Phụ huynh có con sắp bước vào lớp 1 phải nộp đơn đăng ký vào các trường tiểu học từ ngày 1 đến 30 tháng 4. Nếu phụ huynh muốn yêu cầu hoãn việc nhập học của con thì vẫn cần phải đăng ký cho các bé tham gia chương trình giáo dục bắt buộc. Bộ Giáo dục đã công bố 'Mười điều lưu ý cho phụ huynh có con trong độ tuổi sắp bước vào lớp 1', có thể giúp phụ huynh trong quyết định này.
Kỳ tuyển sinh vào lớp 1 diễn ra khi nào?
Kỳ tuyển sinh vào lớp 1 diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4. Ngày chính xác sẽ được từng trường tiểu học xác định. Thông tin sẽ được cung cấp trên trang web của các trường.
Những trẻ nào phải đăng ký bắt buộc?
Trong năm học 2025/26, những trẻ phải tham gia tuyển sinh bắt buộc là những trẻ đã đạt ngưỡng 6 tuổi trước khi bắt đầu năm học, tức là những trẻ sinh từ ngày 1 tháng 9 năm 2018 đến ngày 31 tháng 8 năm 2019, hoặc những trẻ đã được phép trì hoãn việc đi học 1 năm trong năm ngoái.
Làm thế nào để nộp đơn vào trường tiểu học?
Mỗi phụ huynh trước tiên phải điền vào đơn xin tiếp nhận trẻ vào giáo dục cơ bản (žádost o přijetí dítěte k základnímu vzdělávání). Mẫu đơn thường có sẵn trên trang web của trường, phụ huynh có thể in ra và điền thông tin.
Phụ huynh có thể nộp đơn trực tiếp tại trường trong thời gian diễn ra kỳ tuyển sinh, hoặc gửi đến hòm thư dữ liệu (datová schránka) của trường, qua email với chữ ký điện tử được công nhận, hoặc qua bưu điện, tốt nhất là dưới hình thức thư bảo đảm.
Cần mang theo những gì khi đi tuyển sinh?
Sau khi nộp đơn xin, phụ huynh cần đến tham gia tuyển sinh chính thức. Ngày tuyển sinh thường được công bố trên trang web của trường. Tại một số trường, phụ huynh cũng có thể đặt lịch hẹn vào giờ cụ thể.
Khi đến tham gia tuyển sinh, phụ huynh cần mang theo đơn đã điền, giấy khai sinh của trẻ, và chứng minh thư của người đại diện hợp pháp. Các trường cũng sẽ yêu cầu giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú của trẻ nếu khác với địa chỉ cư trú của người đại diện hợp pháp.
Trẻ có thể nộp đơn đăng ký vào trường nào?
Tất cả trẻ em sẽ có trường học dựa theo khu vực trên địa chỉ cư trú thường trú. Trường này có nghĩa vụ nhận trẻ vào học. Nếu trường học nào có khả năng tiếp nhận cao, họ cũng có thể nhận học sinh từ khu vực ngoài khu vực của trường. Tuy nhiên, một số trường ưu tiên cho những trẻ đã có anh chị em học tại đó.
Số lượng đơn đăng ký vào trường tiểu học không bị hạn chế và có thể nộp đơn ở nơi khác ngoài trường theo khu vực.
Các quy định về việc trì hoãn nhập học như thế nào?
Việc trì hoãn thời gian nhập học của trẻ vào lớp 1 có thể được giáo viên hoặc bác sĩ khuyến nghị. Những lý do phổ biến thường bao gồm sự chưa trưởng thành về mặt xã hội hoặc cảm xúc của trẻ.
Một số phụ huynh chọn trì hoãn vì con họ sẽ tròn 6 sáu tuổi vào mùa hè. Phụ huynh nếu yêu cầu trì hoãn vào học lớp 1 cho con thì vẫn phải đăng ký cho trẻ tham gia chương trình giáo dục bắt buộc. Sau khi hoàn tất thủ tục này, phụ huynh mới điền đơn xin trì hoãn. Có thể nộp giấy trì hoãn này vào thời gian diễn ra kỳ tuyển sinh.
Khi trì hoãn vào lớp 1, phụ huynh cần phải cung cấp thêm thư giới thiệu từ trung tâm sư phạm đặc biệt hoặc từ cơ sở tư vấn, cùng với thư giới thiệu từ bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà tâm lý học lâm sàng. Trong trường hợp trì hoãn, phụ huynh cần yêu cầu tiếp nhận trẻ vào lớp 1 vào năm sau, nhưng vào năm đó phụ huynh cần phải gửi lại đơn đăng ký, trẻ sẽ không được trường tự động tiếp nhận.
Những kỹ năng mà trẻ nên nắm vững
Bộ Giáo dục đã ban hành tài liệu hướng dẫn có tên 'Mười điều lưu ý cho phụ huynh có con trong độ tuổi sắp bước vào lớp 1'. Đây là tóm tắt các kỹ năng mà trẻ nên nắm vững trước khi vào trường tiểu học.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải đưa trẻ đến kỳ tuyển sinh, mặc dù hầu hết các trường đều ủng hộ điều này, để trẻ làm quen với môi trường mới, giáo viên hoặc bạn bè. Mỗi trường có thể tiến hành tuyển sinh theo các quy tắc riêng.
Mười điều lưu ý cho phụ huynh có con trong độ tuổi sắp bước vào lớp 1
- Biết phối hợp chuyển động, khéo léo và thành thạo (ném và bắt bóng), khả năng tự lập trong việc mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và cũng như khi ăn uống và dọn dẹp.
- Biết tự lập cảm xúc, khả năng kiểm soát hành vi của bản thân.
- Đáp ứng kỹ năng ngôn ngữ, giọng nói và giao tiếp phù hợp.
- Biết phối hợp giữa tay và mắt và kỹ năng vận động của trẻ.
- Biết phân biệt các ấn tượng thị giác và thính giác.
- Nắm được các hoạt động logic và tư duy, cũng như khả năng định hướng trong các khái niệm toán học cơ bản.
- Nắm được sự chú ý có chủ đích và khả năng ghi nhớ, cũng như học một cách có ý thức.
- Có khả năng hòa nhập với bạn bè cùng lứa.
- Biết cảm nhận các tác động văn hóa và sự sáng tạo.
- Biết định hướng trong môi trường xung quanh, thế giới và trong cuộc sống thực tiễn.
Nguồn: iDnes
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này