Khi trên que thử thai của bạn hiện 2 vạch thì xin chúc mừng bạn sắp được lên chức mới. Có thể đây là lần đầu tiên mang bầu bạn sẽ hơi bỡ ngỡ? Hãy cùng xem xem trong 40 tuần sắp tới bạn sẽ trải qua những gì nhé?
Tổng thời gian mang bầu sẽ được tính theo tuần là khoảng 40 -42 tuần và chia làm 3 giai đoạn.
- 3 tháng đầu: tuần 1 đến tuần thứ 13
- 3 tháng giữa : tuần thứ 14 đến tuần thứ 27
- 3 tháng cuối: tuần thư 28 đến tuần thứ 42
1. Giai đoạn 3 tháng đầu ( První trimestr )
Khi bạn phát hiện mang bầu, trước tiên bạn hãy đi gặp bác sĩ phụ khoa:
– bác sĩ sẽ xác nhận cho bạn là bạn đã mang bầu, bạn bầu sinh đôi hay chỉ có 1 em bé bằng phương pháp khám ultrazvuk (siêu âm)
– bạn cần nhớ ngày đầu tiên của kỳ chu nguyệt cuối cùng để bác sĩ tính ra ngày đẻ và tuổi thai nhi cho bạn
– trong lần khám tiếp theo (thai nhi khoảng 11 tuần tuổi) – bạn sẽ được giới thiệu đi xét nghiệm sàng lọc dị tật di truyền (screening v prvním trimestru) – siêu âm + xét nghiệm máu – những xét nghiệm này bạn sẽ tự chi trả và được bảo hiểm hỗ trợ một phần
– 3 tháng đầu cùng với ăn uống đầy đủ, bạn nên bổ xung thêm các vitamin như là B6, D, i ốt và axit folic để em bé phát triển khỏe mạnh – (vi dụ mamavit, femibion 2…)
– khoảng tuần thứ 12 -14 – Nếu bạn ở Praha, bạn phải đăng ký bệnh viện phụ sản trước và hãy chọn nơi gần nhà nhất để lúc gần cuối thai kỳ đi khám đỡ vất vả. Các bệnh viện ở tỉnh lẻ thường không cần đăng ký và khi nào đẻ thì vào thẳng bệnh viện.
2. Giai đoạn 3 tháng giữa ( Druhý trimestr)
– khoảng tuần 17 nếu bạn tò mò về giới tính của em bé, lúc này bác sĩ có thể chuẩn đoán gần như chính xác cho bạn
– từ tuần thứ 20 bạn sẽ đi xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh (thần kinh, hàm mặt, tim mạch…) – druhý těhotenský ultrazvuk.
– từ tuần 24 – 28 sẽ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ – bạn không được ăn và uống trước đó 10 tiếng, khi xét nghiệm bạn sẽ được cho uống 2 lần dung dịch glucose và sẽ lấy máu sau 1 giờ và sau 2 giờ
– giai đoạn này các mẹ cũng bắt đầu thấy thai máy và bắt đàu tăng cân sau 3 tháng đầu ốm nghén
– các vitamin cần bổ xung là – sắt (theo chỉ định của bác sĩ), canxi, chất béo không bão hòa omega 3 và DHA
3. Giai đoạn 3 tháng cuối ( Třetí trimestr )
– đây là lúc các mẹ sẽ cảm thấy mệt nhọc nhất khi em bé mỗi ngày mỗi lớn
– khoảng tuần thứ 30 sẽ xét nghiệm sàng lọc lần 3 – bác sĩ xẽ xác nhận lại số thai nhi, số lượng nước ối, vị trí thai nhi, nhau thai…
– từ tuần 36, bác sĩ sẽ xét nghiệm nhiễm trùng liên cầu nhóm B cho bạn và nếu cần bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh (đặt trong âm đạo) – việc chữa trị là rất cần thiết để tránh cho em bé bị lây nhiễm trong lúc sinh ra
– tử tuần 37 đến 42 là em bé đã phát triển đủ điểu kiện để ra đời, nhất là từ tuần 40 bạn có thể sinh bất kỳ lúc nào
– lúc này bạn hãy chuẩn bị trước các đồ dùng để lúc đi đẻ không bị cập rập nhé
Khi nào thì phải vào viện ngay và các dấu hiệu sắp sinh:
– bạn có ra ít máu và bắt đầu thấy hơi tức bụng – dấu hiệu này có thể kéo dài hàng giờ nên bạn không cần vội vì bạn sẽ chưa sinh ngay đâu, nếu vào viện thì khả năng cao bạn sẽ bị cho về nhà theo dõi
– bạn bị vỡ ối – bạn cần vào viện luôn
– Nếu bạn lần đầu sinh và bạn bị lên cơn đau 5 phút một lần trong khoảng 1-2 giờ – vậy là bạn sắp sinh rồi, hãy vào viện ngay
– Nếu bạn đã từng sinh con và cơn đau là 10 phút / lần
– bạn cũng nên chú ý thai máy, nếu những tuần cuối mà bạn không cảm thấy được em bé đạp thì hãy đến bác sĩ khám ngay nhé
Bạn cần mang những gì khi đi đẻ?
– trong những tuần cuối thai kỳ bạn nên chuẩn bị trước một số đồ để khi lên cơn đau đẻ, bạn chỉ cần mang theo
– bạn chuẩn bị 2 túi đồ trong đó 1 túi là mang theo lúc đi đẻ và 1 túi là sau khi đẻ
Khi đi đẻ bạn cần có:
- sổ khám thai + các giấy xét nghiệm trước đó
- giấy tờ tùy thân + thẻ bảo hiểm
- giấy thỏa thuận về tên của em bé (bệnh viện cấp)
- giấy đăng ký kết hôn (hoặc ly hôn),
- nếu là mẹ đơn thân thì cần giấy khai sinh của mẹ và giấy cam kết của bố mẹ về quan hệ cha con (điền trước tại Matrika – văn phòng đăng ký ủy bạn huyện/thành phố)
Sau khi đẻ, bạn hãy nhờ người nhà mang cho bạn:
- đồ dùng của em bé – quần áo, bỉm, khăn sữa, du du
- quần lót lưới mua tại hiệu thuốc ( kalhotky po porodu ví dụ bella mama sitovane kalhotky,…)
- băng vệ sinh sau sinh (porodnické vložky – băng vệ sinh của bệnh viện thường ngắn, bạn có thể mua ví dụ Fide Extra Savé vložky porodnické,…)
- kem bôi trĩ ( ví dụ Hemostop, Dubová kůra gel…)
- 2 khăn tắm + dép đi trong phòng
Một mẹo nhỏ cho bạn sau khi sinh là hãy đi tiểu vào nhà tắm và xả trực tiếp bằng nước lạnh, nó sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn và không bị đau khi tiểu.
Trên đây là một số tóm tắt dành cho các bà bầu, chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và bài sau chúng ta sẽ cùng xem sau khi sinh cần làm những gì nhé.
(nguồn:
https://www.babyonline.cz/tehotenstvi-tyden-po-tydnu
https://www.drmax.cz/doplnky-stravy/tehotenstvi-kojeni/vitaminy-pro-tehotne
https://www.benu.cz/prubeh-tehotenstvi-tyden-po-tydnu-3-trimestr?gclid=EAIaIQobChMIk8WeqLf19wIVRqjVCh1eQwLpEAAYASAAEgIJtvD_BwE )
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này