Tiêm chủng cho trẻ em tại Séc
CỘNG ĐỒNG, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT
author18/05/2022 12:01

Séc có hệ thống tiêm chủng rất rõ ràng và chi tiết. Nếu bạn là một bà mẹ sắp chào đón thiên thần nhỏ, hảy tham khảo xem con bạn sắp tới sẽ được tiêm chủng như thế nào nhé.

Hệ thống tiêm chủng Séc có thể chia làm 3 nhóm:

  • 1. nhóm bắt buộc (Povinné očkování) – em bé được tiêm miễn phí vắc xin theo chỉ định của bác sĩ
  • 2. nhóm không bắt buộc (nepovinné očkování) – bác sĩ sẽ khuyến cáo nên tiêm loại gì và sẽ được hỗ trợ một phần nào từ các hãng bảo hiểm
  •  3. nhóm tiêm phòng đặc biệt và tiêm phòng khẩn cấp

Povinné očkování – tiêm chủng bắt buộc

Tiêm chủng bắt buộc dành cho trẻ em từ 4 ngày tuổi đến 14 tuổi theo nghị định về tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm của chính phủ Séc. Tiêm chủng sẽ được thực hiện tại phòng khám của các bác sĩ nhi đồng và hoàn toàn miễn phí.

 

Nepovinné očkování – tiêm chủng không bắt buộc

Nó bao gồm các loại tiêm chủng phòng các bệnh hiếm gặp hoặc đã lâu không xuất hiện lại trong xã hội Séc nữa. Nhiều khi các bác sĩ nhi đồng cũng sẽ quên và không giới thiệu cho bố mẹ các bé biết. Những mũi tiêm này là hoàn toàn tự nguyện và chúng có thể được hỗ trợ một phần bởi các hãng bảo hiểm y tế.

Ngoài những loại bệnh nêu trên, bố mẹ có thể tiêm phòng thêm cho bé:

– cúm – bình thường sẽ tiêm hàng năm 1-2 mũi tùy vào độ tuổi của bé vã sẽ tiêm vào tháng 10 đến tháng 11.

– bệnh viêm màng não do bọ ve (Klíšťová encefalitida) – sẽ tiêm từ 1-3 mũi, mỗi một mũi cách nhau 1-3 tháng và có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm

3. Tiêm phòng đặc biệt và tiêm phòng khẩn cấp

Mục đích của việc tiêm phòng này là ngăn chặn luôn các loại bệnh từ những người có nguy cơ lây nhiễm cao – ví dụ bệnh lao và trong trường hợp dịch bệnh khẩn cấp thì sẽ có thêm tiêm phòng khẩn cấp (covid 19). Sở dịch tễ sẽ là nơi chỉ định những ai phải tiêm phòng đặc biệt. Ngoài ra có thể tiêm phòng thêm khi chúng ta đi du lịch qua các nước mà nhiều căn bệnh tại nước đó chưa được kiêm soát ví dụ bệnh chó dại, bệnh sốt vàng da, …

Trước và sau khi tiêm phòng cần chú ý những gì?
Bé không nên tiêm phòng khi:

– bé bị dị ứng với thành phần của vắc-xin – trước khi tiêm, bạn phải chắc chắn là bé hoàn toàn khỏe mạnh – không bị sốt, hoặc chảy mũi

– nếu bé có tiếp xúc với người ốm thì cũng nên hoãn tiêm

– bé bị suy nhược sau khi bị ốm

– bé đang được điều trị lâu dài các bệnh về thần kinh hoặc ung thư

– bé đang dùng thuốc có corticoid hoặc là thuốc liên quan đến hệ miễn dịch

– một số vắc-xin rất mạnh (bexero) trước khi tiêm bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho bé

Sau khi tiêm:
– tại chỗ tiêm có thể sẽ bị sưng, đỏ hoặc đau
– bé có thể bị sốt nhẹ
– bé quấy khóc hơn
– bị đau mỏi cơ thể và gặp vấn đề về tiêu hóa

Sau khi tiêm bé nên được nghỉ ngơi và trong những trường hợp dưới đây thì bạn phải đưa bé đi gặp bác sĩ ngay:

– nếu bé sốt trên 39 độ và quấy khóc nhiều giờ đồng hồ,
– tại chỗ tiêm bị sưng đỏ với đường kính trên 10cm,
– bé bị co giật, bị bất tỉnh ngắn
– hoặc có những biểu hiện khác nghiêm trọng hơn sau khi tiêm 2-3 giờ

(Nguồn:

https://www.mediclinic.cz/ockovaci-kalendar-deti

https://vaccination-info.eu/cs/ockovani/kdy-se-nechat-ockovat/povinne-nebo-doporucene-ockovani

http://www.losanova-pediamed.cz/druhy-ockovani#:~:text=Mimo%C5%99%C3%A1dn%C3%A9%20o%C4%8Dkov%C3%A1n%C3%AD,krajsk%C3%BD%20hygienik%20s%20jeho%20souhlasem.

http://www.olecich.cz/informace-o-ockovani-ktere-rodice-potrebuji-znat )

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil