Vì sao các nước cấm xuất khẩu gạo?
Kinh tế thế giới, Uncategorized
author31/07/2023 14:09

Chỉ trong hơn một tuần, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nga lần lượt thông báo ngừng xuất gạo ra nước ngoài.

Hôm 29/7, chính phủ Nga thông báo cấm xuất khẩu gạo cho đến hết ngày 31/12 năm nay. Các trường hợp ngoại lệ là Liên minh Kinh tế Á – Âu, Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, nước này vẫn có thể gửi gạo ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo.

Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) quyết định dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Quy định này có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng với tất cả loại gạo. Gạo nhập từ Ấn Độ sau ngày 20/7 cũng bị cấm tái xuất. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo sẽ phải xin phép.

Các động thái này được đưa ra chỉ một tuần sau khi Tổng cục Ngoại thương (thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ) quyết định dừng xuất khẩu các loại gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á). Thông báo này có hiệu lực ngay lập tức. Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Việc xuất khẩu sẽ chỉ được tiến hành nếu giới chức Ấn Độ cho phép, theo yêu cầu của chính phủ nước khác, nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại nước đó. Với các đơn hàng ký từ trước, giao dịch sẽ vẫn được phép hoàn thành. Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định này sẽ tác động đến 25% tổng gạo xuất khẩu của họ.

Động thái của các nước diễn ra trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn và sức ép lạm phát làm lung lay nhiều nền kinh tế. Các nước vì thế phải áp dụng biện pháp chủ động để đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ thị trường trong nước khỏi biến động giá.

Công nhân đóng các bao tải gạo tại Ahmedabad (Ấn Độ). Ảnh: Reuters
Công nhân đóng các bao tải gạo tại Ahmedabad (Ấn Độ). Ảnh: Reuters

Động thái của các nước diễn ra trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn và sức ép lạm phát làm lung lay nhiều nền kinh tế. Các nước vì thế phải áp dụng biện pháp chủ động để đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ thị trường trong nước khỏi biến động giá.

Mưa lũ và hạn hán do El Nino đang đe dọa mùa màng ở Ấn Độ cũng như Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai. Căng thẳng Nga – Ukraine cũng khiến giá nhiều loại ngũ cốc khác tăng vọt.

Reuters cho biết tại châu Á, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng 15% trong 4 tháng qua, lên 535 USD một tấn. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2021. Gạo 5% tấm của Việt Nam cũng lên 515-525 USD một tấn tháng này – cao nhất kể từ năm 2011.

Trong khi đó, ở Ấn Độ, giá gạo bán lẻ tại Delhi đã tăng 15% năm nay. Giá trung bình cả nước thì tăng 8%, theo số liệu từ Bộ Lương thực nước này.

Ân Độ vì thế phải hạn chế bán gạo ra quốc tế để hạ nhiệt giá trong nước và kiềm chế lạm phát. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng tốc, chủ yếu do giá lương thực cao.

UAE thì phải nhập khẩu tới 90% lương thực hàng năm. Họ mua gạo chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Thái Lan. Theo Bộ Kinh tế UAE, lệnh cấm tạm thời này nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

Lạm phát cũng có thể là nguyên nhân đằng sau quyết định của UAE. Các hãng bán lẻ tại đây dự báo lệnh cấm của Ấn Độ sẽ khiến giá gạo trong nước tăng 40%. Năm ngoái, giá lương thực tăng cao đã gây sức ép lên các nước Vùng Vịnh.

Chính phủ Nga thì cho biết mục đích của họ là bình ổn thị trường trong nước. Nga không phải là nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, họ có trồng lúa và là nước cung cấp chính gạo Japonica cho các nước lân cận, như Azerbaijan và Georgia. Họ cũng bán gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Jordan, theo số liệu của S&P Global.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên họ cấm xuất khẩu lương thực. Trên thực tế, tháng 7/2022, Bộ Nông nghiệp Nga quyết định cấm xuất khẩu gạo, ngũ cốc và các axit amin dùng trong thức ăn chăn nuôi cho đến cuối năm.

Giới chức Nga giải thích họ cần đảm bảo an ninh lương thực trong nước, duy trì ổn định giá cả nội địa của các sản phẩm này, cũng như hỗ trợ ngành chế biến và chăn nuôi gia súc. Sau đó, lệnh được gia hạn đến hết tháng 6/2023 và hiện tại là đến hết năm nay.

Giới phân tích cho rằng các nước đang ngày càng có xu hướng ưu tiên nhu cầu nội địa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn. Các quốc gia đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ các ngành công nghiệp và người tiêu dùng trong nước khỏi tác động bất lợi từ toàn cầu. Khi kinh tế toàn cầu tiếp tục khó đoán, các biện pháp này được dự báo sẽ càng phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy.

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên từ năm ngoái. Đến nay, hàng chục quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực để đối phó với tình trạng tăng giá do căng thẳng ở Ukraine. Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ và đường. Indonesia giới hạn bán dầu cọ. Malaysia cấm xuất khẩu thịt gà. Nhiều quốc gia khác cũng áp hạn ngạch với ngũ cốc.

Trên Nikkei, Sabrin Chowdhury – người đứng đầu bộ phận hàng hóa của Fitch Solutions – cho rằng việc này sẽ tăng rủi ro về an ninh lương thực với nhóm dễ tổn thương nhất. Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên ở thời điểm này có thể khiến chi phí tiếp tục leo thang. Điều này sẽ làm tổn hại thêm sức mua của người tiêu dùng và khiến các ngân hàng trung ương gặp khó khăn khi vừa phải kiềm chế lạm phát, vừa duy trì tăng trưởng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước thúc giục Ấn Độ bỏ lệnh cấm, do tác động lên lạm phát toàn cầu. Ấn Độ hiện đóng góp khoảng 40% hoạt động kinh doanh gạo trên thế giới. Họ cung cấp gạo cho hơn 100 quốc gia, nhiều nhất là Trung Quốc, Senegal và Bờ Biển Ngà.

Pierre-Olivier Gourinchas – kinh tế trưởng tại IMF cho biết trong một cuộc họp báo rằng với tình hình hiện tại, các biện pháp hạn chế này có thể càng làm trầm trọng thêm biến động giá thực phẩm toàn cầu. Thậm chí, nó còn có thể kéo theo các biện pháp trả đũa.

Bên cạnh đó, hạn chế xuất khẩu không chỉ là tin xấu đối với các quốc gia nhập khẩu. David Adamson – giảng viên cấp cao tại Trung tâm Tài nguyên và thực phẩm toàn cầu thuộc Đại học Adelaide cho biết người nông dân ở các nước sản xuất cũng sẽ chịu thiệt vì không được hưởng lợi từ giá quốc tế cao.

Mưa lũ và hạn hán do El Nino đang đe dọa mùa màng ở Ấn Độ cũng như Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai. Căng thẳng Nga – Ukraine cũng khiến giá nhiều loại ngũ cốc khác tăng vọt.s

Reuters cho biết tại châu Á, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng 15% trong 4 tháng qua, lên 535 USD một tấn. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2021. Gạo 5% tấm của Việt Nam cũng lên 515-525 USD một tấn tháng này – cao nhất kể từ năm 2011.

Trong khi đó, ở Ấn Độ, giá gạo bán lẻ tại Delhi đã tăng 15% năm nay. Giá trung bình cả nước thì tăng 8%, theo số liệu từ Bộ Lương thực nước này.

Ân Độ vì thế phải hạn chế bán gạo ra quốc tế để hạ nhiệt giá trong nước và kiềm chế lạm phát. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng tốc, chủ yếu do giá lương thực cao.

UAE thì phải nhập khẩu tới 90% lương thực hàng năm. Họ mua gạo chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Thái Lan. Theo Bộ Kinh tế UAE, lệnh cấm tạm thời này nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

Lạm phát cũng có thể là nguyên nhân đằng sau quyết định của UAE. Các hãng bán lẻ tại đây dự báo lệnh cấm của Ấn Độ sẽ khiến giá gạo trong nước tăng 40%. Năm ngoái, giá lương thực tăng cao đã gây sức ép lên các nước Vùng Vịnh.

Chính phủ Nga thì cho biết mục đích của họ là bình ổn thị trường trong nước. Nga không phải là nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, họ có trồng lúa và là nước cung cấp chính gạo Japonica cho các nước lân cận, như Azerbaijan và Georgia. Họ cũng bán gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Jordan, theo số liệu của S&P Global.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên họ cấm xuất khẩu lương thực. Trên thực tế, tháng 7/2022, Bộ Nông nghiệp Nga quyết định cấm xuất khẩu gạo, ngũ cốc và các axit amin dùng trong thức ăn chăn nuôi cho đến cuối năm.

Giới chức Nga giải thích họ cần đảm bảo an ninh lương thực trong nước, duy trì ổn định giá cả nội địa của các sản phẩm này, cũng như hỗ trợ ngành chế biến và chăn nuôi gia súc. Sau đó, lệnh được gia hạn đến hết tháng 6/2023 và hiện tại là đến hết năm nay.

Giới phân tích cho rằng các nước đang ngày càng có xu hướng ưu tiên nhu cầu nội địa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn. Các quốc gia đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ các ngành công nghiệp và người tiêu dùng trong nước khỏi tác động bất lợi từ toàn cầu. Khi kinh tế toàn cầu tiếp tục khó đoán, các biện pháp này được dự báo sẽ càng phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy.

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên từ năm ngoái. Đến nay, hàng chục quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực để đối phó với tình trạng tăng giá do căng thẳng ở Ukraine. Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ và đường. Indonesia giới hạn bán dầu cọ. Malaysia cấm xuất khẩu thịt gà. Nhiều quốc gia khác cũng áp hạn ngạch với ngũ cốc.

Trên Nikkei, Sabrin Chowdhury – người đứng đầu bộ phận hàng hóa của Fitch Solutions – cho rằng việc này sẽ tăng rủi ro về an ninh lương thực với nhóm dễ tổn thương nhất. Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên ở thời điểm này có thể khiến chi phí tiếp tục leo thang. Điều này sẽ làm tổn hại thêm sức mua của người tiêu dùng và khiến các ngân hàng trung ương gặp khó khăn khi vừa phải kiềm chế lạm phát, vừa duy trì tăng trưởng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước thúc giục Ấn Độ bỏ lệnh cấm, do tác động lên lạm phát toàn cầu. Ấn Độ hiện đóng góp khoảng 40% hoạt động kinh doanh gạo trên thế giới. Họ cung cấp gạo cho hơn 100 quốc gia, nhiều nhất là Trung Quốc, Senegal và Bờ Biển Ngà.

Pierre-Olivier Gourinchas – kinh tế trưởng tại IMF cho biết trong một cuộc họp báo rằng với tình hình hiện tại, các biện pháp hạn chế này có thể càng làm trầm trọng thêm biến động giá thực phẩm toàn cầu. Thậm chí, nó còn có thể kéo theo các biện pháp trả đũa.

Bên cạnh đó, hạn chế xuất khẩu không chỉ là tin xấu đối với các quốc gia nhập khẩu. David Adamson – giảng viên cấp cao tại Trung tâm Tài nguyên và thực phẩm toàn cầu thuộc Đại học Adelaide cho biết người nông dân ở các nước sản xuất cũng sẽ chịu thiệt vì không được hưởng lợi từ giá quốc tế cao.

(Nguồn: vnexpress.net)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
9.png
Bitcoin vượt mốc 100.000 USD
Ngày 5/12, Bitcoin- đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới vượt mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong lịch sử.
05-12-2024
104995094-1625840505452-10499509-17333702963391411163915.jpg.webp
Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ lập đỉnh lịch sử
Giá cổ phiếu của các công ty công nghệ Mỹ đã lập kỷ lục vào ngày 4-12 nhờ báo cáo lợi nhuận vượt kỳ vọng và phát biểu lạc quan của Fed về tình hình kinh tế Mỹ.
05-12-2024
cuu-ceo-intel-pat-gelsinger-1733274517933497517075.jpg.webp
Thất bại cay đắng của Intel
Intel thông báo giám đốc điều hành (CEO) Pat Gelsinger đã từ chức và rút khỏi hội đồng quản trị từ ngày 1-12, kết thúc nỗ lực gần bốn năm tìm lại ánh hào quang cho gã khổng lồ chip một thời.
04-12-2024
z6089194349991b055df2d75d48b59c57b3ed564a1be35-17331118664761038237984.jpg.webp
Lý do nhiều tàu cao tốc Đức chạy không khách suốt đêm
Do thiếu ga đỗ, nhiều tàu cao tốc ở Đức phải chạy quanh thủ đô Berlin vào ban đêm dù không có khách, gây lãng phí nguồn lực và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lái tàu.
02-12-2024
19-ngay-1-12-read-only-1733013695223323563216.jpg.webp
Cách Canada, Mexico đối phó thuế của ông Trump
Tuần vừa qua Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada, cho đến khi ngăn chặn được tình trạng nhập cư trái phép và buôn lậu ma túy vào Mỹ.
01-12-2024
trump-17330118305621577830693.jpeg.webp
Lý do ông Trump đòi áp thuế 100% với hàng hóa nhóm BRICS của Nga và Trung Quốc
Ngày 30-11, Tổng thống đắc cử Donald Trump dọa sẽ áp mức thuế tới 100% đối với hàng hóa các nước trong nhóm BRICS nếu nhóm này ngừng giao dịch bằng USD.
01-12-2024
trudeau-trump-17329257900372138969280.jpeg.webp
Thủ tướng Canada đến tận Mar-a-Lago để gặp ông Trump sau khi bị dọa áp thuế 25%
Chuyến đi của ông Trudeau diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Canada và Mexico.
30-11-2024
cong-nhan-trong-cay-thong-o-sa-mac-kubuqi-noi-mong-trung-quoc-mot-phan-cua-chien-dich-van-ly-truong-thanh-xanh-17328958787332022080279.jpg.webp
Trung Quốc hoàn thành 'vành đai xanh' 3.000km bao quanh sa mạc
Trung Quốc vừa kết thúc chiến dịch giảm thiểu sa mạc hóa bằng việc khép kín vành đai cây xanh dài 3.000km bao quanh sa mạc lớn nhất nước này sau 46 năm.
30-11-2024
21.png
ECB dự kiến cắt giảm lãi suất để vực dậy kinh tế châu Âu
ECB đã cắt giảm lãi suất 3 lần kể từ tháng Sáu với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau thời gian dài duy trì lãi suất cao để kiềm chế lạm phát do tác động từ COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine.
29-11-2024
nha-o-my-business-insider-17327223288261043972551.jpg.webp
Mùa tăng giá nhà tại Mỹ
Khi giá nhà tiếp tục tăng do cầu vượt xa cung, giá nhà và lãi suất thế chấp tăng cao có thể làm chậm lại tốc độ tăng giá.
29-11-2024
Tin nổi bật
Giám đốc điều hành công ty bảo hiểm UnitedHealthcare của Mỹ bị bắn chết
canh-sat-my-1733330031278519946850.png.webp
Ngày 4-12, giám đốc điều hành của UnitedHealthcare, một trong những công ty bảo hiểm y tế lớn nhất nước Mỹ, đã bị bắn chết tại thành phố New York.
8 giờ trước
Mỹ, EU chuyển 50 tỉ USD từ tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine
2024-12-04t122113z1351103512rc2cibapqzb5rtrmadp3nato-diplomacy-17333684715631196942856.jpg.webp
Ngày 4-12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuyển 50 tỉ USD từ các tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine trong những tuần tới.
8 giờ trước
Bộ Công Thương lên tiếng lý do Temu tạm dừng hoạt động ở Việt Nam
temu-173038492827590893386-17304481201841967558410.jpg.webp
Bộ Công Thương cho biết vẫn đang tiến hành rà soát hồ sơ đăng ký hoạt động thương mại điện tử của Temu nên đã yêu cầu sàn này tạm dừng hoạt động.
8 giờ trước
Tin tức thế giới 5-12: Chính phủ Pháp sụp đổ, Tổng thống Macron bị kêu gọi từ chức
2024-12-04t184640z529445692rc2iibaagp2yrtrmadp3france-politics-1733355336728292201998.jpg.webp
Chính phủ Pháp bị Quốc hội bất tín nhiệm; Mỹ tố Trung Quốc đánh cắp thông tin người dùng quy mô lớn; Ngoại trưởng Anh thừa nhận ông Trump đúng về NATO... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 5-12.
8 giờ trước
Ông Trần Văn Đang là tân Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại CH Séc nhiệm kì 2024 - 2029
IMG_0585.JPG
Sau thời gian làm việc nghiêm túc, bằng hình thức bỏ phiếu kín, ban kiểm phiếu của Đại hội đã công bố kết quả bầu cử như sau: Với kết quả 48/90 phiếu ủng hộ, ông Trần Văn Đang đã trở thành tân Chủ tịch Hội người Việt Nam tại CH Séc nhiệm kì 2024 - 2029.
18 giờ trước
Cảnh sát vẫn đang xác minh vụ nổ súng tại Đại học Západočeská (ZČU) ở Plzeň, sinh viên và người dân đã được sơ tán
Ảnh màn hình 2024-12-04 lúc 19.33.33.png
Chiều thứ Tư, 4.12, cảnh sát nhận được báo cáo rằng có sinh viên đã nghe thấy tiếng súng trong khuôn viên Đại học Západočeská (ZČU) tại Plzeň.
19 giờ trước
Đại hội lần thứ VII - TW Hội người Việt Nam tại CH Séc
DEMO DIEM TIN 24H.00_54_59_15.Still017.jpg
Hôm nay, 4/12, tại TTTM Sapa, thủ đô Praha, CH Séc, TW Hội người Việt Nam tại CH Séc đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VII. Đại hội nhằm kiện toàn bộ máy hoạt động của Hội trong nhiệm kì tới, bầu ra Tân chủ tịch, Ban Lãnh đạo và Ban Chấp hành mới của Hội trong nhiệm kì mới 2024 -2029.
21 giờ trước
Tổng thống Hàn Quốc bị ảnh hưởng ra sao sau tuyên bố thiết quân luật thất bại?
dan-han-quoc-1733270075437991593867.webp
Tuyên bố thiết quân luật bất ngờ vào đêm muộn của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã khiến những mâu thuẫn kéo dài nhiều năm với các đối thủ trong nước, truyền thông và thậm chí cả đảng bảo thủ của chính ông bùng nổ.
một ngày trước
Hải quan Nam Morava phát hiện hàng nghìn điếu lá được vận chuyển và bán trái phép
2024-12-4-84420241202_113833x.jpg
Vào cuối tháng 11, hải quan Nam Morava đã phát hiện hàng nghìn điếu thuốc lá và hàng kg thuốc lá sợi được vận chuyển và chào bán trái phép.
một ngày trước
Dự báo có sương giá, băng trơn và tuyết rơi trong những ngày tới.
tuyet 2.png
Viện Khí tượng Thủy văn Séc (ČHMÚ) đã đưa ra cảnh báo về hiện tượng thời tiết nguy hiểm vào thứ Tư. Dự báo vào thứ Sáu, phần lớn khu vực trên toàn Séc có thể xuất hiện mưa đóng băng, băng trơn và một số nơi có thể có tuyết rơi.
một ngày trước
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil