Nhóm học sinh người Séc đã thành công ở nơi mà nhiều công ty lớn còn gặp khó khăn. Nhóm học sinh này đã thiết kế, chế tạo và vào ngày thứ Bảy vừa qua, đã thành công trong việc phóng vệ tinh của chính họ lên không gian.
Nhóm học sinh người Séc đã phát minh và chế tạo thành công một vệ tinh vũ trụ. Sau khi hoàn thành thủ tục xin cấp phép để vệ tinh được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa Falcon 9 của công ty SpaceX. Vào ngày thứ Bảy, 21 tháng 12, công trình của họ đã đạt được thành công – vệ tinh LASARsat sau khi phóng thành công từ căn cứ Vanderberg ở California, đã vào quỹ đạo.
Vệ tinh của các học sinh Séc bay như một phần trong nhiệm vụ Bandwagon-2. Khi đội ngũ điều khiển từ xa kích hoạt vệ tinh, nó sẽ nghiên cứu cách sửa chữa các vệ tinh không hoạt động bằng laser từ xa. Cũng sẽ thử nghiệm khả năng loại bỏ rác vũ trụ.
"Đây là vệ tinh CubeSat 1U, có cạnh dài 10 cm. Mặc dù rất nhỏ, nó được nhồi đầy các thiết bị khoa học," đội trưởng nhóm, nam học sinh trung học Simon Kinga, mô tả về vệ tinh.
Nhóm học sinh trung học với dự án LASAR (Laser Satellite Recovery) dưới sự lãnh đạo của em đã bắt đầu dự án bằng cách giành giải trong cuộc thi uy tín của NASA tại Houston, Mỹ, khi tự thiết kế một vệ tinh. Vệ tinh được chế tạo trong suốt năm qua ở Séc, rồi sau đó được chuyển đến Đức, nơi các tấm pin mặt trời được làm sạch, cung cấp năng lượng cho vệ tinh. Cuối cùng, vệ tinh được đặt vào một thiết bị gọi là deployer, thiết bị này sẽ phóng vệ tinh vào không gian.
LASARsat được trang bị nhiều thí nghiệm khoa học, chủ yếu sẽ thử nghiệm cường độ laser sau khi đi qua khí quyển và việc bay hơi vật liệu nhờ sự trợ giúp của laser. Vệ tinh này được phát triển hợp tác với các công ty và tổ chức lớn của Séc, bao gồm HiLASE, Planetum, Spacemanic, SkyFox Labs và Viện Nghiên cứu và Kiểm tra Hàng không.
Nguồn: ČT24
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này