Ngày 28.10 hàng năm người dân Séc gọi đây là ngày Quốc Khánh Tiệp Khắc nhằm kỷ niệm năm 1918 sau sự tan rã của đế chế Áo-Hung và thành lập ra nước cộng hòa Tiệp Khắc. Ngày này đã được kỷ niệm từ năm 1919. Mặc dù Tiệp Khắc đã không còn kể từ năm 1993, tại Slovakia đã không ghi nhớ đến ngày này nữa nhưng tại Séc vẫn được coi là ngày lễ quốc gia quan trọng. Trong ngày này tất cả những cửa hàng có diện tích trên 200 mét vuông đều phải đóng cửa.

Nước cộng hòa Tiệp Khắc được thành lập như thế nào?
– người dân Séc dưới sự cai trị của đế chế Áo-Hung luôn bị đàn áp và đức hóa, về mặt chính trị hoàn toàn không có tiếng nói
– cũng vì không muốn tiếp tục như vậy nên những nhân vật có tiếng nói thời bấy giờ đứng ra khởi nghĩa, muốn một quốc gia độc lập không còn dính dáng đến chế độ cũ nữa
– năm 1916 Quốc hội Tiệp Khắc cơ bản được thành lập và tại Paris chính phủ tạm thời được dẫn dắt bởi Tomáš G. Masaryk, Milan Rastislav Štefánik và Edvard Beneš
– đòn bẩy để dựa vào là hàng loạt các sự kiện như vua Karel I lên ngôi và cùng sự giúp đỡ của Nga, kết thúc thế chiến thứ I..tháng 5 năm 1918 thành lập Hiệp định Pittsburgh, cả 2 vùng Séc và Slovakia đều đoàn kết muốn độc lập và vài tháng sau đó đều được các nước lớn như Pháp, Anh và Mỹ công nhận
– 28.10.1918 sau một thời gian đế quốc Áo cố níu kéo tình hình nhưng không thành công, tại quảng trường Václav 2 nhân vật là Antonín Švehla a František Soukup đại diện cho Quốc hội tuyên bố độc lập, đất nước Tiệp Khắc cộng hòa chính thức thành lập và được công nhận tại bản đồ thế giới
– diện tích lúc đầu của Tiệp Khắc gồm nước Séc, Slezsko, Slovakia, Podkarpatská Rus
Những điều thú vị về những nhân vật và lịch sử Tiệp Khắc
– Tiệp Khắc chính thức tan rã năm 1993 sau khi Séc và Slovakia tách riêng
– Trong suốt thời kỳ lịch sử Tiệp Khắc đã đổi tên vài lần, từ Cộng hòa Tiệp Khắc thành, Xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản…
– Tiệp khắc lúc đầu có trung bình HDP trên đầu người là 1933 đô la, đạt 80% HDP của Áo và 70% HDP của Đức thời bấy giờ
– tuổi thọ trung bình thời đố là 44 tuổi
– lương trung bình của các công nhân mỏ, nhà máy là khoảng 150 -160 korun Tiệp khắc một tháng, tại làng quê nhiều khi chỉ được ăn mà không có lương
– Thức ăn của các gia đình nghèo thời bấy giờ rất mộc mạc, bánh mỳ chleb, rohlík, xúc xích, 1 kg bơ có giá 26 korun
– trẻ em thời đó không đi giày, dép là điều bình thường
– thời trang thời đó rất đẹp nhưng đắt đỏ, đàn ông hay dùng gậy làm phụ kiện, phụ nữ dùng khăn lông vũ.
– những năm đầu tại Tiệp Khắc lái xe bên tay trái và biển giao thông đầu tiên được lắp vào năm 1935
– tên đất nước từ năm 1918 đến 1993 đã thay đổi rất nhiều lần dựa theo chế độ của từng giai đoạn, ví dụ từ năm 1939-1945 có tên là Slovenská republika hoặc từ năm 1960-1990 là Československá socialistická republika
Một số nhân vật nhân vật lịch sử nổi tiếng thời đầu Tiệp Khắc
1. Tomáš Garrigue Masaryk (1850 – 1937)

– ông được biết đến là tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc
– cha mẹ ông đều là người có địa vị thấp kém, mẹ ông làm việc trong bếp còn bố ông là người đánh xe ngựa và hoàn toàn không biết chữ
– hình của ông được in trên đồng 100 korun cũ của Tiệp khắc và hiện tại là đồng 5000 korun của Séc
– Garigue là họ của vợ ông, bà là người Mỹ
– trước khi được người dân yêu mến, ông từng bị ghét và thậm chí còn được gọi là kẻ phản bội khi ông không công nhận 2 bản thảo Královédvorského a Zelenohorského ca ngợi dân tộc là hàng giả và sự yêu mến của ông dành cho người Do Thái
– mặc dù là một nhân vật quan trọng của Séc nhưng cuộc sống của ông hầu như đều ở nước ngoài như Pháp, Anh, Nga và Mỹ
– đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ về xuất thân của ông bởi rất khó tin khi một người tài giỏi như ông lại có xuất thân thấp như vậy, còn có suy đoán ông là con riêng của hoàng đế F.Josef I.
2.Antonín Švehla (1873 – 1933)

– ông từng giữ chức thủ tướng 3 nhiệm kỳ liên tiếp và bởi sự kính trọng của ông đối với tông thống Masaryk nên ông không tranh cử tổng thống
– nghe nói sau khi ông chết người ta đã tìm thấy toàn bộ số tiền lương khi làm thủ tướng của ông được cất trong ngăn kéo
3. Edvard Beneš (1884 – 1948)

– ông từng đắc cử tổng thống Tiệp Khắc 2 nhiệm kỳ tuy nhiên cả 2 lần ông đều xin từ chức (năm 1938 và năm 1948)
– cũng giống như tổng thống Masaryk, ông có xuất thân thấp kém và trong lịch sử ông là người vừa được yêu mến cũng như ghét bỏ
– lý do ông bị trỉ trích cũng rất ố dề, lúc đầu là bởi ông không giữ được cho Séc nhiều lãnh thổ của Đức hơn và sau này lại là do ông đã thêm vào bản đồ Séc các vùng biên giới Đức
– trong ngày tuyên ngôn độc lập, ông và tổng thống T.G.Masaryk đều đang ở nước ngoài
4. Jroslav Preiss (1870–1946)

– là một trong những người giầu có nhất thời đầu Tiệp Khắc
– ông từng làm cố vấn kinh tế cho tổng thống T.G Masaryk, bạn thân của bộ trưởng tài chính
– ngoài ngân hàng thương mại, có thể nói ông sở hữu gần như một nửa nghành công nghiệp thời bấy giờ như cổ phần trong nhà máy than, sắt, nhà máy sản xuất giấy, vải, bia…
5. Rudolf Jelínek (1892–1944)

– cùng với anh trai của mình sáng lập ra nhà máy sản xuất rượu
– rượu ông sản xuất nổi tiếng đến nỗi còn được xuất khẩu sang thị trường Mỹ
– ông là người gốc Do Thái nên sau này cũng mất tại nhà tù Osvětim năm 1944
(nguồn: archiv.radio.cz, dejepis.com, muzirijna.cz)
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này