Tại Séc, mặc dù rác thải vẫn được phân loại và tái chế, nhưng việc xử lý vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu. Hơn một nửa lượng rác thải vẫn bị đốt hoặc chôn lấp thay vì được tái sử dụng trong các ngành công nghiệp khác. Nguyên nhân là do nhu cầu trên thị trường không cao và khả năng xử lý rác thải còn hạn chế.
Các nhà máy phân loại làm việc cả vào những ca đặc biệt và cả vào cuối tuần vì lượng rác thải quá lớn. Mặc dù việc phân loại và tái chế ngày càng gia tăng, nhưng vẫn có chưa đến một nửa lượng rác được đưa vào tái sử dụng.
Phát ngôn viên của Dịch vụ Thành phố Jihlava, Martin Málek, cho biết, 45% rác được tái sử dụng vào mục đích vật liệu, 40% được sử dụng để tạo năng lượng và khoảng 15% vẫn bị chôn lấp.
Tình hình sẽ được cải thiện nhờ dự thảo sửa đổi luật bao bì, trong đó áp dụng khoản tiền đặt cọc 4 korun cho mỗi chai PET và lon thiếc, cùng với 11.000 điểm thu gom mới. Tuy nhiên, hệ thống này có thể sẽ không hoạt động trước năm 2027. Hiện tại, chỉ có chưa đến 20% chai PET tái chế được sử dụng để sản xuất chai mới, trong khi quá trình tái chế lon thiếc vẫn chưa được thực hiện.
Nhựa tái chế kém chất lượng nhất sẽ được đưa vào lò đốt hoặc nhà máy xi măng như một dạng bột. Nhựa rỗng có chất lượng tốt hơn một chút sẽ được sử dụng để sản xuất các cột hoặc nắp nhựa cho cống rãnh. Các chai PET tái chế hoặc bao bì nhôm chất lượng cao nhất sẽ được sử dụng tiếp cho các sản phẩm mới như sản xuất lại chai PET, túi ngủ, áo khoác mùa đông hay các vật dụng tiêu dùng khác.
Tuy nhiên, trên thị trường ở Séc cũng như các quốc gia lân cận, không có nhu cầu lớn đối với các vật liệu tái chế. Người dân thường chọn sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu mới, và nhiều doanh nghiệp chế biến hiện vẫn chưa sẵn sàng để sử dụng các vật liệu tái chế trong sản xuất. Các quốc gia trong Liên minh Châu Âu, bao gồm Séc, cũng cần cải thiện luật pháp để mở rộng cơ hội trên thị trường.
Nguồn: TN Nova
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này