ tại Séc sẽ được phép xây cao hơn đến 8 tầng thay vì 4 tầng như hiện tại
Từ ngày 1 tháng 8, các công trình nhà gỗ sẽ có thể có tới 8 tầng thay vì 4 tầng như trước đây.
26-07-2025
1download.jfif
Cao tốc D3 có thể cho phép phương tiện giao thông chạy với tốc độ 150 km/h từ đầu tháng 10
Cao Tốc D3 sẽ có thể chạy với tốc độ 150 km/h đầu tháng 10 năm nay. Tốc độ tối đa cho phép trên đoạn giữa Planá nad Lužnicí và České Budějovice vốn dự kiến được nâng lên ngay khi kết thúc kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên, quá trình đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp hệ thống biển báo thay đổi đã bị chậm lại.
26-07-2025
download.jfif
AirHelp: Sân bay Praha xếp thứ 170/250 trong danh sách sân bay tốt nhất thế giới
Theo bảng xếp hạng của cổng thông tin AirHelp, thành phố Cape Town của Nam Phi có sân bay tốt nhất thế giới. Tuy nhiên bảng đánh giá này không xét đến môi trường xung quanh, mà chủ yếu dựa vào độ đúng giờ, dịch vụ cung cấp và phản hồi từ chính hành khách. Vị trí thứ hai thuộc về Doha (Qatar), và hạng ba là Riyadh (Ả Rập Xê Út). Sân bay Praha xếp thứ 170 trong tổng số 250 sân bay trong bảng xếp hạng.
26-07-2025
6767f0e0-e47a-4be1-bf90-fe0ce7cea67d.jpg
Jablonec nad Nisou: Người đàn ông khóa mình trong nhà vệ sinh và uống hết một chai rượu rum dẫn đến ngộ độc rượu
Cảnh sát thành phố đã phát hiện một người đàn ông trong tình trạng say xỉn nặng tại nhà vệ sinh của một trạm xăng ở Jablonec nad Nisou. Trong thời gian ngắn, ông ta đã uống một lượng lớn rượu rum. Sau đó, các nhân viên y tế đã đưa ông vào bệnh viện trong tình trạng ngộ độc rượu cấp cứu.
26-07-2025
2025-07-25t060837z1825225760rc2etfayxwwfrtrmadp3thailand-cambodia-17534783894951433966757.jpg
Thái Lan thừa nhận sử dụng bom chùm, khẳng định chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự
Giữa lúc giao tranh biên giới với Campuchia chưa hạ nhiệt, Thái Lan lên tiếng bảo vệ việc sử dụng bom chùm, khẳng định không vi phạm luật quốc tế và chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự.
26-07-2025
1577-17534899159231494462737.jpg.webp
Tin tức thế giới 26-7: Campuchia kêu gọi ngừng bắn lập tức với Thái Lan; Mỹ - Trung đối đầu ở LHQ
Campuchia kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức với Thái Lan; Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng tiếp tay cho Nga trong chiến sự Ukraine; Khả năng đạt thỏa thuận thương mại Mỹ - EU là 50/50... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 26-7.
26-07-2025
afp2025072567uf2l8v1highrescambodiathailandborderconflict-1-1753490844005401040831.jpg.webp
Campuchia và Thái Lan phát tín hiệu đàm phán sau giao tranh biên giới
Nguy cơ xung đột toàn diện giữa Campuchia và Thái Lan tạm lắng xuống, khi cả hai nước đều bắt đầu phát tín hiệu mong muốn đối thoại sau hai ngày giao tranh ác liệt.
26-07-2025
dang-tin-nguoi-chet-o-campuchia-keu-goi-tien-dua-thi-the-ve-viet-nam-cong-an-xac-minh-sai-su-that-le-trung-2025-07-26-1-17534914733671407367819.jpg.webp
'Người phụ nữ chết bên Campuchia, gia đình không có tiền đưa về' là tin giả, bà con cảnh giác
Công an ở TP Đà Nẵng cảnh báo thông tin 'người phụ nữ chết ở Campuchia, gia đình không có tiền đưa về' là tin sai sự thật, người dân không nên chuyển tiền như kêu gọi trên mạng.
26-07-2025
base64-17534785922761073485739.jpeg.webp
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa Việt Nam đầu tiên trên quảng trường Đỏ
Đây là lần đầu tiên một Lễ hội Văn hóa Việt Nam diễn ra trên quảng trường Đỏ - trái tim của nước Nga - và sẽ kéo dài suốt 10 ngày, đến hết ngày 3-8.
26-07-2025
thai-lan--17534977745731721593405.jpg.webp
Campuchia lần đầu công bố thương vong; Thái Lan khởi động chiến dịch đáp trả
Sáng 26-7, Campuchia lần đầu công bố thương vong, đồng thời cáo buộc Thái Lan tấn công tỉnh Pursat, đưa giao tranh hai nước bước sang ngày thứ ba.
26-07-2025
Tin nổi bật
Từ đầu tháng 8: Nhà gỗ tại Séc sẽ được phép xây cao hơn đến 8 tầng thay vì 4 tầng như hiện tại
drevostavba.jpeg
Từ ngày 1 tháng 8, các công trình nhà gỗ sẽ có thể có tới 8 tầng thay vì 4 tầng như trước đây.
2 giờ trước
Cao tốc D3 có thể cho phép phương tiện giao thông chạy với tốc độ 150 km/h từ đầu tháng 10
1download.jfif
Cao Tốc D3 sẽ có thể chạy với tốc độ 150 km/h đầu tháng 10 năm nay. Tốc độ tối đa cho phép trên đoạn giữa Planá nad Lužnicí và České Budějovice vốn dự kiến được nâng lên ngay khi kết thúc kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên, quá trình đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp hệ thống biển báo thay đổi đã bị chậm lại.
2 giờ trước
AirHelp: Sân bay Praha xếp thứ 170/250 trong danh sách sân bay tốt nhất thế giới
download.jfif
Theo bảng xếp hạng của cổng thông tin AirHelp, thành phố Cape Town của Nam Phi có sân bay tốt nhất thế giới. Tuy nhiên bảng đánh giá này không xét đến môi trường xung quanh, mà chủ yếu dựa vào độ đúng giờ, dịch vụ cung cấp và phản hồi từ chính hành khách. Vị trí thứ hai thuộc về Doha (Qatar), và hạng ba là Riyadh (Ả Rập Xê Út). Sân bay Praha xếp thứ 170 trong tổng số 250 sân bay trong bảng xếp hạng.
2 giờ trước
Jablonec nad Nisou: Người đàn ông khóa mình trong nhà vệ sinh và uống hết một chai rượu rum dẫn đến ngộ độc rượu
6767f0e0-e47a-4be1-bf90-fe0ce7cea67d.jpg
Cảnh sát thành phố đã phát hiện một người đàn ông trong tình trạng say xỉn nặng tại nhà vệ sinh của một trạm xăng ở Jablonec nad Nisou. Trong thời gian ngắn, ông ta đã uống một lượng lớn rượu rum. Sau đó, các nhân viên y tế đã đưa ông vào bệnh viện trong tình trạng ngộ độc rượu cấp cứu.
2 giờ trước
Thái Lan thừa nhận sử dụng bom chùm, khẳng định chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự
2025-07-25t060837z1825225760rc2etfayxwwfrtrmadp3thailand-cambodia-17534783894951433966757.jpg
Giữa lúc giao tranh biên giới với Campuchia chưa hạ nhiệt, Thái Lan lên tiếng bảo vệ việc sử dụng bom chùm, khẳng định không vi phạm luật quốc tế và chỉ nhằm vào mục tiêu quân sự.
2 giờ trước
Tin tức thế giới 26-7: Campuchia kêu gọi ngừng bắn lập tức với Thái Lan; Mỹ - Trung đối đầu ở LHQ
1577-17534899159231494462737.jpg.webp
Campuchia kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức với Thái Lan; Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng tiếp tay cho Nga trong chiến sự Ukraine; Khả năng đạt thỏa thuận thương mại Mỹ - EU là 50/50... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 26-7.
2 giờ trước
Campuchia và Thái Lan phát tín hiệu đàm phán sau giao tranh biên giới
afp2025072567uf2l8v1highrescambodiathailandborderconflict-1-1753490844005401040831.jpg.webp
Nguy cơ xung đột toàn diện giữa Campuchia và Thái Lan tạm lắng xuống, khi cả hai nước đều bắt đầu phát tín hiệu mong muốn đối thoại sau hai ngày giao tranh ác liệt.
2 giờ trước
'Người phụ nữ chết bên Campuchia, gia đình không có tiền đưa về' là tin giả, bà con cảnh giác
dang-tin-nguoi-chet-o-campuchia-keu-goi-tien-dua-thi-the-ve-viet-nam-cong-an-xac-minh-sai-su-that-le-trung-2025-07-26-1-17534914733671407367819.jpg.webp
Công an ở TP Đà Nẵng cảnh báo thông tin 'người phụ nữ chết ở Campuchia, gia đình không có tiền đưa về' là tin sai sự thật, người dân không nên chuyển tiền như kêu gọi trên mạng.
2 giờ trước
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa Việt Nam đầu tiên trên quảng trường Đỏ
base64-17534785922761073485739.jpeg.webp
Đây là lần đầu tiên một Lễ hội Văn hóa Việt Nam diễn ra trên quảng trường Đỏ - trái tim của nước Nga - và sẽ kéo dài suốt 10 ngày, đến hết ngày 3-8.
2 giờ trước
Campuchia lần đầu công bố thương vong; Thái Lan khởi động chiến dịch đáp trả
thai-lan--17534977745731721593405.jpg.webp
Sáng 26-7, Campuchia lần đầu công bố thương vong, đồng thời cáo buộc Thái Lan tấn công tỉnh Pursat, đưa giao tranh hai nước bước sang ngày thứ ba.
2 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil