Cơn mua sắm trước Giáng Sinh đang diễn ra sôi động. Những kẻ lừa đảo tinh vi cũng nhận thức rõ điều này và đang chờ đợi để lừa những người cả tin trên mạng. Do đó, những người còn đang tìm mua quà trên các trang web cần phải đặc biệt cẩn trọng. Những kẻ lừa đảo mạng đã giăng ra hàng nghìn cửa hàng trực tuyến giả mạo.
Các nhà nghiên cứu của Avast năm nay đã phát hiện hơn 7.500 trang web giả mạo tại Cộng hòa Séc. Mặc dù con số này có thể gây lo ngại, nhưng trên quy mô toàn cầu, số lượng trang web giả còn lớn hơn rất nhiều – lên tới gần 80.000. Số lượng trang web giả mạo tăng mạnh nhất trong những tháng gần đây.
Những trang web giả này tại Cộng hòa Séc giả mạo các cửa hàng trực tuyến của những thương hiệu nổi tiếng như Calzedonia, Tezenis, Zara, Puma, Roxy, Ryanair hoặc Rieker, và cố gắng thu thập thông tin cá nhân hoặc tài chính từ người mua hàng.
Theo các chuyên gia bảo mật, người dùng thường truy cập vào các cửa hàng trực tuyến giả mạo thông qua các quảng cáo, thường xuất hiện trên các mạng xã hội. Đây là hiện tượng được gọi là malvertising. Ngoài ra, máy tính của người dùng cũng có thể bị tấn công bởi adware – mã độc hiển thị quảng cáo không mong muốn.
Trong suốt tháng 11 và tháng 12 năm ngoái, malvertising nhắm vào những người tìm kiếm các ưu đãi hấp dẫn trên toàn cầu đã tăng 53%, trong khi adware đã tăng tới 227%, đâz là một sự gia tăng đáng lo ngại.
Một số ví dụ về các tên miền giả mạo thu hút người mua với những ưu đãi "quá hời", bao gồm các trang web như superkosik.cz, ryanairlety.cz, pumaczeshop.cz, pradacz.cz, riekercz.com, roxy-cz.cz, tezeniseshop.cz, calzedonia-cz.com, hoặc salomonoutlet.cz.
Điểm chung của những trang web thương mại điện tử này là chúng không có thông tin liên hệ nào trên trang web để khách hàng có thể liên lạc. Thông thường, chỉ có một mẫu liên hệ đơn giản để người dùng có thể gửi câu hỏi và ý kiến của mình. Người dân gần như không thể tìm thấy email, địa chỉ công ty hay số điện thoại liên lạc.
Ngoài ra, vào dịp Giáng sinh cũng xuất hiện các cuộc tấn công phishing tương tự lợi dụng các chợ trực tuyến như Vinted, Allegro, eBay hoặc Etsy. Kẻ lừa đảo thường đóng là người mua đã thanh toán hàng hóa trong cuộc trò chuyện và yêu cầu nạn nhân xác nhận địa chỉ email để hoàn tất giao dịch. Điều này dẫn nạn nhân đến một trang web giả mạo và sau đó chuyển hướng tới trang đăng nhập giả mạo của ngân hàng, nhằm đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Nguồn: Novinky
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này