Khủng hoảng di cư: Chưa tìm được lối thoát
Tin thế giới
author23/12/2021 10:11
Cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới Ba Lan – Belarus nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung vẫn diễn biến ngày càng căng thẳng và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hàng nghìn người vẫn đang mắc kẹt trong thời tiết băng giá và điều kiện sinh hoạt vô cùng tồi tệ.

Liên minh châu Âu đã chỉ trích Belarus cố tình để cho hàng nghìn người di cư tự do di chuyển tới biên giới với EU để đáp trả sau khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan tình hình chính trị, nhân quyền tại nước này. Về phần mình, Belarus luôn bác bỏ các cáo buộc này và cho rằng EU cần có trách nhiệm giải quyết vấn đề di cư hiện tại chứ không phải đổ lỗi cho nước này.

Hàng nghìn người di cư tập trung ở khu vực biên giới Ba Lan - Belarus.
Hàng nghìn người di cư tập trung ở khu vực biên giới Ba Lan – Belarus.

Giọt nước tràn ly

Việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến những căng thẳng hiện nay tại biên giới giữa EU và Belarus. Động thái này được giới quan sát ví như là giọt nước làm tràn ly.

Từ năm 2004, khi ông Lukashenko chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống thứ 3 của mình, EU đã bắt đầu thực thi những biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này, khiến quan hệ hai bên trở nên xa cách. Điều đó gián tiếp khiến Belarus ngày càng trở nên gắn bó mật thiết với Nga.Sau hơn 10 năm áp đặt những rào cản, đến năm 2016, khi ông Lukashenko bước vào nhiệm kỳ thứ 5, các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức ủng hộ ông được dỡ bỏ vì “EU muốn tìm kiếm mối quan hệ hợp tác mới”. Tuy nhiên, tình hình chỉ căng thẳng trở lại vào tháng 8/2020, khi ông tiếp tục chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống thứ 6 kèm theo những cáo buộc gian lận từ phe đối lập và dẫn tới hàng loạt các cuộc biểu tình nổ ra khắp cả nước – những điều đó đã khiến EU tái áp đặt một số biện pháp trừng phạt.

Kể từ đó, các quốc gia châu Âu có biên giới với Belarus, bao gồm Litva, Latvia và Ba Lan, đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người tị nạn cố gắng vượt biên vào EU. Thậm chí, khi làn sóng di cư xảy ra, các quốc gia thành viên EU buộc phải đặt tình trạng khẩn cấp ở khu vực biên giới đồng thời EU cáo buộc Belarus đã cố tình sử dụng quân bài người di cư và tị nạn để gây áp lực đến EU nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt. Tất nhiên chính phủ Belarus đã phủ nhận những cáo buộc đó đồng thời đáp trả ngược lại rằng EU đã vi phạm nhân quyền bằng cách từ chối người dân đi lại, trái với các quy tắc quốc tế về tị nạn.

Nhìn lại quãng thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Alexander Lukashenko, phương Tây luôn coi Belarus là một quốc gia thiếu dân chủ, có nhiều vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Belarus lại nổi lên là một đối tác quan trọng, khi trở thành cánh cửa để xuất khẩu khí đốt từ Nga sang EU, đặc biệt là từ khi tình hình ở Ukraine trở nên bất ổn. Vì thế, việc tìm giải pháp cải thiện mối quan hệ của hai bên nhất là trong vấn đề di cư rõ ràng là nội dung được quan tâm đặc biệt hiện nay.

Đối với EU, giải quyết vấn đề Belarus cũng là một phần của giải pháp bảo vệ một “huyết mạch” quan trọng của EU, cũng như nằm trong tiến trình cải thiện quan hệ với Nga. Về phía Belarus, EU là đối tác thương mại chính thứ hai của Belarus sau Nga, chiếm 19,3% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của cả nước, đạt 10,4 tỷ euro vào năm 2020. Do đó có thể thấy, trong bối cảnh bị áp đặt nhiều lệnh trừng phạt thì việc đánh vào yếu huyệt của một châu Âu vẫn còn ám ảnh sau cuộc khủng hoảng di cư năm 2016 rõ ràng là bước đi có sự tính toán của chính quyền tổng thống Lukashenko để đạt được những thỏa thuận phù hợp trong tương lai.

