Áp lực lớn nhất của phụ huynh Việt khi nuôi con ở quốc gia tỷ dân
Người Việt 5 châu
author09/05/2023 13:05

quốc gia tỷ dân, phụ huynh Việt áp lực với chi phí nuôi con, lo lắng cho con đường học tập của trẻ và đôi khi gặp bất đồng với gia đình chồng vì khác biệt văn hóa.

Gia đình chị Bùi Thảo – ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam – hiện có một bé trai sắp 5 tuổi, đang học mẫu giáo.

“Tôi là người chịu trách nhiệm phần nhiều về việc chăm sóc con. Trong ngày, tôi và chồng ai đi làm về sớm, ai rảnh thì người đó chăm con. Vì hoàn cảnh gia đình mẹ chồng mất, bố chồng có tuổi nhưng ở riêng, tôi không ở cùng bố mẹ chồng từ khi về làm dâu”, chị chia sẻ với Zing.

Với gia đình chị Thảo, áp lực lớn nhất trong vấn đề nuôi dạy con là tiền bạc, dù chi phí ở Nam Dương so với các thành phố khác tại Trung Quốc được coi là “khá dễ thở”.

Chị lo lắng về chi phí học tập và sức khỏe của cậu con trai 5 tuổi. Dù bé đang học mẫu giáo, chị Thảo đã suy nghĩ tới kỳ thi đại học.

“Tôi không chỉ lo trước mắt mà còn cả sau này, vì thí sinh có hộ khẩu Hà Nam được coi là cạnh tranh nhất nhì trong kỳ thi tốt nghiệp vào đại học. Do đó, việc học của các con từ cấp bé đã rất vất vả”, chị nói.

Viện Nghiên cứu Dân số Yuwa công bố báo cáo năm 2022 cho biết Trung Quốc là một trong những nơi nuôi con tốn kém hàng đầu, khi so sánh chi phí nuôi dạy tới năm 18 tuổi với tổng GDP ở các quốc gia khác nhau. Theo đó, ở Australia, con số này là 2,08 lần, trong khi Trung Quốc là 6,9 lần.

Theo Guardian, vào năm 2022, chi phí nuôi dạy một đứa trẻ từ sơ sinh đến năm 17 tuổi ở khu vực thành thị Trung Quốc ước tính đạt 630.000 NDT. Năm 2019, nghiên cứu từ Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho biết gia đình có thu nhập thấp – khoảng dưới 50.000 NDT/năm – chi hơn 70% thu nhập cho một đứa trẻ.

Mẹ nhận trách nhiệm chính chăm sóc con

Anh Đôn Hải Nam – hiện làm hướng dẫn viên du lịch ở Trương Gia Giới – cùng vợ quyết định có con sau 6 năm kết hôn. Hai vợ chồng chuyển tới Thâm Quyến (Quảng Đông) để thuận tiện cho công việc, cũng như việc học của con cái trong tương lai. Gia đình anh đã chuẩn bị sẵn tinh thần và tài chính trước khi đón con chào đời.

Anh Nam cho biết hai vợ chồng lựa chọn bệnh viện nhi gần nơi sinh sống, với các dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nhân viên y tế có chuyên môn, thái độ nhẹ nhàng, nhiệt tình.

Theo đánh giá của anh Nam, Thâm Quyến là một trong các thành phố hiện đại của Trung Quốc nên chi phí tương đối đắt đỏ. Tuy nhiên, nếu khéo léo thì các gia đình vẫn có thể lựa chọn các dịch vụ phù hợp với điều kiện mỗi người.

“Ví dụ, việc tìm trường học cho con đều có nhiều lựa chọn cho người khá giả và người bình dân, dù tỉ lệ chọi khá cao do dân số rất đông”, anh nói.

“Vợ tôi nhập hộ khẩu Thâm Quyến và có đóng bảo hiểm y tế. Do đó, khi sinh con, chúng tôi chỉ phải chi trả 15% nên cũng không quá tốn kém”, anh Nam nói thêm, cho biết viện phí sinh con trước bảo hiểm là 20.000 NDT, nhưng chỉ cần trả 3.000 NDT.

Trong 2 tháng vừa qua, gia đình anh Nam chi khoảng 3.000 NDT/tháng cho em bé 2 tháng tuổi, tương đương 15% thu nhập bố mẹ. Anh chia sẻ vợ chồng anh có thu nhập trung bình – thấp ở Thâm Quyến.

Anh Nam cho biết vợ chồng cũng gặp một số khó khăn khi con ốm. Chẳng hạn, “thuốc thang đều là đông y, thủ tục khá phức tạp, không thuận tiện như dùng thuốc tây”.

ap luc nuoi con anh 1ap luc nuoi con anh 2
Gia đình chị Hoàng Thị Trinh ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: NVCC.

Trong khi đó, ở thành phố Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), chị Hoàng Thị Trinh có một bé trai 1,5 tuổi chưa đi nhà trẻ. Dù chưa có nhiều áp lực về việc nuôi dạy con học do có sự hỗ trợ từ chồng, chị Trinh chia sẻ tài chính vẫn là vấn đề khiến chị bận lòng.

“(Vấn đề này) ở đâu cũng vậy, không chỉ riêng Trung Quốc. Hiện tại, mỗi tháng gia đình tôi chi tiêu cho bé khoảng 7.000-8.000 NDT, chủ yếu là tiền ăn uống và bỉm sữa”, chị Trinh nói. “Chồng tôi nghe tôi mọi mặt trong nuôi dạy con, còn tôi cũng không ở với nhà chồng nên không có bất đồng gì”.

Chị Niệm Quang – chủ quán ăn ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây – hiện có một bé trai 3 tuổi đang học mẫu giáo. Vì tính chất công việc, hai vợ chồng chị thường đi sớm về muộn, do đó cậu bé thường được bà trông và lo ăn uống khi chưa đi học.

Từ khi đến trường, bé được thầy cô lo ăn uống và cả nhà sẽ thay phiên nhau đưa đón vì muốn con có cảm giác được yêu thương.

“Việc chăm sóc, tắm rửa và cho con ăn uống chủ yếu là mẹ lo, nhưng khi mẹ bận thì bà và bố cũng có thể thay. Dù bận, mỗi tuần hai lần, gia đình tôi vẫn tranh thủ đưa con đi chơi công viên hoặc siêu thị, tối cùng con xem phim hoạt hình và đọc truyện”, chị nói.

Vấn đề khó thông

Ngoài việc chăm sóc sinh hoạt hàng ngày cho con, các bậc phụ huynh Việt tại Trung Quốc cũng bỏ nhiều tâm sức vào con đường học hành, vì lo ngại áp lực thi cử cao ở quốc gia tỷ dân.

Theo chị Bùi Thảo, Hà Nam là tỉnh đông dân nhất nhì Trung Quốc, “do đó việc để con thi đỗ vào một trường cấp 2 tốt và thuận lợi vào một trường cấp 3 rất khó”. Nhiều học sinh không thi được phải chuyển sang trường vừa học văn hoá vừa học nghề.

“Ở Hà Nam thi cử rất áp lực. Chẳng hạn, con tôi thi 700 điểm mới được vào một trường đại học nhưng con bạn ở tỉnh Quảng Đông chỉ cần 600 hay 580 điểm là đỗ. Mỗi tỉnh thi xong sẽ có bảng xếp hạng riêng. Trường đại học đa phần dựa vào đó chọn sinh viên”, chị nói.

ap luc nuoi con anh 3
Anh Đôn Hải Nam và con ở Thâm Quyến, Quảng Đông. Ảnh: NVCC.

Theo chị Thảo, tại Trung Quốc, các bé đi học từ mẫu giáo đến cấp ba đều sẽ có nhóm chat cho các bậc cha mẹ. “Ví dụ, con tôi học lớp nhỡ A1 sẽ có nhóm chat của phụ huynh và thầy cô giáo. Khi có việc cần, tất nhiên tôi sẽ liên lạc trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm (gọi điện hoặc thông qua nhóm chat)”.

“Một nhóm chat có bao nhiêu người tùy vào số lượng phụ huynh học sinh muốn tham gia. Thành viên thường là bố hoặc mẹ (ngoài ra có thể cả ông bà nội ngoại). Nhóm của lớp con tôi hiện có 30 người”, chị giải thích.

“Tôi không gặp vấn đề về ngôn ngữ khi giao tiếp với mọi người vì nói được tiếng phổ thông. Đến hiện tại, tôi chưa bị quá tải vì tin nhắn trong nhóm chat do con mới học mẫu giáo nhỡ, chưa có bài tập về nhà”, chị Thảo nói thêm.

Về phía chị Trinh, dù con trai chưa đến độ tuổi đi học, chị cũng đang tham gia trước một vài nhóm chat để học hỏi kinh nghiệm. May mắn chị tự tìm tòi học hỏi tiếng Trung nên đã nhận biết và đánh chữ khá tốt, không mấy áp lực khi giao tiếp với các bậc cha mẹ khác.

ap luc nuoi con anh 4
Việc học của con là áp lực lớn với cha mẹ Việt ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Ngoài áp lực bằng cấp và chi phí, các bậc cha mẹ Việt ở Trung Quốc cũng đối mặt với những mâu thuẫn trong gia đình, do bất đồng về cách nuôi dạy trẻ.

Chị Niệm Quang chia sẻ vì sinh sống ở một đất nước khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ và khoảng cách thế hệ, sự bất đồng trong cách nuôi dưỡng và giáo dục con là “vấn đề cực kỳ khó thông giữa tôi và mẹ chồng”.

Với khúc mắc này, mỗi gia đình lại có những cách xử lý riêng. Về phía chị Bùi Thảo, vì con là bé trai nên chị nhận thức rõ vai trò cần thiết của người cha trong quá trình dạy dỗ.

“Khi chồng dạy con, dù sai, tôi cũng thường không can thiệp ngay lúc đó mà đợi cả nhà bình tĩnh lại rồi cùng bàn bạc, nhìn nhận vấn đề”, chị nói với Zing.

“Về phần ông bà nội, tôi sẽ nói trực tiếp với ông bà rằng ‘đây là con của chúng con, chúng con có quyền trên hết mọi người khi dạy dỗ cháu, bố mẹ phải tôn trọng cách dạy của chúng con’”, chị chia sẻ.

Anh Nam cũng cho hay đôi khi 2 vợ chồng có những tranh cãi nhỏ do khác biệt văn hóa. “Tuy nhiên, nếu thật sự quan yêu thương con cái thì 2 vợ chồng sẽ biết nhường nhịn, lắng nghe đối phương”.

“Chúng tôi xác định cùng nhau chăm sóc và giáo dục con cái. (Chẳng hạn) trong gia đình, tôi sẽ nói tiếng Việt, vợ tôi nói tiếng Trung. Dù vợ tôi nói tiếng Việt rất tốt, chúng tôi vẫn chọn cách này để con có thể học hai ngôn ngữ từ chính người bản xứ”, anh Nam chia sẻ.

(Nguồn: Zing)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
an-do-8411-3006_0.jpg.webp
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan ra khuyến cáo công dân về an ninh
Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ vừa ra khuyến cáo về đi lại dành cho công dân Việt Nam tại khu vực.
11-05-2025
0ffb2f36bf956d18432ff907dc83d545.jpeg
Chủ nhà hàng người Việt tại Úc bị buộc phải bồi thường 802.000 đô la Úc vì bóc lột lao động là người đồng hương
Thanh tra Lao động Công bằng (Fair Work Ombudsman - FWO) đã thu được hơn 802.000 đô la Úc từ các án phạt của tòa án và tiền bồi thường sau khi cặp vợ chồng điều hành hai nhà hàng Việt ở Adelaide bị phát hiện trả lương thấp cho lao động nhập cư - bao gồm cả việc buộc họ phải mua trà sữa cho chủ.
08-05-2025
1024x682415012301122-1746519404076789427633.webp
Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 6-5, đánh giá sơ bộ vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan cho thấy nhiều khả năng đây là tai nạn do ngộ độc.
06-05-2025
dsc_7954_20250505230433.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan
Tối 5/5, ngay khi xuống sân bay Astana, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân đã có cuộc gặp mặt thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
06-05-2025
82cb7979599c4a19cbe9d0d68fdfa74e-1-1746498719756795687863.jpg
Cậu bé gốc Việt 13 tuổi trúng tuyển hơn 100 trường đại học Mỹ, giành học bổng 3 triệu USD
Ở tuổi 13, Sunny Nguyen, cậu bé gốc Việt sống tại California, được hàng loạt đại học danh tiếng ở Mỹ chấp nhận. Cậu còn giành được hơn 3 triệu USD học bổng nhờ niềm đam mê toán học, công nghệ và trí tuệ nhân tạo.
06-05-2025
20230420-050542_U27092_M846497_9a6e.png
4 người Việt tại Đài Loan tử vong: Bao gồm cả người lao động và du học sinh trao đổi
Cảnh sát huyện Yangmei, Đài Loan, cho biết ngày 4/5, có 4 người Việt Nam gồm 2 nam, 2 nữ, là công nhân và sinh viên, được phát hiện đã tử vong trong 1 căn hộ cho thuê.
05-05-2025
494998098_1137594721738640_4368994614129784574_n.jpg
Kiều bào ở Nga nồng nhiệt đón đoàn Quân đội Việt Nam tại Quảng trường Đỏ
Đoàn QĐND Việt Nam khi có mặt tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga để chuẩn bị cho buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh đã được các kiều bào Việt Nam nồng nhiệt chào đón.
04-05-2025
AA1E7Ryv.img.jpeg
4 lao động Việt Nam tại Đài Loan tử vong trong phòng trọ, nghi do ngộ độc khí CO
Trong một khu nhà ở tại khu vực Yangmei vào khoảng 10 giờ tối ngày 3 tháng 5, đã xảy ra một vụ án tử vong liên quan đến 4 lao động nước ngoài.
04-05-2025
Sequence 21.00_24_29_09.Still005.jpg
Tamda Promo 2025 đã đi được một nửa chặng đường với 50 lá phiếu lọt vào Gala dinner
Thứ Ba hôm nay 29/4 đã đánh dấu 1 nửa chặng đường của chương trình tri ân khách hàng lớn nhất trong năm của tập đoàn Tamda - Tamda Promo 2025.
29-04-2025
truong-sa-2025-1-large-17457229396091234554438.jpeg
Kiều bào thăm Trường Sa và nhà giàn DK 1, ủng hộ hơn 2 tỉ đồng
Đoàn kiều bào từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thực hiện hải trình đến Trường Sa và nhà giàn DK 1, mang theo tình cảm của người Việt Nam trên toàn thế giới đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
27-04-2025
Tin nổi bật
Những tin tức đáng chú ý trong sáng ngày 11.5 tại CH Séc
8963960.jpg
Những tin tức tóm tắt trong sáng ngày 11 tháng 5 tại CH Séc.
2 giờ trước
Nam thanh niên tấn công 4 phụ nữ ở Olomouc bị khởi tố, đối mặt án tù 3 năm
Ảnh màn hình 2025-05-11 lúc 08.02.54.png
Một nam thanh niên 22 tuổi vừa bị cảnh sát Olomouc khởi tố với tội danh cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ vào nửa đầu tháng 4, người này đã liên tiếp tấn công bốn phụ nữ tại trung tâm thành phố Olomouc. Nếu bị kết tội, anh ta có thể phải lĩnh án lên đến 3 năm tù.
3 giờ trước
Lễ hội rượu quốc tế Rumfest 2025 sẽ quay trở lại Praha vào ngày 24/5
Rumfest-2025-prague.jpg
Lễ hội Rượu Rum Quốc tế sẽ quay trở lại Praha năm thứ 13, diễn ra vào thứ Bảy, ngày 24 tháng 5 năm 2025, từ 12:00 đến 21:00 tại Vnitroblock, Holešovice.
3 giờ trước
Những lễ hội bia không nên bỏ lỡ trong mùa hè này tại Séc
Beer-Festivals-czechia-2024.jpg
Lễ hội bia là cơ hội tuyệt vời để bạn thưởng thức các loại bia Séc chính hiệu. Đây là một truyền thống lâu đời – hầu như mỗi nhà máy bia có quy mô tương đối lớn đều tổ chức lễ hội riêng ít nhất một lần mỗi năm.
3 giờ trước
Bệnh nhân Séc phải chờ đợi rất lâu để nhận được thuốc điều trị hiện đại
leky.jpeg
Trong bốn năm qua, Liên minh Châu Âu đã phê duyệt 173 loại thuốc hiện đại cho việc điều trị ung thư, cũng như các bệnh lý thần kinh và miễn dịch. Tuy nhiên, tại Cộng hòa Séc, chỉ có 106 loại thuốc được đưa vào sử dụng và trên thực tế khả năng tiếp cận vẫn còn nhiều hạn chế.
3 giờ trước
Người Séc chọn đến các khu nghỉ dưỡng mới mẻ trong mùa hè này
564f4b95-16cf-4646-9cca-8a7959be36c0.jpg
Mùa nghỉ hè đang đến gần và theo các công ty du lịch, nhiều người Séc đang muốn thay đổi, họ bỏ qua những khu nghỉ dưỡng quen thuộc để khám phá các điểm đến ít phổ biến hơn.
3 giờ trước
Khoảng 1.500 địa điểm tại Séc không có tín hiệu mạng di động, người dân chật vật để gọi được một cuộc điện thoại
e6997574-9eaa-4c57-a51b-0f3d9abe95da.jpg
Tại Séc, có tới 1.500 địa điểm gặp vấn đề với tín hiệu di động, có nơi rất yếu hoặc hoàn toàn không có tín hiệu gây nhiều ảnh hưởng cho người dân. Ở một số nơi, người dân thậm chí phải leo lên đồi mới có thể thực hiện cuộc gọi điện thoại. Đã có trường hợp họ không thể gọi cấp cứu do không có sóng.
3 giờ trước
Giá các ngôi nhà nghỉ dưỡng (Chata) tại Séc tiếp tục tăng
chalupa.jpeg
Ba năm trước, các ngôi nhà nghỉ dưỡng rất được ưa chuộng tại Séc. Hiện tại, mối quan tâm của người dân đã giảm, nhưng giá vẫn tiếp tục tăng.
3 giờ trước
Lãnh đạo NATO nói về khả năng kết nạp Ukraine khi đàm phán với Nga
Ảnh màn hình 2025-05-11 lúc 07.43.07.png
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết, Ukraine chưa bao giờ được hứa hẹn về việc gia nhập khối quân sự do Mỹ đứng đầu này như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào với Nga.
3 giờ trước
Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực
tong-bi-thu-van-kien-17469199915871351087875.png
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...
3 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil