Ngày 26-7-2023 sẽ đi vào lịch sử Campuchia khi Thủ tướng Hun Sen tuyên bố nhường lại trọng trách lãnh đạo đất nước cho con trai ông – Đại tướng Hun Manet và thế hệ trẻ.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Hun Sen và ông Norodom Sihanouk (lúc này chưa trở lại làm Quốc vương Campuchia) nắm tay nhau sau một cuộc gặp ở Pháp năm 1987 nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chính trị – Ảnh: Getty
Cách đây 38 năm, ngày 14-1-1985, ở tuổi 33, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hun Sen được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng ngày nay) của Cộng hòa nhân dân Campuchia. Thời điểm đó, ông được xem là người đứng đầu Chính phủ trẻ tuổi nhất thế giới.
Trải qua nhiều thăng trầm, 38 năm dưới sự dẫn dắt của ông Hun Sen, Chính phủ Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu, đất nước ngày càng phát triển. Trong đó có việc Campuchia gia nhập ASEAN vào năm 1999, trở thành quốc gia cuối cùng ở Đông Nam Á lục địa tham gia tiến trình hội nhập khu vực.
Không dễ để đánh giá hết bốn thập niên cầm quyền của ông Hun Sen trong một bài viết. Tuổi Trẻ Online xin đăng tải một số hình ảnh về thời kỳ này:
Thủ tướng Hun Sen (phải) trong ngày đón Quốc vương Norodom Sihanouk về nước năm 1991 – Ảnh: AFPThủ tướng Hun Sen nổi tiếng với các phát ngôn và chia sẻ trực diện trong thời gian cầm quyền. Trong ảnh: Nụ cười Hun Sen trong cuộc họp báo năm 1991 – Ảnh: GettyThủ tướng Hun Sen (phải) và đồng Thủ tướng Norodom Ranariddh (trái) sau một cuộc khảo sát đến tỉnh Kompong Cham tháng 8-1993. Sau cuộc bầu cử năm 1993, Campuchia bước vào giai đoạn có hai thủ tướng – Ảnh: GettyThủ tướng Võ Văn Kiệt (bìa trái) đón Thủ tướng Hun Sen và đồng Thủ tướng Norodom Ranariddh trong chuyến thăm Việt Nam của hai nhà lãnh đạo Campuchia tháng 8-1993 – Ảnh: AFPÔng Hun Sen với ngón tay trỏ còn mực tím sau cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia tháng 7-1998. Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, đưa ông trở thành thủ tướng duy nhất, khép lại thời kỳ đồng thủ tướng ở Campuchia – Ảnh: GettyThủ tướng Hun Sen và Lãnh tụ Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm Cuba của nhà lãnh đạo Campuchia năm 1999 – Ảnh: AFPThủ tướng Hun Sen thăm con trai Hun Manet lúc này đang học tại Học viện quân sự West Point danh giá của Mỹ. Bức ảnh được chụp năm 1999. Hun Manet là người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp học viện này – Ảnh: AFPLà hai nước láng giềng núi sông liền nhau, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã trải qua nhiều bước phát triển, ngày càng được củng cố bền chặt. Trong ảnh: Thủ tướng Hun Sen ôm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đến thăm Việt Nam năm 2013 – Ảnh: AFPThủ tướng Hun Sen giơ trang nhất của báo Tuổi Trẻ viết về hành trình tìm đường cứu dân tộc khỏi ách chế độ diệt chủng Pol Pot trong dịp kỷ niệm 40 năm sang Việt Nam tìm đường cứu nước vào tháng 6-2017. Tấm ảnh chụp tại đường biên giới hai nước giữa Bình Phước và Tbong Khnum – Ảnh: VIỄN SỰQuan hệ giữa Campuchia với các nước, đặc biệt các nước láng giềng được củng cố và phát triển dưới thời Thủ tướng Hun Sen. Trong ảnh: Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cùng ngồi trên một toa xe lửa trong ngày khánh thành đường sắt nối Thái Lan và Campuchia tháng 4-2019 – Ảnh: REUTERSThủ tướng Hun Sen (trái) và con trai Hun Manet trong một buổi lễ tại một căn cứ quân sự ở Phnom Penh tháng 10-2009 – Ảnh: AFPTrải qua 38 năm cầm quyền, chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử phức tạp của đất nước, Thủ tướng Hun Sen nhận được nhiều tình cảm của nhân dân Campuchia. Trong ảnh: Một người dân Phnom Penh ôm Thủ tướng Hun Sen khi ông đến dự lễ khởi công một công trình chống lũ tháng 3-2019 – Ảnh: AFPThủ tướng Hun Sen chắp tay chào các thành viên của CPP khi đảng này tổ chức đại hội vào tháng 1-2015 – Ảnh: AFPTrong thời gian ông Hun Sen lãnh đạo đất nước, Campuchia đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn. Xứ chùa tháp thay da đổi thịt với các công trình giao thông quan trọng. Trong ảnh: Thủ tướng Hun Sen trong ngày hợp long cầu Neak Loeung bắc qua sông Mekong vào tháng 1-2014 – Ảnh: GettyThủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin (trái) cùng thả bồ câu trắng vào ngày 1-7-2023, ngay trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII – Ảnh: Getty
Tiểu sử ông Hun Sen
Thủ tướng Campuchia Hun Sen vẫy tay chào khi đến dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN – EU tháng 12-2022 – Ảnh: AFP
Thủ tướng Hun Sen sinh năm 1952 tại xã Peam Koh Sna, huyện Stoeung Trang, tỉnh Kong Pong Cham, Campuchia.
Trình độ học vấn: cử nhân chính trị tại Đại học Campuchia; tiến sĩ về khoa học chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hà Nội, Việt Nam; giáo sư, tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới về các lĩnh vực khoa học chính trị, luật, quan hệ quốc tế, giáo dục…
Năm 1970, ông tham gia phong trào đấu tranh, dẫn đến giải phóng đất nước vào ngày 17-4-1975. Năm 1977, ông là lãnh đạo phong trào nổi dậy nhằm giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Năm 1978, ông là thành viên sáng lập Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia (UFNSK).
Năm 1979, ông Hun Sen giữ chức bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Từ năm 1981 – 1985, ông làm phó thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao và từ 1985 – 1991 làm thủ tướng, kiêm bộ trưởng Ngoại giao Campuchia.
Từ năm 1993 – 1998, ông Hun Sen là đồng thủ tướng, sau là thủ tướng thứ hai của Chính phủ liên hiệp Campuchia.
Từ tháng 7-1998 đến nay, ông giữ chức thủ tướng Vương quốc Campuchia.
Trong giai đoạn này, Chính phủ Campuchia do ông Hun Sen lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia trên các lĩnh vực thực hiện “Chiến lược tam giác phát triển” và “Chiến lược tứ giác phát triển”, không ngừng nâng cao vị thế đối ngoại của Campuchia ở khu vực và quốc tế.
Một giám đốc điều hành dầu mỏ của Nga đã tử vong vào 5-7 khi ngã từ cửa sổ nhà riêng ở phía tây Moscow trong vụ việc được cho là tự tử. Đây là vụ mới nhất trong số nhiều vụ tử vong bí ẩn của những người Nga nổi tiếng.
Ít nhất 1 người chết và 6 người bị thương trong vụ xả súng tại thành phố Indianapolis, bang Indiana vào rạng sáng 5-7, chỉ một ngày sau Quốc khánh Mỹ 4-7.
Tối 4/7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Dự kiến có 142.000 triệu phú toàn cầu chuyển đổi quốc tịch hoặc nơi cư trú, và Ý là một trong những điểm đến hàng đầu châu Âu, với khoảng 3.600 người dự kiến đến định cư vào năm 2025.
Luỹ kế từ đầu năm 2025, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 1 triệu đơn vị. Đến cuối tháng 6, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng hơn 10,2 triệu tài khoản, tương đương 10% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.
Trong vòng 10 năm qua, số lượng tài xế taxi ở Cộng hòa Séc đã tăng thêm hàng nghìn người. Tuy nhiên, nhiều tài xế gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Séc và thiếu kiến thức về địa lý đô thị, điều này gây ra không ít vấn đề trong dịch vụ vận chuyển.
Liên quan đến sự cố mất điện diện rộng hôm thứ Sáu, một số công ty bảo hiểm có thể chi trả bồi thường thiệt hại do thực phẩm bị hư hỏng trong các thiết bị làm lạnh hoặc đông lạnh.
Theo Bộ trưởng Công Thương Séc, khoảng 1 triệu khách hàng tại Séc đã bị mất điện vào trưa ngày 4/7. Tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ vào nửa đêm thứ Sáu. Lực lượng cứu hỏa đã phải xuất xe xử lý hơn 300 sự cố liên quan.
Sáng 5.7 (theo giờ địa phương, tức chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil, gồm tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 - 8.7, theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này