Một số quốc gia châu Âu đã buộc phải áp đặt tình trạng khẩn cấp ở khu vực biên giới để ngăn chặn dòng người di cư ồ ạt vào EU.
Một số quốc gia châu Âu đã buộc phải áp đặt tình trạng khẩn cấp ở khu vực biên giới để ngăn chặn dòng người di cư ồ ạt vào EU.

Chưa thể tháo gỡ nút thắt

Sau thời gian dài leo thang xung đột ở biên giới, trước những động thái cứng rắn vừa qua, Ba Lan và Latvia vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề người di cư. Các hành động hiện nay của cả hai nước mới chỉ là giải pháp tạm thời chứ chưa phải cách thức giải quyết tận gốc vấn đề đã tồn tại nhiều năm nay, đặc biệt trong bối cảnh biên giới hai nước với Belarus đang có nguy cơ leo thang quân sự. Các động thái vừa qua của các quốc gia này cũng muốn tái khẳng định vị trí của mình đối với EU khi đóng vai là “người bảo vệ” biên giới của Châu Âu chống lại một cuộc xâm lược từ phía Đông…

Trong bối cảnh hàng nghìn người di cư đang sống trong tình trạng đặc biệt khó khăn, đối mặt với điều kiện sinh hoạt vô cùng thiếu thốn, mất vệ sinh ở khu vực biên giới EU, tình hình này đang gián tiếp tạo ra sức ép lên vai các nhà lãnh đạo EU và đặt ra yêu cầu bức thiết xử lý khủng hoảng này.

Trước đây, Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối việc xây dựng các bức tường ngăn chặn người di cư và cho rằng đây chỉ một biện pháp khắc phục ngắn hạn không phù hợp với các giá trị của châu Âu. Ngay cả khi một số thành viên của khối này bắt đầu dựng hàng rào ngăn người di cư trong thời gian qua, EU vẫn khẳng định đó là điều khối này không mong muốn và sẽ không tài trợ cho các bức tường bảo vệ biên giới này. Như vậy, với một châu Âu đang chia rẽ trong quan điểm xử lý vấn đề người di cư, khi các bên chưa tìm được tiếng nói chung thì rõ ràng khủng hoảng di cư hiện tại sẽ ngày càng trở nên hiện hữu. Với tình hình hiện tại, sức ép từ các quốc gia thành viên, sức ép từ bài học xương máu trong khủng hoảng di cư 2016 cũng như những tác động, ảnh hưởng của Nga tới khu vực này, rõ ràng châu Âu sẽ phải có phương pháp tiếp cận mới phù hợp hơn trong tương lai. Tuy nhiên, có lẽ điều cần làm trước mắt là tìm một tiếng nói chung trong việc hỗ trợ các quốc gia tuyến đầu ứng phó với tình hình hiện tại và giải quyết khủng hoảng di cư của khối là chứ không chỉ áp đặt các biện pháp trừng phạt cho Belarus.

Mặt khác, là một trong những vị trí quan trọng ở sườn phía đông của EU, tuy nhiên Ba Lan vẫn chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu kể từ tháng 8/2021 tới nay trong bối cảnh nhiều quốc gia trong Liên minh châu Âu đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng người di cư.  Các biện pháp EU đưa ra hiện tại chủ yếu là các biện pháp trừng phạt tập trung vào Belarus. Giới phân tích cho rằng, khác với vấn đề di cư qua cửa ngõ Nam Âu, cuộc khủng hoảng tại biên giới phía Đông với Belarus không đơn thuần chỉ là vấn đề nhân đạo mà đi kèm đó là cả các vấn đề chính trị. Do đó, có thể hiểu cách tiếp cận của EU với cuộc khủng hoảng mới cũng có những điểm khác nhất định và một sự thận trọng cần thiết, nhất là động thái mới đây của Belarus trong ngày 19/12, khi Ngoại trưởng Belarus đe dọa xem xét khả năng triển khai vũ khí hạt nhân để phản ứng lại các động thái cứng rắn của NATO và EU.

Cuộc khủng hoảng di cư hiện nay đang ngày càng thêm trầm trọng cũng bắt nguồn từ cách tiếp cận cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) với vấn đề người di cư. EU cũng không thể làm ngơ trước diễn biến phức tạp hiện nay ở biên giới của các quốc gia trong khối, với những nguy cơ cho một cuộc khủng hoảng di cư mới đang hiện hữu trước mắt.  Một châu Âu vẫn còn ám ảnh với cuộc khủng hoảng di cư 2016 chắc chắn khó có thể làm ngơ trước cảnh tượng trẻ em, phụ nữ và người dân vô tội sống trong điều kiện tồi tệ, dưới thời tiết băng giá, mắc kẹt giữa những rào thép gai và quân đội của hai nước Ba Lan – Belarus. Tuy nhiên, 3 thách thức đặt ra hiện nay với Liên minh châu Âu (EU) đó là EU cần phải đảm bảo được mỗi hành động đưa ra phải thể hiện sự đoàn kết của khối trong việc bảo vệ biên giới chung,  thể hiện sự chia sẻ khó khăn với người di cư cũng như quan điểm rõ ràng về xử lý vấn đề khủng hoảng nhân đạo hiện nay ở khu vực biên giới nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo sự kiên định cần thiết để bảo vệ tính tối cao của luật pháp châu Âu liên quan về vấn đề này.

Rõ ràng, Liên minh châu Âu sẽ cần có những tính toán để bảo vệ biên giới của mình, làm yên lòng các quốc gia thành viên cũng như giảm căng thẳng, bất ổn chính trị ở khu vực này. Trải qua nhiều cuộc họp thượng đỉnh, nhiều các biện pháp được các quốc gia đề xuất nhưng tới nay, EU vẫn đang thể hiện sự lúng túng của mình trong việc tìm kiếm một biện pháp phù hợp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng Liên minh châu Âu có thể sẽ phải điều chỉnh lại khung pháp lý liên quan tới người di cư để có cách tiếp cận phù hợp hơn với thực tế mới. Bởi lẽ, với các quy tắc hiện tại thì các quốc gia thành viên EU ở biên giới như Địa Trung Hải, Đông Âu sẽ phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề đầu tiên khi khủng hoảng di cư xảy ra, mà đó là điều không quốc gia nào ở khu vực này mong muốn. Do đó, chính trong nội bộ châu Âu cũng đang có những bất đồng trong cách thức tiếp cận và xử lý vấn đề người di cư hiện tại.

Một vấn đề đáng lưu tâm khác, trước những thách thức khó lường trong bối cảnh thế giới đang biến động không ngừng, Liên minh châu Âu đang trong giai đoạn muốn tạo lập một môi trường ổn định ở khu vực phía Đông của mình chứ không phải chạy theo giải quyết các xung đột leo thang, do đó nhiều nhà lãnh đạo các nước EU đã thừa nhận rằng không thể bỏ qua vai trò của Nga trong việc định hình một cấu trúc an ninh mới cho “Lục địa già”, đặc biệt là với vấn đề của Belarus. Do đó, việc làm tan băng mối quan hệ Đông – Tây, cải thiện mối quan hệ với những lợi ích về kinh tế và năng lượng sẽ là ưu tiên đối thoại chiến lược với Belarus nói riêng và tiếp đó là Nga trong thời gian tới./.

(Nguồn: VOV)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
ĐSQ Israel.avif
Israel đóng cửa toàn bộ đại sứ quán trên thế giới
Sau khi tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Iran, Israel đã ra lệnh đóng cửa tất cả các đại sứ quán của mình trên toàn cầu và kêu gọi công dân cảnh giác.
13-06-2025
Lực lượng vệ binh Irran.webp
Iran nói cuộc không kích của Israel là 'lời tuyên bố chiến tranh'
Giới chức Iran gửi thư lên Liên Hợp Quốc, nói rằng Israel đã đưa ra "lời tuyên chiến" khi tập kích nước này, kêu gọi các quốc gia có biện pháp buộc Tel Aviv chịu trách nhiệm.
13-06-2025
Screenshot 2025-06-12 135206.png
Vụ máy bay Boeing 787-8 Dreamliner rơi: Ấn Độ xác nhận 269 người đã tử vong
Hôm 13/6, hãng hàng không Air India đã xác nhận rằng 269 người đã tử vong, trong đó 241 người trên máy bay, những người còn lại dưới mặt đất, chỉ có duy nhất một người trên máy bay sống sót, là một công dân Anh gốc Ấn Độ.
13-06-2025
Tòa nhà Tehran.webp
Iran tuyên bố sẽ 'đáp trả không giới hạn' nhằm vào Israel
Quân đội Israel nói Iran đang bắt đầu chiến dịch trả đũa sau vụ không kích phủ đầu, với hơn 100 UAV tự sát được triển khai.
13-06-2025
cats-1749784056-9833-1749784242.webp
Lời cuối của phi công trên máy bay Ấn Độ gặp nạn
Cơ trưởng Sumeet Sabharwal gửi tín hiệu khẩn cấp, thông báo máy bay không thể nâng độ cao ngay trước khi chiếc Boeing 787 lao xuống đất.
13-06-2025
13062025-my--ay-manh-truy-quet-lao--ong-nhap-cu-trai-phep-2-53108941493169310513369-42479731313982707028278.webp
Mỹ đẩy mạnh truy quét lao động nhập cư trái phép
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh điều tra các doanh nghiệp bị nghi ngờ sử dụng lao động nhập cư trái phép.
13-06-2025
air-india-1749769461412304378174.jpg
Tin tức thế giới 13-6: Mỹ chưa cấm bay Boeing 787; Ông Trump thất vọng về Nga và Ukraine
Giới chức Mỹ chưa thấy đủ dữ liệu để ngừng bay Boeing 787; Ông Trump cam kết đưa Ấn Độ và Pakistan lại gần nhau; ông Kim Jong Un ca ngợi lễ hạ thủy tàu khu trục... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 13-6.
13-06-2025
hinh-anh-13-6-25-luc-0705-1749773177014702663581.jpeg.webp
Ông Trump, ông Putin và lãnh đạo thế giới gửi lời chia buồn đến Ấn Độ
Hàng loạt lãnh đạo thế giới trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Anh Keir Starmer, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron... đã gửi lời chia buồn đến Ấn Độ sau vụ tai nạn thương tâm của Air India hôm 12-6.
13-06-2025
99315469-0-image-a-41749751403050-17497770901951207605038.png.webp
Bức ảnh hạnh phúc cuối cùng của gia đình bác sĩ Ấn Độ trên máy bay Air India
Mạng xã hội đang lan truyền bức ảnh selfie cuối cùng của một gia đình người Ấn trước khi thảm kịch máy bay Air India xảy ra, khiến nhiều người đau xót.
13-06-2025
trump-netanyahu-17497833082592023973569.jpg.webp
Israel tấn công Iran, ông Trump đã ngầm báo trước?
Chỉ một ngày trước khi Israel tấn công Iran, ông Trump đã nói về viễn cảnh này, song cảnh báo động thái này có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột lớn tại khu vực.
13-06-2025
Tin nổi bật
Phát hiện nhóm lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng và giao hàng
4a70c9c2-bc65-4148-bac7-173c0c2a438d.jpg
Cảnh sát Praha đã bắt giữ 4 người được cho là “nhân viên giao hàng”, những người này làm việc cho một nhóm giả danh nhân viên ngân hàng. Theo cảnh sát, nhóm nghi phạm đã giả mạo là nhân viên ngân hàng và tiếp cận khách hàng với câu chuyện rằng tài khoản của họ bị tấn công, sau đó thuyết phục nạn nhân rút tiền mặt. Tổng thiệt hại trong vụ lừa đảo này lên tới gần 20 triệu korun.
4 giờ trước
Những chú ý khi lái xe đi du lịch từ Séc đến các quốc gia gần biển
chorvatsko.jpeg
Việc lái xe đi du lịch tới những quốc gia có biển được nhiều người Séc yêu thích như Croatia hoặc Ý, sẽ nhanh hơn trong năm nay nhờ đoạn cao tốc D3 mới ở Nam Séc. Một tin tích cực khác là việc bãi bỏ các khu vực sinh thái với giới hạn tốc độ trên các tuyến đường cao tốc tại vùng Styria của Áo. Ngoài ra, đổ xăng ở Séc trước khi sang biên giới vẫn là lựa chọn tiết kiệm và đáng cân nhắc.
4 giờ trước
Những hạn chế giao thông và tắc đường kéo dài trong mùa hè tại Praha
BJ4BU9g.jpeg
Người dân Praha sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho những rắc rối giao thông và tắc đường kéo dài trong mùa hè này. Chính quyền thành phố đã lên kế hoạch cho nhiều dự án cải tạo và sửa chữa, ảnh hưởng đến những tuyến đường trọng yếu và đông đúc.
4 giờ trước
Lãi suất vay thế chấp trung bình trong tháng 5 đạt 4,6%
1749130422_F202112240607701.jpeg
Trong tháng 5, các ngân hàng tại Séc đã cung cấp các khoản vay thế chấp với tổng giá trị 34,3 tỷ korun, tăng 7 % so với tháng 4. Lãi suất trung bình cho các khoản vay mới tiếp tục giảm nhẹ, từ 4,65 % xuống còn 4,6 % trong tháng 5.
4 giờ trước
Vụ máy bay Boeing 787-8 Dreamliner rơi: Ấn Độ xác nhận 269 người đã tử vong
Screenshot 2025-06-12 135206.png
Hôm 13/6, hãng hàng không Air India đã xác nhận rằng 269 người đã tử vong, trong đó 241 người trên máy bay, những người còn lại dưới mặt đất, chỉ có duy nhất một người trên máy bay sống sót, là một công dân Anh gốc Ấn Độ.
9 giờ trước
Bảo hiểm y tế Séc sẽ chi trả cho việc trám răng Composite
zubar-stomatolog-stomatologie-zu.jpg
Cho đến nay, người lớn tại Séc phải tự trả tiền cho trám răng Composite, chỉ có trám amalgam là được bảo hiểm chi trả. Loại trám amalgam này sẽ bị loại bỏ ở Cộng hòa Séc từ năm sau. Mỗi bệnh nhân sẽ có được bảo hiểm y tế chi trả cho trám răng Composite đơn giản, điều này sẽ giúp người dân tiết kiệm khoảng 930 korun mà họ hiện phải chi trả.
14 giờ trước
Làm gì ở Praha cuối tuần này: Những sự kiện nổi bật nhất từ 13–15/6
collage-credits-prague-shrimp-we.jpg
Cuối tuần này tại Praha, bạn có thể vào cửa miễn phí hoặc được giảm giá tại các bảo tàng và phòng trưng bày khắp thành phố, thưởng thức các món tôm chất lượng và cùng nhau kỷ niệm Ngày của Cha (15/6).
14 giờ trước
Thụy Điển sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao
thu-tuong-pham-minh-chinh-va-phu-nhan-chao-xa-giao-cong-chua-ke-vi-victoria-ingrid-alice-desiree-1206-17497689165581365646961.jpg
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, chiều ngày 12-6 giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria và Phu quân, Chủ tịch Quốc hội Andreas Norlen và lãnh đạo các chính đảng.
14 giờ trước
Tin tức thế giới 13-6: Mỹ chưa cấm bay Boeing 787; Ông Trump thất vọng về Nga và Ukraine
air-india-1749769461412304378174.jpg
Giới chức Mỹ chưa thấy đủ dữ liệu để ngừng bay Boeing 787; Ông Trump cam kết đưa Ấn Độ và Pakistan lại gần nhau; ông Kim Jong Un ca ngợi lễ hạ thủy tàu khu trục... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 13-6.
14 giờ trước
Bức ảnh hạnh phúc cuối cùng của gia đình bác sĩ Ấn Độ trên máy bay Air India
99315469-0-image-a-41749751403050-17497770901951207605038.png.webp
Mạng xã hội đang lan truyền bức ảnh selfie cuối cùng của một gia đình người Ấn trước khi thảm kịch máy bay Air India xảy ra, khiến nhiều người đau xót.
14 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil