Đã đến lúc facebook ăn chia sòng phẳng với báo chí
KINH TẾ
author05/03/2021 17:57

TDM – Chính phủ các quốc gia đang dự thảo nhiều đạo luật để buộc Facebook hợp tác sòng phẳng với bên xuất bản. Tại Việt Nam, dù thu về hàng tỷ USD, vẫn chưa có dự luật nào như vậy.

“Facebook và Google không có nhà báo nào và không hề sản xuất ra nội dung báo chí. Nhưng họ được trả tiền cho những quảng cáo gắn kèm với nội dung mà các nhà báo làm ra”, phóng viên chiến trường Sammy Ketz từng kết luận như vậy trong bài viết của ông vào năm 2018.

Nhà báo Sammy Ketz cho rằng những phóng viên chiến trường như ông đang ngày một ít vì nội dung họ sản xuất ra bị các nền tảng nội dung online như Facebook và Google “hút máu”.

Facebook chia doanh thu voi bao chi anh 2
Ông Sammy Ketz, phóng viên chiến trường của AFP, ngồi thụp trên mặt đất tránh những viên đạn của lính bắn tỉa tại thị trấn Maalula, Syria, ngày 18/9/2013. Ảnh: AFP

Thời điểm Sammy Ketz nói lên nỗi lòng của mình là lúc ngành tin tức bắt đầu nhận ra tác động tiêu cực to lớn mà các nền tảng xã hội gây ra. Cùng với đó, những dự luận buộc các nền tảng mạng xã hội chia sẻ doanh thu với bên sản xuất nội dung được thai nghén.

Facebook là chiếc phễu hút tiền quảng cáo

Quý 2/2020, Facebook công bố mức tăng trưởng 10% với doanh thu 18,3 tỷ USD chỉ trong 3 tháng, bất chấp bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19.

Với hơn 2,7 tỷ người dùng toàn cầu, Facebook là ứng dụng cung cấp một trong những đối tượng quảng cáo toàn diện và đa dạng nhất của thời đại kỹ thuật số. Hiện mạng xã hội này có 90 triệu trang kinh doanh, hơn 140 triệu doanh nghiệp dùng Facebook mỗi tháng. Từ năm 2016, tại Mỹ đã có tới 85% doanh nghiệp dùng Facebook làm nền tảng tiếp thị.

Quảng cáo chiếm 99,9% doanh thu Facebook, trong đó quảng cáo trên thiết bị di động chiếm 94%. Khu vực tập trung người dùng lớn nhất ở Châu Á, nơi có hơn 1 tỷ người dùng Facebook.

Có thể thấy, Facebook là chiếc phễu thu hút quảng cáo của thời đại kỹ thuật số trên toàn cầu.

Kiếm tiền từ ngành tin tức

Mô hình hoạt động của Facebook hiểu một cách đơn giản là kết nối mọi người, chia sẻ thông tin để đổi lấy những lượt tương tác. Từ những tương tác đó, Facebook lọc ra đối tượng quảng cáo theo sở thích của người dùng để bán lại cho các nhà quảng cáo. Người dùng càng dành nhiều thời gian cho Facebook sẽ xem nhiều quảng cáo hơn.

Như vậy, tin tức là một phần quan trọng giúp níu kéo người dùng sử dụng Facebook. Tại Mỹ, có hơn 52% người trưởng thành dùng Facebook như một nguồn tin tức, nhiều hơn bất kỳ trang web nào khác.

Facebook chia doanh thu voi bao chi anh 3
Nhiều người dùng xem Facebook là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu.

Trong khi đó, khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew lại cho thấy 62% người trưởng thành tin rằng mạng xã hội có quá nhiều quyền kiểm soát tin tức.

55% người khảo sát cho rằng việc kiểm soát này sẽ khiến tin tức ngày càng kém chất lượng, 53% tin rằng các thông tin nhận được là một chiều vì được phân phối theo sở thích người dùng và 51% nhận định tin giả là một vấn đề lớn mà mạng xã hội đang gặp phải.

Bản thân Facebook cũng tự nhìn nhận được tầm quan trọng của tin tức với sự sống còn của nền tảng. Tháng 10/2019, Facebook tung ra tab chức năng tin tức với mục đích được quản lý nội dung chất lượng cao từ các nguồn đáng tin cậy để chống lại tin giả.

Hiệu ứng cánh bướm bắt đầu từ Australia

Nhằm bảo vệ những nhà xuất bản nội dung, chính phủ Australia đề xuất dự luật yêu cầu các nền tảng như Google, Facebook đàm phán với các công ty truyền thông để trả tiền cho những tin tức và nội dung được chia sẻ trên nền tảng của họ.

Nếu dự luật này được thông qua, việc Facebook sử dụng các liên kết tin tức trên nền tảng để đổi lấy lượt truy cập khi chưa được đồng ý của bên xuất bản một cơ quan phán quyết độc lập sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp.

Facebook chia doanh thu voi bao chi anh 4
Dù thu hàng tỷ USD từ việc phân phối quảng cáo bên cạnh nội dung tin tức, Facebook vẫn không trả tiền.

Dự luật này đẩy Facebook vào thế khó. Nếu Australia thông qua dự luật, các quốc gia khác cũng sẽ làm theo.

Đáp lại, ngày 18/2, Facebook tuyên bố cắt đứt việc hiển thị tin tức từ Australia. Sự kiện này ngay lập tức gây chấn động ngành công nghiệp tin tức toàn cầu, vốn đang chịu không ít sự ảnh hưởng từ những gã công nghệ khổng lồ.

Tuy nhiên, sau gần một tuần căng thẳng, mạng xã hội lớn nhất thế giới quyết định rút lại động thái và tiến tới thỏa thuận “đình chiến” với chính phủ Australia.

Bên cạnh đó, ngày 24/2, Facebook đưa ra thông báo cam kết đầu tư ít nhất 1 tỷ USD vào ngành công nghiệp tin tức trong vòng 3 năm tới.

Ngoài ra, Facebook cho biết công ty truyền thông xã hội đang đàm phán tích cực với các nhà xuất bản tin tức tại Đức và Pháp để đưa ra những thỏa thuận có lợi cho đôi bên cũng như người dùng.

Bình luận về việc Facebook, Google chấp nhận trả tiền, New York Times cho rằng “một quốc gia nhỏ cũng có thể buộc tên tuổi công nghệ lớn phải quy thuận, điều mà Mỹ không làm được”.

Trong những năm gần đây, Facebook và Google từng ra mắt những chương trình hoạt động theo mô hình trả tiền. Các hãng thông tấn phải trả phí để được chia sẻ thông tin đã qua chọn lọc trên Facebook News. Từ năm ngoái, Google đã công bố kế hoạch cấp phép tin tức với News Showcase. Trên nền tảng mới, hãng tin có thể tự sắp xếp và quyết định cách trình bày tin tức của mình.

Tuy vậy, số tiền họ trả cho các bên xuất bản tin tức được đánh giá là quá thấp.

Hôm 1/3, Facebook cho biết công ty sẽ ra mắt dịch vụ tin tức Facebook News tại thị trường Đức vào tháng 5. Dịch vụ dành riêng cho báo chí này được Facebook cung cấp lần đầu tại Mỹ, sau đó mở rộng sang Anh hồi tháng 1.

Tuy nhiên, theo CNN, Axel Springer, hãng tin tức hàng đầu châu Âu đã từ chối hợp tác với Facebook vì không thể chấp nhận mức chi trả cho tin tức từ mạng xã hội này.

Các quốc gia khác bắt đầu hành động

Tại Mỹ, Liên minh Truyền thông Tin tức Mỹ với gần 2.000 tổ chức thành viên cũng vận động xúc tiến “Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí” tương tự Australia, cho phép các nhà xuất bản có thể “thương lượng với những nền tảng trực tuyến về các điều khoản phân phối nội dung”.

Tại Canada, tháng 2, Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeault dự kiến ban hành luật mới buộc các gã khổng lồ công nghệ trả tiền cho nội dung tin tức xuất hiện trên nền tảng. Quyết định này là kết quả từ một chiến dịch do 105 tờ báo địa phương phát động, yêu cầu chính quyền đưa ra cải cách khẩn cấp để hỗ trợ ngành báo chí.

“Tin tức chưa bao giờ là miễn phí. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, các nhà xuất bản phải được hỗ trợ chi phí thỏa đáng cho công việc của họ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khi họ đưa thông tin vì lợi ích nền dân chủ, sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng chúng tôi”, ông Steven Guilbeault nhấn mạnh.

Facebook chia doanh thu voi bao chi anh 5
Sau khi dọa rút khỏi Australia vì dự luật buộc Facebook chia doanh thu với báo chí, Mark Zuckerberg đã chặn chia sẽ thông tin tại quốc gia này. Ảnh: Getty.

Tại châu Âu, cơ quan quản lý đã đề xuất đạo luật Dịch vụ và Thị trường Kỹ thuật số EU. Phát biểu với Financial Times, Nghị viên châu Âu, Alex Saliba cho biết cách tiếp cận của chính phủ Australia đã giải quyết được “sự mất cân bằng nghiêm trọng về khả năng thương lượng” giữa các nền tảng công nghệ và những hãng tin.

Tại Anh, Tháng 12/2020, Lực lượng Đặc nhiệm Thị trường Kỹ thuật số nước này cho biết Facebook và Google có thể sớm bị buộc phải trả tiền cho các hãng tin để hiển thị nội dung của họ.

Cơ quan này được phép phạt những gã khổng lồ công nghệ đến 10% tổng doanh thu toàn cầu nếu vi phạm luật. Cùng thời gian đó, Ủy ban Truyền thông và kỹ thuật số của Hạ viện Anh khuyến nghị các nhà lập pháp đưa ra luật tương tự như Australia.

Tại Pháp, Cơ quan Cạnh tranh nước này đã nỗ lực kêu gọi các nền tảng công nghệ trả tiền cho tin tức suốt nhiều năm qua. Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia EU áp dụng chỉ thị bản quyền của châu Âu vào năm 2019, yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin.

Tại Tây Ban Nha, thuế Google được ban hành từ năm 2014, buộc gã khổng lồ công nghệ phải trả tiền cho những đoạn tin tức đăng trên nền tảng Google News.

Ở Đức, năm 2019, bốn hãng tin của Đức, bao gồm cả chủ sở hữu Insider Axel Springer hợp lực đòi các hãng quảng cáo Big Tech chia sẻ lợi nhuận cho tin tức truyền thống.

Chiêu dọa rút nền tảng của Facebook đã lỗi thời

Theo CNN, hơn bất kỳ doanh nghiệp nào khác ở Thung lũng Silicon, Facebook có lẽ là tập đoàn đang bị nhiều quốc gia nhắm đến.

Tuy nhiên, ông lớn này luôn có một đối sách dành cho các trường hợp bị chèn ép là đe dọa rút sản phẩm của mình khỏi thị trường khi đối mặt với các quy định bất lợi.

Cách làm trên đang được các ông lớn công nghệ áp dụng nhiều hơn. Vào năm 2014, Google đã đóng cửa dịch vụ Google News ở Tây Ban Nha hay Đức sau khi quốc gia này thông qua một luật thuế tương tự Australia hiện tại.

Facebook chia doanh thu voi bao chi anh 6
Ngay sau đó, Facebook đã xuống nước, tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào ngành tin tức. Ảnh: The Verge.

Google cũng đe dọa rút công cụ tìm kiếm của hãng khỏi Austrlia nếu họ ban hành luật truyền thông mới. Tuy nhiên sau đó, ông lớn này đã chịu nhượng bộ.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đã “mạnh tay” hơn trong việc kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ. Sau cùng, những tập đoàn này vẫn cần người dùng để phát triển. Và chính phủ các nước hoàn toàn có thể cắt đứt nguồn lợi đó.

Các nhà phê bình cho rằng Google và Facebook chỉ đơn giản đang cố gắng duy trì vị thế “cửa trên” của mình đối với giới truyền thông.

“Việc hiện thực hóa bộ luật sẽ tước đi nhiều quyền lực của nền tảng công nghệ. Cán cân quyền lực sẽ được chuyển qua bên thứ 3 (pháp luật) và họ không hề lường trước điều đó”, Peter Lewis, Giám đốc Trung tâm Trách nhiệm Công nghệ tại Viện Australia, một nhóm nghiên cứu độc lập, cho biết.

Hút hàng tỷ USD tiền quảng cáo tại Việt Nam

Riêng tại Việt Nam, theo We Are Social, năm 2020, Việt Nam có hơn 69 triệu người dùng Facebook, chiếm 70,1% toàn bộ dân số. Trong khi đó, theo Statista, Việt Nam hiện đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook.

Bao trùm lên tất cả các lĩnh vực trên là số tiền “khổng lồ” thu được từ quảng cáo. Theo một thống kê sơ bộ, riêng số tiền quảng cáo mà hai công ty Facebook và YouTube năm 2017 thu được là 320 triệu USD.

Theo số liệu ước tính từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS, năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam khoảng đạt 550 triệu USD.

Facebook chia doanh thu voi bao chi anh 7
Tại Việt Nam, Facebook chiếm hơn một nửa thị phần ngành quảng cáo kỹ thuật số nhưng không có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trong ảnh là một công ty “nhái” Facebook tại TP.HCM.

Trong đó, Facebook và Google chiếm 66,7% tương đương 387,1 triệu USD, các doanh nghiệp quảng cáo trong nước chia nhau 33,3% còn lại.

Cũng theo ước tính của ANTS, năm 2019 và 2020, doanh thu quảng cáo của Facebook và Google tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. Cụ thể, ANTS ước tính năm 2019, doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam ước khoảng 648 triệu USD, trong đó Facebook chiếm 275 triệu USD, Google 174,9 triệu USD, các đơn vị trong nước chiếm chỉ 180,9 triệu USD.

Trong khi đó, tại phiên chất vấn tháng 11/2019, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết doanh thu từ quảng cáo của Facebook tại Việt Nam năm 2018 khoảng 1 tỷ USD và hiện chưa đóng thuế.

“Nếu truy thu thì số thuế thu được có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Việc đánh thuế nhà thầu đối với Facebook, Google là một việc cần làm”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo về việc sử dụng biện pháp kinh tế để ngăn chặn dòng tiền quảng cáo sai sự thật. Bộ TT&TT đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để có phương án kiểm soát các giao dịch thanh toán xuyên biên giới.

(Nguồn: Zing)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
shutterstock-by-itor-nexus-7-leo.jpg
Giá cả tại Séc: Tại sao bánh burger đang ngày càng đắt hơn
Nếu gần đây bạn nhận thấy bánh burger của mình ngày càng đắt hơn, bạn không phải là người duy nhất. Dù bạn đang ăn nhanh tại cửa hàng thức ăn nhanh hay tự nướng burger tại nhà, giá thịt ở Séc vẫn liên tục tăng.
02-07-2025
lcqxvud55jl6ne5fp2ifdts73i-17514271851261078543860.jpg.webp
Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu
Sau khi Mỹ áp thuế cao và siết lỗ hổng 'de minimis', Temu và Shein mất hàng triệu người dùng tại Mỹ nhưng lại tăng trưởng mạnh tại Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
02-07-2025
shutterstock-by-sashkin-lkora-li.jpg
Metro Index 2025: Xếp hạng các ga tàu điện ngầm ở Praha theo giá căn hộ
Giá bất động sản quanh thủ đô đang tăng vọt – đến mức ngày càng ít người có thể vay thế chấp trong năm 2025. Mua nhà gần các ga tàu điện ngầm ở Praha giờ đã trở thành một món hàng xa xỉ — giá trung bình cho một căn hộ rộng 70 mét vuông hiện đã vượt quá 7 triệu korun tại mọi nhà ga trên bản đồ.
01-07-2025
obed-rizek-jidlo-restaurace.jpeg
Giá bữa trưa trong nhà hàng tại Séc tiếp tục tăng
Giá bữa trưa trong các nhà hàng tại Séc vẫn tiếp tục tăng. Kể từ năm 2020, giá cả ở một số khu vực đã tăng tới 50%. Nguyên nhân không chỉ là do nguyên liệu đắt đỏ hơn, mà còn do chi phí nhân công – các chủ nhà hàng buộc phải trả lương cao hơn so với trước. Người tiêu dùng phải chi nhiều nhất ở Praha và Brno, trong khi đó tại Zlín hay Olomouc thì chi phí có phần rẻ hơn.
01-07-2025
quoc-hoi-my-2480267-read-only-1751297963596950283531.jpg
Siêu dự luật 4.000 tỉ USD gây tranh cãi ở Mỹ
Đảng Cộng hòa đang đối mặt với trận chiến cam go khi "siêu dự luật" mang dấu ấn của ông Trump vấp phải sự phản đối đồng loạt từ Đảng Dân chủ và sự chia rẽ gay gắt từ trong chính nội bộ.
01-07-2025
SOV8027fd_profimedia_0010713252.jpg
Hầu hết người dân Séc đều muốn sở hữu nhà riêng
Người dân Séc hiện đang vay tổng cộng gần 4 nghìn tỷ korun, đây là một con số kỷ lục. Theo Chỉ số Thịnh vượng, cứ trong hai người Séc thì có một người đang có một khoản vay nào đó, phổ biến nhất là vay thế chấp. Trong 10 người Séc thì có tới 9 người Séc muốn sở hữu nhà ở của riêng mình, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia châu Âu.
30-06-2025
petr-benes-panel-panel-plus-rekonstrukce-bytu-bydleni.jpeg
Chỉ 20% hộ gia đình có thu nhập cao mới mua được nhà tại Séc
Giá bất động sản tại Séc liên tục tăng và lập kỷ lục mới, khiến cho mua nhà bằng hình thức thế chấp chỉ dành cho rất ít người. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Quốc gia Séc, hiện nay chỉ còn khoảng một phần năm các hộ gia đình có thu nhập cao nhất mới có thể mua được căn hộ – ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
30-06-2025
2025-06-27t211242z11923064rc29bfamcmi8rtrmadp3usa-trump-17512450390201378380216.jpg.webp
Ông Trump không định gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan sau ngày 9-7
Trong cuộc phỏng vấn phát ngày 29-6, Tổng thống Trump nói ông không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các nước sau ngày 9-7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán.
30-06-2025
YjE1ZGI3YWNjYWI4NmNhOFgAWyfz4wu1.jpg
Nền kinh tế Séc tăng trưởng 2,4% trong quý I/2025
Theo số liệu ước tính của Văn phòng Thống kê Séc, nền kinh tế Séc đã tăng trưởng 2,4% trong quý I năm nay so với cùng kỳ, đây là mức tăng nhanh nhất trong gần ba năm qua.
29-06-2025
toa-nha-quoc-hoi-my-ngay-11-6-2025-politifact-17510841009271387614313.jpg.webp
Nhà Trắng bị chỉ trích thổi phồng lợi ích của dự luật Big Beautiful Bill
Nhà Trắng gần đây đã liên tục nhấn mạnh về những tác động kinh tế tích cực mà dự luật “Big Beautiful Bill” có thể mang lại cho người dân Mỹ, với hơn 10.000 USD mỗi năm. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết đây là sự phóng đại quá mức.
29-06-2025
Tin nổi bật
Plzeň: Người mẹ bỏ quên bé gái 1 tuổi trong ô tô giữa trời nắng nóng – lính cứu hỏa phải phá cửa giải cứu
53XCT.webp
Lực lượng cứu hỏa tại thành phố Plzeň vừa thực hiện một nhiệm vụ khẩn cấp đầy kịch tính. Họ đã giải cứu một bé gái một tuổi bị mẹ bỏ quên trong chiếc ô tô đóng kín, đang nóng hầm hập dưới trời nắng. Đứa trẻ đã được chuyển tới bệnh viện.
12 giờ trước
Nam thanh niên ở Rakovník tử vong do đuối nước trong bể bơi
xpolicie-xzachranka-zachranka-po.jpg
Vào chiều thứ Tư, ở bể bơi tại Rakovník, một thanh niên 19 tuổi đã bị đuối nước. Trong khi đang bơi, nam thanh niên đã chìm xuống dưới mặt nước và được một người bơi khác phát hiện. Cảnh sát đang điều tra vụ việc. Đây là trường hợp đuối nước thứ hai xảy ra tại bể bơi này trong vòng một tuần.
12 giờ trước
Cái chết kinh hoàng trong biển lửa: Hai tài xế ở miền Nam Séc thiệt mạng trong xe sau va chạm
9518426-crop.jpg
V sáng thứ Tư, một vụ tai nạn ô tô nghiêm trọng đã xảy ra tại thành phố Tábor trên tuyến đường I/19. Sau vụ va chạm, chiếc xe bốc cháy và người lái đã tử vong ngay trong xe.
12 giờ trước
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Trump.jpg
Lúc 20 giờ ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
12 giờ trước
Giá cả tại Séc: Tại sao bánh burger đang ngày càng đắt hơn
shutterstock-by-itor-nexus-7-leo.jpg
Nếu gần đây bạn nhận thấy bánh burger của mình ngày càng đắt hơn, bạn không phải là người duy nhất. Dù bạn đang ăn nhanh tại cửa hàng thức ăn nhanh hay tự nướng burger tại nhà, giá thịt ở Séc vẫn liên tục tăng.
12 giờ trước
Cảnh báo bão mạnh đổ bộ vào Séc, kèm theo mưa lớn cục bộ và mưa đá
53788708-fb16-4a6c-85a0-48dad5a0d1eb.jfif
Theo Viện Khí tượng Thủy văn Séc (ČHMÚ), những cơn giông mạnh sẽ đổ bộ vào Séc vào khoảng giữa trưa thứ Năm và ảnh hưởng đến nhiều vùng trong nước. Dự báo cũng cảnh báo có mưa lớn cục bộ và khả năng có mưa đá.
14 giờ trước
Làm gì khi có chiến tranh hoặc thảm họa: Các hộ dân tại Séc sẽ nhận được cẩm nang hướng dẫn mới về mẹo sinh tồn trong 72 giờ
emergency-preparations-photo-shutterstock-speedshutter-photography-ijige.webp
Một cuốn sổ tay khẩn cấp mới, dựa trên khái niệm “72 giờ”, sẽ được gửi tới tất cả các hộ gia đình ở Cộng hòa Séc vào mùa thu năm nay. Cuốn sách này cung cấp các mẹo sinh tồn trong những tình huống khủng hoảng nghiêm trọng.
14 giờ trước
Người phụ nữ trẻ định tự tử bằng cách nhảy xuống sông Vltava, được cảnh sát kịp thời cứu giúp
Screenshot 2025-07-02 143922.png
Một cô gái mới 22 tuổi đã cố gắng kết liễu cuộc đời mình vào sáng Chủ nhật, 29.6 bằng cách nhảy từ cầu Čechův ở Praha xuống sông Vltava.
15 giờ trước
Cảnh báo nắng nóng gay gắt và nguy cơ hỏa hoạn tại Séc
720x405.jpg
CH Séc đang đối mặt với những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Liên quan đến tình hình này, Viện Khí tượng Thủy văn Séc đã ban hành cảnh báo ở nhiều khu vực về nguy cơ cháy rừng.
15 giờ trước
Bệnh ghẻ đang lây lan rộng ở Praha
NGQ1YTEwNDI3N2FjZmZjZjbCFjxakiF7.jpg
Tại thủ đô Praha, bệnh ghẻ – một bệnh ký sinh trùng gây phát ban và ngứa ngáy – đang lây lan nhanh hơn so với các năm trước. Tính đến cuối tháng 6, các cơ quan y tế đã ghi nhận 300 ca mắc, trong khi cả năm ngoái chỉ có 517 ca.
15 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil