Quan hệ gần gũi với Trung Quốc trở thành gánh nặng chính trị với Đại học Harvard
Tin thế giới
author25/05/2025 06:32

Mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc từng là tài sản quý đối với Đại học Harvard, nhưng nay trở thành gánh nặng chính trị khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc ngôi trường này bị Bắc Kinh can thiệp.

ap25141025169785-1167-392.jpg
 

Ngày 22/5, chính quyền Tổng thống Trump ra quyết định thu hồi quyền tuyển sinh viên quốc tế của Đại học Harvard, với lý do trường này dung dưỡng chủ nghĩa bài Do Thái và phối hợp với chính quyền Trung Quốc. Trong tổng số sinh viên của trường năm 2024, sinh viên Trung Quốc chiếm khoảng 1/5.
Ngày 23/5, một thẩm phán liên bang tạm thời đình chỉ lệnh cấm sau khi Đại học Harvard khởi kiện chính phủ tại tòa án ở Cambridge, bang Massachusetts.
Những lo ngại về ảnh hưởng của Chính phủ Trung Quốc ở Đại học Harvard không phải chuyện mới. Một số nghị sĩ Mỹ, chủ yếu thuộc Cộng hòa, từ lâu đã bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đang lợi dụng Đại học Harvard để tiếp cận công nghệ tiên tiến, lách các đạo luật an ninh quốc gia của Mỹ và dập những tiếng nói bất lợi cho Bắc Kinh tại Mỹ.
“Một thời gian dài, Harvard đã để Trung Quốc lợi dụng”, một quan chức Nhà Trắng nói với Reuters. Quan chức này nói rằng trường đã “làm ngơ” trước các hoạt động có lợi cho Trung Quốc ngay trong khuôn viên trường.
Đại học Harvard chưa đưa ra bình luận về cáo buộc đó.
Trường cho rằng việc thu hồi quyền tuyển sinh quốc tế là một hình thức trừng phạt vì “quan điểm bị cho là sai lệch” của trường, vi phạm quyền tự do ngôn luận được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.
Quan hệ của ĐH Harvard với Trung Quốc – bao gồm các đối tác nghiên cứu và trung tâm học thuật chuyên về Trung Quốc – đã được thiết lập từ lâu. Những mối quan hệ này từng mang lại cho trường nhiều khoản tài trợ lớn, ảnh hưởng quốc tế và danh tiếng toàn cầu.

Ông Larry Summers, cựu Hiệu trưởng ĐH Harvard, cho rằng động thái cấm sinh viên quốc tế của chính quyền Tổng thống Trump là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất từ trước tới nay nhằm vào Harvard. “Thật khó tưởng tượng có thể có món quà chiến lược nào lớn hơn cho Trung Quốc nếu Mỹ từ bỏ vai trò ngọn hải đăng của thế giới”, ông nói trong cuộc phỏng vấn với Politico.
Những vấn đề tranh cãi
Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết: “Trao đổi và hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Mỹ là có lợi cho cả hai bên và không nên bị bôi nhọ”.
Việc có sinh viên Trung Quốc tại ĐH Harvard và mối quan hệ của trường với Trung Quốc không phải là bằng chứng cho thấy có sai phạm. Tuy nhiên, sự phức tạp và thiếu minh bạch trong các mối quan hệ này đã khiến trường bị chú ý và chỉ trích.
Những vấn đề liên quan đến Trung Quốc được chính quyền Tổng thống Trump nêu ra tương tự những gì Ủy ban đặc biệt về Trung Quốc của Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đang điều tra.
Ví dụ, sau năm 2020, ĐH Harvard đã cung cấp chương trình đào tạo về y tế công cộng cho các quan chức của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC), một tổ chức bán quân sự của Trung Quốc. Năm đó, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt XPCC vì những vấn đề liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác tại Tân Cương.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết hoạt động hợp tác của ĐH Harvard với XPCC vẫn tiếp diễn “ít nhất đến năm 2024”.
Trung Quốc kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc sai phạm tại Tân Cương, nhưng cả chính quyền Tổng thống Trump và cựu Tổng thống Biden đều chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề này.
Trong một sự việc khác gây tranh cãi, hãng nghiên cứu tình báo kinh doanh Strategy Risks của Mỹ cho biết Ronnie Chan đã tài trợ khoản 350 triệu USD cho Harvard trong năm 2014 và đã thuyết phục để đại học này đổi tên Trường Y tế cộng đồng theo tên cha ông là nhà phát triển bất động sản T.H. Chan. T.H. Chan là thành viên của Quỹ Giao lưu Trung – Mỹ.
Quỹ này có trụ sở tại Hong Kong, bị Mỹ xếp vào danh sách “đại diện nước ngoài”, buộc những người vận động hành lang làm việc cho tổ chức này phải công khai thông tin với Chính phủ Mỹ.
Cựu giáo sư Harvard Charles Lieber từng là đối tượng điều tra của chương trình “Sáng kiến Trung Quốc” do chính quyền ông Trump khởi xướng năm 2018, nhằm đối phó với các hoạt động gián điệp và đánh cắp sở hữu trí tuệ trong nhiều trường đại học và các nhà nghiên cứu có mối quan hệ với Bắc Kinh.
GS Lieber bị kết tội năm 2021 vì khai man mối quan hệ của ông với Trung Quốc trong các dự án nghiên cứu được ngân sách liên bang tài trợ. Tháng 4 vừa qua, ông trở thành giáo sư toàn thời gian làm việc cho một trường đại học ở Trung Quốc.
Sáng kiến này bị chấm dứt dưới thời chính quyền ông Biden vì bị chỉ trích phân biệt chủng tộc và ảnh hưởng tiêu cực đến hợp tác khoa học.
Các nghị sĩ thuộc cả hai đảng tại Mỹ cũng lo ngại về việc các hội sinh viên có liên hệ với Trung Quốc tham gia hoạt động chính trị. Tháng 4/2024, một sinh viên của ĐH Harvard đã bị một sinh viên trao đổi người Trung Quốc (không phải nhân viên trường hay bảo vệ) cưỡng chế rời khỏi sự kiện sau khi ngắt lời bài phát biểu của Đại sứ Trung Quốc Tạ Phong.
Áp lực lên ĐH Harvard ngày càng gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump. Tháng 4 vừa qua, Bộ Giáo dục Mỹ yêu cầu trường cung cấp hồ sơ về nguồn tài trợ nước ngoài sau khi phát hiện báo cáo tài chính của trường không đầy đủ và thiếu chính xác.
Tuy nhiên, các hành động của chính quyền Tổng thống Trump vẫn khiến nhiều chuyên gia về Trung Quốc lo ngại về nguy cơ phản tác dụng.

(Nguồn: Tienphong)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
usa.jpeg
Mỹ bị cáo buộc trục xuất trái phép 10 người Việt Nam và Myanmar đến Nam Sudan
Ngày 21/5/2025, theo đài CNN, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trục xuất trái phép khoảng một chục công dân Việt Nam và Myanmar đến Nam Sudan, bất chấp lệnh cấm của tòa án.
25-05-2025
macron-1-17481855953642064421573.jpg.webp
Tổng thống Pháp Macron đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp nhà nước Việt Nam
Tối 25-5, chuyên cơ chở Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, đánh dấu chuyến thăm 3 ngày của ông tới Việt Nam bắt đầu.
25-05-2025
2405-tesla.jpg
Tỷ phú Elon Musk bị chỉ trích phá hủy thương hiệu Tesla vì dấn thân chính trị
Giới chuyên gia cảnh báo Elon Musk đang làm tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh Tesla khi dẫn dắt Ban Hiệu quả Chính phủ DOGE dưới thời Tổng thống Donald Trump, khiến thương hiệu xe điện từng được ngưỡng mộ tụt dốc thê thảm.
25-05-2025
thu-do-kiev-cua-ukraine-hung-mua-drone-trong-dem-thu-hai-lien-tiep-170-1016.png
Thủ đô Kiev của Ukraine hứng "mưa drone" trong đêm thứ hai liên tiếp
Kiev bị tấn công bởi hơn một chục máy bay không người lái của Nga vào rạng sáng Chủ nhật (25/5), chính quyền thủ đô Ukraine cho biết, đồng thời cảnh báo về mối đe dọa tên lửa.
25-05-2025
105d0112102t9131l10-683237182030277d0434.jpg
Slovakia yêu cầu Ukraine bồi thường viện trợ
Các nhà lập pháp ở Bratislava được cho là sẽ thúc đẩy việc noi gương Mỹ và yêu cầu thu hồi viện trợ đã trao cho Kiev thông qua một thỏa thuận khoáng sản.
25-05-2025
ap25141025169785-1167-392.jpg
Quan hệ gần gũi với Trung Quốc trở thành gánh nặng chính trị với Đại học Harvard
Mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc từng là tài sản quý đối với Đại học Harvard, nhưng nay trở thành gánh nặng chính trị khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc ngôi trường này bị Bắc Kinh can thiệp.
25-05-2025
anh-man-hinh-2025-05-25-luc-115234_1024_614_141.png
Nỗi đau của nữ bác sĩ mất 9 người con vì đợt không kích của Israel vào Gaza
Hôm 25/5, CNN đã đưa tin về câu chuyện nỗi đau tột cùng của một nữ bác sĩ ở dải Gaza sau khi cô phải chứng kiến cái chết của những đứa con của mình sau đợt tấn công của Israel.
25-05-2025
aa1fhlcn.jpg.webp
Nga dàn thế trận “gọng kìm 3 mũi” nhằm vắt kiệt sức của quân đội Ukraine
Các chuyên gia quân sự cho rằng, Nga đang triển khai chiến thuật quân sự được gọi là "gọng kìm 3 mũi" để kìm hãm và đẩy lùi quân đội Ukraine.
25-05-2025
20211018T0945-POPE-BIOMEDICAL-1510545_0.jpg.webp
Vì sao hơn 300 người vẫn tử vong do Covid-19 ở Mỹ mỗi tuần?
Đã hơn 5 năm kể từ khi các ca Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Mỹ, hàng trăm người vẫn tử vong do dịch bệnh này mỗi tuần.
25-05-2025
25052025-binh-si-an--o-ban-chet-nguoi--an-ong-pakistan-vuot-bien-gioi-89842462854761991748537-91268974362642086939989.webp
Binh sĩ Ấn Độ bắn chết người đàn ông Pakistan vượt biên giới
Lực lượng biên phòng Ấn Độ đã hạ gục một người đàn ông Pakistan mà họ cho là đã vượt biên giới quốc tế và không dừng lại khi được yêu cầu.
25-05-2025
Tin nổi bật
Câu chuyện về người Việt tại Séc những năm 1990 - 2000 sẽ được tái hiện tại "Letní škola, 2001"
letni-skola-2001-film.png.jpeg
Bộ phim "Letní škola, 2001" (tạm dịch: Trường hè, 2001) do đạo diễn Dužan Duong thực hiện sẽ đưa khán giả trở về cuối thập niên 1990, đầu 2000, khám phá cuộc sống phía sau các gian hàng buôn bán tại khu chợ người Việt ở thị trấn Cheb, miền Tây Cộng hòa Séc.
một giờ trước
Mỹ bị cáo buộc trục xuất trái phép 10 người Việt Nam và Myanmar đến Nam Sudan
usa.jpeg
Ngày 21/5/2025, theo đài CNN, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trục xuất trái phép khoảng một chục công dân Việt Nam và Myanmar đến Nam Sudan, bất chấp lệnh cấm của tòa án.
một giờ trước
Lễ hội Israel và biểu tình ủng hộ Palestine cùng lúc diễn ra tại Štvanice, Praha
Ảnh màn hình 2025-05-25 lúc 18.37.44.png
Chiều Chủ nhật (25/5), tại Štvanice ở Praha đãdiễn ra hai sự kiện đối lập: lễ hội văn hóa Israel mang tên "Israel trên sông Vltava" và cuộc biểu tình ủng hộ Palestine mang tên “Chiếm đóng phản đối chiếm đóng”.
một giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính được vinh danh là Nhà lãnh đạo ASEAN tiêu biểu 2025
500121500_1115619303937679_4661888130414572179_n.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn và cho rằng đây là giải thưởng dành cho nhân dân, đất nước Việt Nam mà ông là người thay mặt để đón nhận.
một giờ trước
Tổng thống Pháp Macron đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp nhà nước Việt Nam
macron-1-17481855953642064421573.jpg.webp
Tối 25-5, chuyên cơ chở Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, đánh dấu chuyến thăm 3 ngày của ông tới Việt Nam bắt đầu.
một giờ trước
Praha đang chứng kiến sự rời đi của giới trẻ do chi phí nhà ở tăng cao
young-people-on-a-prague-bus-pho.jpg
Giá thuê nhà và chi phí sinh hoạt ở Praha đang gây áp lực lên tài chính hộ gia đình, dẫn đến việc ngày càng nhiều người trẻ rời thành phố để chuyển ra vùng ngoại ô.
11 giờ trước
Séc: Cần chuẩn bị những gì nếu mang theo thú cưng đi du lịch?
Cute-golden-retriever-dog-sitting-in-car-trunk-with-luggage-for-trip_737588791.jpg
Mùa hè đang đến gần, cùng với đó là câu hỏi quan trọng đối với nhiều chủ nuôi thú cưng – làm thế nào để với chú chó khi mình đi nghỉ? Mang theo chó đi cùng hay tìm người chăm sóc ở nhà? Nếu bạn không có người thân nào có thể chăm sóc thú cưng, có nhiều lựa chọn khác nhau. Trong đó, khách sạn dành cho chó ngày càng trở nên phổ biến.
11 giờ trước
Lễ hội kem Praha sẽ diễn ra từ ngày 21-22/6 tại Holešovice
Prague-Ice-Cream-Festival-2025.jpg
Lễ hội kem Praha - Prague Ice Cream Festival lần thứ 11 sẽ diễn ra vào ngày 21 và 22 tháng 6 năm 2025 tại Výstaviště Praha.
11 giờ trước
Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Séc đã thu được 190 triệu korun tiền phạt trong năm ngoái
CHKHJX.jpg
Trong năm ngoái, Cơ quan Thanh tra Nông nghiệp và Thực phẩm Nhà nước Séc đã thực hiện hơn 50 nghìn lượt kiểm tra và phạt gần 190 triệu korun, tăng 60 triệu korun so với năm 20223.
11 giờ trước
Séc: Người đi xe trượt điện scooter có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm?
e9369e4b-97a1-4a09-95ca-69c2549d7a22.jfif
Với sự phổ biến ngày càng tăng của xe trượt điện scooter trong các thành phố, nguy cơ chấn thương đặc biệt là chấn thương đầu, cũng tăng lên. Ngay cả khi di chuyển với tốc độ dưới 25 km/h, vẫn có nguy cơ bị thương nghiêm trọng.
11 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil