Tính đến cuối tháng 6, thời hạn để các nhà sản xuất đồ uống tìm ra cách gắn nắp vào chai nhựa đã kết thúc. Như vậy trong thời gian sắp tới, khách hàng sẽ chỉ còn gặp phải những chai có nắp “cố định” trên chai. Biện pháp này nhằm mục đích giảm lượng rác thải nhựa trong tự nhiên.
Từ một năm trước, một số nhà sản xuất đồ uống tại Séc đã thích nghi với biện pháp này, giống như trước đây và các nơi khác ở Châu Âu cũng như sau khi thử nghiệm cách cố định nắp để nó không gây cản trở cho người dùng. Vào năm 2019 Liên minh Châu Âu đã thống nhất về việc nối nắp với chai như một phần của chiến lược giảm ô nhiễm nhựa. Ban đầu sự thay đổi này vấp phải nhiều phản ứng tiêu cực từ khách hàng.
Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào cũng coi giải pháp này là lý tưởng. Công ty Kofola đã dành một năm rưỡi để thử nghiệm việc cố định nắp. Họ nhận thấy chi phí gia tăng và một số nghiên cứu cho thấy lượng nhựa được tiêu thụ nhiều hơn. Theo công ty, giải pháp nên là thu gom và tái chế.
Bộ trưởng Bộ Môi trường Petr Hladík, cho rằng các phiên bản ban đầu của nắp kèm theo không thành công nhưng sau đó đã được cải tiến. Hiện tại chai có thể uống được dễ dàng, không gặp sự cố và nắp không bị bung ra.
Mặc dù nắp chai được làm bằng nhựa polyetylen terephthalate (PET), nhưng bản thân chúng hầu hết được làm bằng polypropylen hoặc polyetylen. Một số nhãn mác cũng được làm từ nhựa PVC. Tuy nhiên, việc kết hợp nhiều loại nhựa trong một chai không gặp vấn đề khi tái chế. Theo chuyên gia về rác thải Milan Havel cho biết, các nhà sản xuất xử lý sẽ nghiền chai PET có nắp thành những mảnh nhỏ và vì mỗi mảnh có trọng lượng riêng khác nhau, trọng lượng khác nhau nên nó có thể dễ dàng phân tách.
Mặc dù chỉ những chai có nắp không thể tháo rời mới được xuất ra khỏi nhà máy, nhưng có thể vẫn phải mất một thời gian để các cửa hàng bán hết hàng cũ, tức là chai có nắp rời.
Từ năm 2025, 25% chai nhựa PET sẽ được sản xuất từ vật liệu tái chế. Trong ba năm, các nước EU phải đảm bảo rằng ít nhất 90% chai nhựa phải được thu gom. Đây cũng là lý do tại sao một số chuỗi cửa hàng đang giới thiệu các hệ thống thu gom. Bên cạnh đó bao bì nhựa dùng một lần cho trái cây và rau quả hoặc gói nhỏ đựng các loại nước sốt sẽ biến mất sau năm 2030.
Tại Séc, vào năm ngoái có hơn 1,2 triệu tấn rác thải bao bì đã được tạo ra, trong đó 75% được đưa đi tái chế. Bao bì giấy thường được tái chế trở thành sản phẩm được sử dụng hàng ngày.
(Nguồn: ČT24)
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này