Kiểm soát biên giới châu Âu: Sự khởi đầu cho hồi kết của Schengen?
Tin nóng, Tin thế giới
author10/07/2025 13:52

Khi các quốc gia EU ưu tiên lợi ích quốc gia, tự do đi lại – nền tảng của EU – đang đứng trước thách thức lớn nhất kể từ khi Khu vực Schengen ra đời.

 Theo Đài phát thanh Quốc tế DW (Đức), kiểm soát biên giới đang dần trở lại khắp châu Âu, một khu vực vốn được biết đến với sự tự do đi lại. Tuy nhiên, liệu những biện pháp này có thực sự giải quyết được vấn đề di cư bất hợp pháp, hay chỉ là dấu hiệu của sự rạn nứt trong khối Liên minh châu Âu (EU)?

Chú thích ảnh

Các phương tiện chờ qua cửa khẩu biên giới Đức - Ba Lan ở gần thị trấn Frankfurt (Oder), Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Mới đây, việc Ba Lan áp dụng kiểm tra biên giới với Đức và Litva một lần nữa dấy lên câu hỏi về tương lai của Khu vực Schengen – biểu tượng của sự hội nhập và bản sắc chung châu Âu. Các biện pháp này được Ba Lan biện minh là cần thiết để ngăn chặn di cư bất hợp pháp và chống buôn người. Tuy nhiên, động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi Đức tăng cường kiểm soát dọc theo tất cả các biên giới trên bộ của mình, bao gồm cả với Ba Lan. Theo nhiều nhà quan sát ở Brussels, những hành động "ăn miếng trả miếng" này phản ánh sự dịch chuyển sâu sắc hơn khỏi tinh thần đoàn kết châu Âu, hướng tới lợi ích quốc gia.

Được thành lập vào những năm 1990, Khu vực Schengen cho phép đi lại không cần hộ chiếu trên 29 quốc gia châu Âu, bao gồm hầu hết các nước EU cùng với một số quốc gia ngoài khối như Na Uy và Thụy Sĩ. Khu vực này tạo điều kiện cho hơn 450 triệu người di chuyển tự do và củng cố thị trường chung của châu Âu bằng cách loại bỏ các cuộc kiểm tra biên giới nội bộ đối với hàng hóa, dịch vụ và lao động. Đối với các doanh nghiệp, người đi làm và khách du lịch, Schengen là một trong những thành tựu thiết thực và đáng tự hào nhất của EU.

Hiệu ứng domino và sự xói mòn dần dần

Thực tế đáng lo ngại là Ba Lan và Đức không phải là những trường hợp cá biệt. Theo Birte Nienaber, Phó Giáo sư tại Đại học Luxembourg, châu Âu đang chứng kiến "sự xói mòn dần dần của thời đại không biên giới". Davide Colombi, nhà nghiên cứu về di cư tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu (CEPS), cũng đồng tình rằng tranh chấp gần đây giữa Ba Lan và Đức phù hợp với xu hướng đó ở châu Âu.

Cụ thể trước đó, Pháp đã duy trì kiểm tra biên giới kể từ các cuộc tấn công khủng bố năm 2015. Áo áp dụng kiểm soát biên giới với Slovenia và Hungary từ tháng 9/2015, khi cuộc khủng hoảng người tị nạn lên đến đỉnh điểm, và đã gia hạn sáu tháng một lần kể từ đó, với lý do áp lực di cư và an ninh nội bộ. Slovenia cũng đã áp dụng các biện pháp kiểm tra với Croatia chưa đầy một năm sau khi gia nhập Schengen. Ngay cả Đức, quốc gia từng phản đối việc thắt chặt biên giới nội bộ, cũng đã bắt đầu mở rộng chúng vào mùa thu năm ngoái.

Theo luật EU, các biện pháp kiểm tra biên giới nội bộ chỉ được phép trong những trường hợp ngoại lệ và phải mang tính tạm thời. Tuy nhiên, rõ ràng nhiều quốc gia đang bỏ qua giới hạn này một cách lặng lẽ. Pháp đã duy trì kiểm soát biên giới gần như liên tục trong gần một thập kỷ. Áo, Đan Mạch, Thụy Điển và hiện nay là Đức cũng đang hoạt động theo các ngoại lệ dài hạn. "Chúng ta có thể thấy rằng các cuộc kiểm soát biên giới này đang trở nên thường trực ở một số quốc gia thành viên (EU). Đó chưa bao giờ là mục đích của thỏa thuận Schengen", nhà nghiên cứu Colombi nhấn mạnh.

"Biểu tượng chính trị" hơn là hiệu quả thực tế

Điều đáng nói là hiệu quả của các biện pháp kiểm soát biên giới này vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Phó Giáo sư Nienaber nhận định: "Những biện pháp kiểm soát biên giới này hoàn toàn mang tính biểu tượng chính trị, không có tác dụng thực sự trong việc hạn chế di cư". Số liệu thống kê chính thức cũng đặt ra nghi ngờ về tính phù hợp của chúng. Cảnh sát Đức cho biết trong tháng đầu tiên của các hoạt động biên giới tăng cường vào mùa xuân năm nay, chỉ có 160 người xin tị nạn bị từ chối. Truyền thông Ba Lan đưa tin rằng Đức đã trả lại khoảng 1.000 người di cư về Ba Lan trong khoảng thời gian từ tháng 5/2025 đến giữa tháng 6 vừa qua, một con số không khác biệt đáng kể so với những năm trước.

"Những kẻ buôn lậu hoặc những kẻ cố gắng nhập cảnh bất hợp pháp biết chính xác cách tránh các trạm kiểm soát chính thức. Các biện pháp kiểm soát không ngăn cản được họ. Chúng chỉ tạo ra ảo tưởng về sự kiểm soát", Phó Giáo sư Nienaber giải thích. Nghiên cứu của chuyên gia Colombi cũng chỉ ra rằng các chính sách như vậy liên quan nhiều hơn đến hình ảnh hơn là kết quả, và các quốc gia thành viên EU chưa chứng minh được sự cần thiết thực sự của chúng.

Ngoài ra, sự trỗi dậy của các lực lượng cực hữu ở châu Âu đã khiến các câu chuyện dân túy giành được chỗ đứng ở tất cả các đảng. Các nhà lãnh đạo trung dung phải đối mặt với áp lực phải thể hiện "sự cứng rắn" về vấn đề di cư — và các biện pháp kiểm soát biên giới là một biện pháp nhằm thu hút sự ủng hộ của công chúng.

Chi phí kinh tế và những hệ lụy nhãn tiền

Trong khi hiệu quả thực tế còn mơ hồ, chi phí kinh tế của việc tái áp dụng kiểm soát biên giới lại rất rõ ràng. Các cộng đồng biên giới đã cảm nhận được những tác động tiêu cực: thời gian chờ đợi lâu hơn, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và căng thẳng kinh tế ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp địa phương xuyên biên giới.

Một nghiên cứu chi tiết của Nghị viện châu Âu ước tính rằng việc khôi phục các cuộc kiểm tra biên giới nội bộ sẽ gây ra tổn thất thời gian đáng kể: 10–20 phút đối với ô tô và 30–60 phút đối với xe hạng nặng, và khiến ngành vận tải thiệt hại khoảng 320 triệu euro - và đó chỉ là tính đến sự chậm trễ, chứ chưa phải hậu quả kinh tế rộng lớn hơn.

Có thể thấy Schengen ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người - bốn trụ cột của thị trường chung EU. Hậu quả là: Giá cả có thể tăng, chuỗi cung ứng có thể chậm lại và việc làm và doanh nghiệp xuyên biên giới có thể bị mất.

Một hiệp hội hậu cần Bulgaria gần đây ước tính sự chậm trễ ở biên giới trước đây đã khiến ngành này thiệt hại 300 triệu euro mỗi năm. Để so sánh, kể từ khi Romania và Bulgaria gia nhập Schengen vào năm nay, lưu lượng giao thông xuyên biên giới đã tăng đáng kể và trở nên hiệu quả hơn. Chỉ riêng trong ba tháng đầu năm 2025, lưu lượng giao thông giữa hai nước đã tăng 25%, với hơn 160.000 phương tiện qua lại so với 128.000 phương tiện trong cùng kỳ năm trước. Thời gian chờ trung bình tại các cửa khẩu đã giảm từ hơn 10 giờ xuống còn chưa đến 2 giờ.

Do đó, các chuyên gia cảnh báo rằng việc quay trở lại "biên giới cứng" có thể phá hỏng tiến trình đó, không chỉ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng mà còn ảnh hưởng đến sinh kế của hàng nghìn người phụ thuộc vào các chuyến giao thương hàng ngày liền mạch.

Sửa đổi hay hủy bỏ Schengen?

EU và các nhà lãnh đạo của khối này dường như cũng nhận thức được những rủi ro: Nếu việc kiểm tra biên giới nội bộ trở nên thường trực, hệ thống Schengen có thể bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này không chỉ làm gián đoạn sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn mà còn làm suy yếu tính toàn vẹn pháp lý của các hiệp ước EU, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm chậm chuỗi cung ứng và có khả năng làm xói mòn lòng tin của người dân vào chính dự án châu Âu.

Trước bối cảnh đó, Ủy ban châu Âu hiện đang làm việc để cập nhật Bộ luật biên giới Schengen và triển khai hai công cụ quản lý biên giới kỹ thuật số: Hệ thống nhập cảnh/xuất cảnh (ESS) và ETIAS, một nền tảng sàng lọc miễn thị thực. Cả hai đều được thiết kế để theo dõi tốt hơn những công dân không phải là công dân EU nhập cảnh vào khu vực này và giảm nhu cầu kiểm tra nội bộ. Ủy ban châu Âu cho rằng những cải cách này đại diện cho sự phát triển của Schengen, chứ không phải sự sụp đổ của nó.

Tuy nhiên, chuyên gia Colombi lập luận rằng nếu Schengen muốn tồn tại, nó sẽ cần nhiều hơn là những điều chỉnh pháp lý hoặc các công cụ kỹ thuật số: "Chúng ta cần lòng dũng cảm chính trị, xây dựng lại lòng tin lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên và sự thực thi của Ủy ban châu Âu". Trên hết, vấn đề di cư nên được phi chính trị hóa, chuyển hướng cuộc tranh luận công khai khỏi các biện pháp không hiệu quả như kiểm soát biên giới.

Dù vậy, cả hai chuyên gia trên cũng đều hoài nghi rằng điều này sẽ sớm xảy ra. Với các đảng cực hữu đang định hình lại các câu chuyện chính trị ở nhiều quốc gia, áp lực tái khẳng định chủ quyền quốc gia chỉ ngày càng tăng. Nếu các chính phủ tiếp tục sử dụng các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ như các công cụ chính trị, thay vì các công cụ an ninh cuối cùng, Khu vực Schengen có thể sớm sụp đổ.

Nếu Schengen sụp đổ, thiệt hại có thể rất nghiêm trọng. Việc tái lập kiểm tra biên giới sẽ làm chậm dòng chảy hàng hóa, phá vỡ chuỗi cung ứng và làm tăng chi phí vận chuyển. Người lao động xuyên biên giới sẽ phải đi lại lâu hơn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ ở khu vực biên giới có thể mất đi những khách hàng quan trọng. Đối với những công dân bình thường, điều này có thể có nghĩa là phải xếp hàng dài hơn ở biên giới, giá cả ở các cửa hàng tăng cao và khả năng tiếp cận các dịch vụ và thị trường việc làm xuyên biên giới bị hạn chế.

Nhưng theo chuyên gia Colombi, sự mất mát mang tính biểu tượng có thể cũng sâu sắc không kém: "Schengen là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất của bản sắc chung châu Âu và là thành tựu chủ chốt". Nếu Schengen sụp đổ, cách hữu hình nhất để trải nghiệm EU như một dự án xuyên quốc gia dành cho công dân cũng sẽ sụp đổ. Để ngăn chặn điều đó, cả hai chuyên gia trên đều cho rằng EU và các quốc gia thành viên phải cam kết lại với ý tưởng cốt lõi đằng sau Schengen: rằng người dân châu Âu có thể tự do di chuyển, không sợ hãi, chậm trễ hoặc bị chi phối bởi chính trị trên khắp lục địa chung của họ. 

Nguồn: baotintuc.vn

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
60d9a6e7974723197a56-20-read-only-1749830657269500394914.jpg.webp
Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ
Báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay Air India là do nguyên liệu tiếp cho động cơ bị ngắt; Mỹ thu thuế quan tăng gấp 4 lần trong 6 tháng so với cùng kỳ năm trước; Phái viên Mỹ đến Ukraine làm việc cả tuần... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-7.
12-07-2025
77de.webp
Đã có 20 người bị ngộ độc rượu tại liên hoan phim quốc tế ở Karlovy Vary: Thanh tra sử dụng người cải trang là vị thành niên để kiểm tra các cơ sở bán rượu
Karlovy Vary – Đã có 20 trường hợp ngộ độc rượu được các nhân viên y tế ở Karlovy Vary xử lý trong thời gian diễn ra Liên hoan phim quốc tế tại thành phố. Trong số đó, 6 bệnh nhân là người chưa đủ tuổi vị thành niên. Các đợt kiểm tra cũng phát hiện 13 cơ sở kinh doanh đã bán rượu cho khách hàng dưới 18 tuổi.
11-07-2025
Screenshot 2025-07-11 085102.png
Cảnh sát và tình báo quân đội Séc phản hồi về tin Nga lên kế hoạch đánh bom ở Séc: Không có mối đe dọa thực tế nào
Thông tin về mối đe dọa an ninh tiềm tàng đã bị bác bỏ và không có ai bị bắt giữ hay tạm giam – đây là phản hồi từ phía Tình báo Quân sự (Vojenské zpravodajství) đối với bài viết được đăng tải hôm thứ Năm trên trang web Odkryto.
11-07-2025
ban-40004220770670342327130-08972483456853442547510.webp
Đại tá tình báo cấp cao của Ukraine thiệt mạng do bị bắn nhiều phát đạn
Sáng ngày 10/7, một sĩ quan cao cấp thuộc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã bị bắn nhiều phát đạn ở cự ly gần, tại thủ đô Kiev.
11-07-2025
ai2.jpg
Chẩn đoán tốt hơn, giảm bớt công việc, hơn một nửa các bệnh viện tại Séc bắt đầu sử dụng AI
Theo khảo sát của Trung tâm Quốc gia về Số hóa Y tế, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được các bác sĩ sử dụng trong thực tiễn hàng ngày ở nhiều chuyên khoa. AI hỗ trợ họ chẩn đoán nhanh hơn, điều trị hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn làm dấy lên nhiều câu hỏi về cách thức hoạt động, mức độ an toàn, đạo đức cũng như tác động đến bệnh nhân và đội ngũ y tế. Để tăng cường niềm tin vào AI, Bộ Y tế đã ban hành một phương pháp luận mới.
11-07-2025
kami.jpg
Các làng ở Nam Séc mong muốn có biển báo rõ ràng hơn vì vẫn bị xe tải làm phiền dù đã mở cao tốc D3.
Vào tháng 12 năm ngoái, tuyến đường cao tốc D3 đã được khai trương với mục tiêu giảm tải cho các thành phố và làng mạc ở phía nam đất nước. Trong khi thành phố České Budějovice ghi nhận số lượng xe tải giảm, thì các làng gần Kaplice thuộc khu vực Český Krumlov lại không cảm nhận được sự thay đổi nào. Đại diện các làng này vì vậy yêu cầu cần có biển báo giao thông rõ ràng hơn để hướng dẫn xe tải đi vào cao tốc.
11-07-2025
1252331535_200909070312_EEEPOD_1.jpg
Số doanh nghiệp cá nhân phá sản tại Séc trong 6 tháng đầu năm nay đạt mức cao nhất kể từ năm 2021.
Trong sáu tháng đầu năm, số đơn xin phá sản của doanh nhân tăng nhanh hơn số vụ phá sản thực tế. So với cùng kỳ năm ngoái, số đơn tăng 13% lên 3.331. Con số này tương đương năm 2021 và cao nhất kể từ năm 2020, khi có 3.980 đơn. Việc số đơn xin phá sản tăng nhanh hơn số vụ phá sản thực tế cho thấy trong các tháng tới, số vụ phá sản sẽ còn tăng, theo phân tích của bà Věra Kameníčková, chuyên gia CRIF.
11-07-2025
2025-07-08t162513z1683849410rc2gifahz69wrtrmadp3usa-trump-175219634757848441999.jpg.webp
Ông Trump tuyên bố áp thuế 35% lên Canada từ ngày 1-8
Tổng thống Trump tuyên bố áp mức thuế 35% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada bắt đầu từ ngày 1-8, đồng thời hé lộ kế hoạch áp thuế phổ thông từ 15 - 20% đối với phần lớn các đối tác thương mại còn lại của Mỹ.
11-07-2025
2025-07-08t170956z1391357124rc2hifad52turtrmadp3usa-israel-1752184879627786808745.jpg.webp
Tin tức thế giới 11-7: Israel dọa tấn công Iran lần nữa; Ukraine phấn khởi vì sắp có vũ khí Mỹ
Thủ tướng Israel sẵn sàng đàm phán thỏa thuận hòa bình ở Gaza nếu Hamas buông vũ khí; Ukraine nhận tín hiệu tích cực từ Mỹ về viện trợ quân sự; Israel cảnh báo sẽ tấn công Iran trở lại nếu bị đe dọa... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 11-7.
11-07-2025
hau-phao1tto-1752205367199983412211.jpg
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù
Hội đồng xét xử công bố bản án cáo buộc chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỉ hối lộ một số bị cáo là cựu bí thư, chủ tịch Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi để thâu tóm các gói thầu gây thiệt hại hơn 1,1 ngàn tỉ.
11-07-2025
Tin nổi bật
Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ
60d9a6e7974723197a56-20-read-only-1749830657269500394914.jpg.webp
Báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay Air India là do nguyên liệu tiếp cho động cơ bị ngắt; Mỹ thu thuế quan tăng gấp 4 lần trong 6 tháng so với cùng kỳ năm trước; Phái viên Mỹ đến Ukraine làm việc cả tuần... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-7.
27 phút trước
Hướng dẫn một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
quoc-tich-viet-nam-1538.jpg
Cụ thể, giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau:
38 phút trước
Séc: Cần mang theo giấy xác nhận đồng ý của cha mẹ khi đưa trẻ đi du lịch
b8c967e7-f912-4cae-84be-1658e5a13b1c.jpg
Trong những tháng hè, cảnh sát Séc phải xử lý nhiều trường hợp, khi một trong hai phụ huynh đưa con ra nước ngoài mà không có sự đồng ý của người còn lại, hoặc khi ông bà đưa cháu đi nghỉ mát. Trong các cuộc kiểm tra, cảnh sát có thể giả định rằng đứa trẻ đã bị bắt cóc, và hành khách phải mất nhiều công sức để chứng minh điều ngược lại.
15 giờ trước
Praha đang đối mặt với nguy cơ bị phạt hàng chục triệu korun do lượng khí phát thải từ ô tô tăng
f218c27c-1acd-4144-8492-2e1861be7fb8.jpg
Thành phố Praha đang bị ô tô làm quá tải. Đường phố và bãi đỗ xe không còn đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay, gần như mỗi cư dân của thủ đô đều sở hữu một phương tiện cá nhân. Trong khi đó, các chính trị gia vẫn chưa đạt được đồng thuận về việc hạn chế hoặc thu phí xe vào trung tâm thành phố.
15 giờ trước
Lương hưu trung bình sẽ tăng tới 672 korun từ tháng 1/2026
duchod-valorizace-duchodu-starobni-duchod.jpeg
Theo Bộ Lao động Séc, kể từ tháng 1 năm sau, mức lương hưu trung bình tại Séc sẽ tăng thêm từ 656 đến 672 korun, theo đó lương hưu trung bình dự kiến sẽ đạt gần 21.850 korun.
17 giờ trước
Nghị viện châu Âu giải ngân hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, CH Séc nhận được nhiều nhất
3a445bbb-9205-4482-af4d-32eb54e8c37a.jpg
Nghị viện châu Âu đã phê duyệt việc giải ngân gần 7 tỷ korun để hỗ trợ các quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt vào năm ngoái. Trong đó, Cộng hòa Séc sẽ nhận được nhiều nhất, lên tới hơn 2,5 tỷ korun.
17 giờ trước
Khởi tố 3 đối tượng tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
Bat.jpg
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa khởi tố bị can đối với 3 đối tượng về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.
17 giờ trước
Ông Phạm Gia Hậu được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp Hội Phát triển Công nghiệp Văn hoá Việt Nam
8ceef500-c1fe-4fbb-869e-a6e6537c348f.jpg
Ngày 11/7, Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 Hiệp hội Phát triển công nghiệp Văn hóa Việt Nam sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa – lĩnh vực được xem là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên số.
21 giờ trước
Đã có 20 người bị ngộ độc rượu tại liên hoan phim quốc tế ở Karlovy Vary: Thanh tra sử dụng người cải trang là vị thành niên để kiểm tra các cơ sở bán rượu
77de.webp
Karlovy Vary – Đã có 20 trường hợp ngộ độc rượu được các nhân viên y tế ở Karlovy Vary xử lý trong thời gian diễn ra Liên hoan phim quốc tế tại thành phố. Trong số đó, 6 bệnh nhân là người chưa đủ tuổi vị thành niên. Các đợt kiểm tra cũng phát hiện 13 cơ sở kinh doanh đã bán rượu cho khách hàng dưới 18 tuổi.
một ngày trước
Cảnh sát và tình báo quân đội Séc phản hồi về tin Nga lên kế hoạch đánh bom ở Séc: Không có mối đe dọa thực tế nào
Screenshot 2025-07-11 085102.png
Thông tin về mối đe dọa an ninh tiềm tàng đã bị bác bỏ và không có ai bị bắt giữ hay tạm giam – đây là phản hồi từ phía Tình báo Quân sự (Vojenské zpravodajství) đối với bài viết được đăng tải hôm thứ Năm trên trang web Odkryto.
một ngày trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil