Đài Loan: Sẽ có ‘rủi ro đáng kể’ nếu Trung Quốc được chấp nhận vào CPTPP trước
KINH TẾ, Kinh tế thế giới
author23/09/2021 17:31
Theo trưởng đoàn đàm phán Đài Loan John Deng, nỗ lực gia nhập Hiệp định CPTPP của hòn đảo sẽ đối mặt ‘rủi ro đáng kể’ nếu Trung Quốc được chấp nhận trước.

Tờ Nikkei Asia dẫn lời một đại diện thương mại hàng đầu của Đài Loan ngày 23-9 cho biết nỗ lực gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của hòn đảo sẽ đối mặt “rủi ro đáng kể” nếu Trung Quốc được chấp nhận trước.

Mối lo ngại trên đến trong bối cảnh Đài Loan hôm 22-9 đã chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP, chưa đầy một tuần sau khi Trung Quốc hôm 16-9 bất ngờ có động thái tương tự.

Đài Loan lo ngại rủi ro nếu Trung Quốc được chấp nhận trước

Phát biểu tại buổi họp sáng 23-9, trưởng đoàn đàm phán Đài Loan John Deng cho biết: “Trung Quốc đã và đang cản trở sự hiện diện quốc tế của Đài Loan. Nếu Trung Quốc được chấp nhận gia nhập CPTPP trước chúng ta, đó chắc chắn sẽ là nguy cơ đối với việc Đài Loan gia nhập thỏa thuận thương mại này. Đó là một thực tế rất rõ ràng”.

Đài Loan lo ngại ‘rủi ro đáng kể’ nếu Trung Quốc được chấp nhận vào CPTPP trước. Ảnh: NIKKEI ASIA

“Đài Loan gửi đơn gia nhập chủ yếu là vì lợi ích của chúng tôi, lợi ích của doanh nghiệp và cho mục đích lập kế hoạch kinh tế dài hạn của chúng tôi, và không liên quan gì đến mục tiêu của các nước khác [hoặc với] nhận xét của Trung Quốc về đơn gia nhập của chúng tôi” – ông Deng nói.

Theo ông Deng, Đài Loan đã chuẩn bị cho việc tham gia một quan hệ đối tác khu vực như vậy trong nhiều năm.

Các nhân viên ngoại giao Đài Loan coi sự tham gia của hòn đảo là ưu tiên hàng đầu và đang duy trì liên lạc chặt chẽ với tất cả các thành viên hiện có của khối, ông Deng nói thêm.

Quan chức này cho hay chính quyền Đài Loan sẽ ngay lập tức bắt đầu đàm phán với các thành viên CPTPP với hy vọng nhận được sự chấp thuận nhanh nhất có thể, song lưu ý thêm rằng vẫn chưa rõ quá trình này sẽ mất bao lâu.

“Việc gia nhập CPTPP của Anh là tiến trình nhanh nhất cho đến nay và đã mất nhiều tháng” – ông Deng nói.

Theo ông Deng, Đài Loan đã nộp đơn gia nhập của mình với tên gọi “Lãnh thổ thuế quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hổ, Kim Môn và Mã Tổ” (Separate Customs Territory of Taiwan, Penghu, Kinmen and Matsu”, gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc).

Ông cho biết Đài Loan đã sử dụng tên gọi này nhiều lần trong các cuộc đàm phán với các quốc gia khác và ít gây tranh cãi hơn so với các tên gọi khác.

Phản ứng của các nước

Theo Nikkei Asia, việc Đài Loan xin gia nhập CPTPP được cho là sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu, vốn luôn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất.

Tờ Thời báo Hoàn cầu tối 22-9 đã đăng một bài báo chỉ trích động thái của Đài Loan là “gây rắc rối”.

Đại diện các nước thành viên CPTPP tại lễ ký kết hiệp định ngày 8-3-2018 tại Santiago, Chile. Ảnh: REUTERS

Ông Deng cho rằng động thái xin gia nhập CPTPP của Đài Loan nên được xem xét tách biệt với việc Trung Quốc xin gia nhập, vì Đài Loan có một “cơ chế thị trường rất hoàn chỉnh, tôn trọng pháp quyền, tôn trọng tài sản cá nhân và sẵn sàng tuân thủ các quy tắc của hiệp định”.

Ông Deng cho hay Đài Loan đã liên lạc chặt chẽ với Nhật, quốc gia đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hiệp ước thương mại sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước này vào năm 2017.

Ông đã chỉ ra mối quan hệ “rất thân thiết” giữa Đài Bắc và Tokyo và nhiều ví dụ về việc hai bên đã giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn.

Phản ứng trước đơn gia nhập của Đài Loan, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi hôm 23-9 đã bày tỏ sự hoan nghênh, nói rằng Đài Loan “một đối tác cực kỳ quan trọng của Nhật”, cùng chia sẻ các giá trị chung, do vậy, phản ứng của Tokyo đối với hành động của Đài Loan xin gia nhập CPTPP “dựa trên quan điểm chiến lược và hiểu biết công khai”.

Ông Deng lưu ý rằng việc tái khởi động nhập khẩu nông sản từ một số tỉnh của Nhật bị ảnh hưởng từ thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 là một trong những ưu tiên của chính phủ Nhật cho các cuộc đàm phán thương mại sắp tới với Đài Loan.

Theo Nikkei Asia, Đài Loan đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ năm tỉnh của Nhật trong nhiều năm. Một cuộc trưng cầu dân ý được thông qua hồi cuối năm 2018 đã dẫn đến việc chính quyền bà Thái Anh Văn tiếp tục lệnh cấm. Đây được xem là một nguyên nhân gây ra xích mích thương mại giữa Đài Loan và Nhật.

“Thực phẩm xuất xứ từ Fukushima không có nghĩa là thực phẩm nhiễm hạt nhân. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi có thể tìm ra một giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này với Nhật trong các cuộc đàm phán” – ông Deng cho hay.

Tác động đến thương mại của Đài Loan khi gia nhập CPTPP

Cùng ngày, người phát ngôn Viện Hành chính Đài Loan Lo Ping-cheng hôm 23-9 cho biết các thành viên CPTPP chiếm 24% tổng kim ngạch thương mại của Đài Loan.

“Đài Loan đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu và có một thị trường tự do và minh bạch, và chúng tôi có khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn cao quốc tế để gia nhập khối” – ông Lo cho hay.

Theo ông Kung Ming-hsin – một quan chức thuộc chính quyền Đài Loan, ngành nông nghiệp và dịch vụ cũng như ngành công nghiệp phụ tùng ô tô của Đài Loan sẽ chịu tác động lớn nhất từ việc tham gia CPTTP, trong khi các ngành thép, hóa dầu và vật liệu xây dựng cũng sẽ chịu một số tác động.

“Nhưng nhìn chung, việc gia nhập khối thương mại này chắc chắn sẽ mang lại nhiều nhiều lợi ích hơn là thách thức” – ông Kung hôm 23-9 cho biết.

Nikkei Asia dẫn lời ông Sean King – phó chủ tịch cấp cao Công ty Tư vấn Park Strategies (Mỹ) – nhận định vì bất kỳ thành viên CPTPP nào cũng có thể phủ quyết đơn xin gia nhập, Bắc Kinh sẽ tìm kiếm các mắt xích yếu trong số 11 thành viên hiện tại của nhóm để chặn việc gia nhập của Đài Bắc.

“Tuy nhiên, New Zealand và Singapore sẽ khó từ chối Đài Loan vì cả hai đều có hiệp ước thương mại tự do hiệu quả với hòn đảo này. Hơn nữa, lực lượng vũ trang của Singapore tập trận ở Đài Loan” – ông King nhận định.

“Nhật và Úc được kỳ vọng sẽ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Đài Bắc, trong khi việc Malaysia lên tiếng ủng hộ đơn xin gia nhập của Bắc Kinh cho thấy Kuala Lumpur có thể nghĩ khác” – nhà phân tích nói thêm, đồng thời lưu ý rằng Canada có thể đi theo một trong hai cách.

“Thật đáng tiếc khi Mỹ không còn trong khối để ủng hộ đơn gia nhập của Đài Loan nữa” – ông King nói.

Các thành viên khác của CPTPP là Brunei, Chile, Mexico, Peru và Việt Nam. Anh cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán để gia nhập khuôn khổ hợp tác này.

(Nguồn: Phapluat)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
7c1e.jpg
Mức lương trung bình tại Đức cao gấp đôi Séc tính theo euro
Mức lương trung bình trong khu vực tư nhân tính bằng euro tại Séc trong năm nay đã tăng 4% so với năm ngoái, đạt 1849 euro (tương đương khoảng 46.600 Kč). Đây là tốc độ tăng chậm nhất trong số các quốc gia thuộc nhóm Visegrad (V4), nhưng mức lương tại Séc vẫn đứng thứ hai trong nhóm này.
23-06-2025
YzlhNTExODllOTg1ZmU4YY5NRVp-0Sin.jpg
Người dân Séc sẽ phải trả tiền sưởi cao hơn cho việc chuyển đổi sang năng lượng xanh
Các nhà máy nhiệt điện ở Séc đang chuyển từ than đá sang năng lượng xanh hơn, chủ yếu là khí đốt. Quá trình chuyển đổi này có thể tiêu tốn tới 200 tỷ korun vào năm 2030, được hỗ trợ một phần từ quỹ EU. Phần còn lại sẽ làm tăng giá thành sản xuất, khiến người dân có thể phải trả tiền sưởi cao hơn.
22-06-2025
base64-17505651070471884385449.jpeg
Trump Organization quan tâm đầu tư Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng
UBND TP Đà Nẵng đã có báo cáo đoàn công tác của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, trong đó có nội dung về Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng.
22-06-2025
AA1GWlPi.jfif
Một số người dân bất ngờ vì phải trả thêm khoản tiền lớn từ hệ thống sưởi: Làm thế nào và vì sao phải khiếu nại?
Mùa sưởi ấm tại Séc đã kết thúc và hiện người dân đang nhận được bảng quyết toán chi phí sưởi của năm vừa qua. Một số người có thể bị sốc bởi các khoản trả thêm lên tới hàng chục nghìn korun, dù lượng tiêu thụ không thay đổi so với các năm trước.
20-06-2025
2ad44196-b660-4e73-a203-d1265b63c086.jpg
Giá các khu vườn tại Séc đang tăng chóng mặt
Tại Praha, nhu cầu của người dân đối với các khu vườn đang tăng mạnh, kéo theo đó giá cả cũng tăng theo, ở một số nơi chỉ trong vòng một năm đã tăng hơn gấp 4 lần. Do đó, người dân bắt đầu cân nhắc việc mua vườn thông qua các khoản vay tiêu dùng hoặc thậm chí cả vay thế chấp.
20-06-2025
06-2627f-vystavba-shuter.jpg
Séc hoàn thành xây dựng gần 30.300 căn hộ mới trong năm 2024
Trong năm 2024, tại Cộng hòa Séc đã hoàn thành gần 30.300 căn hộ mới, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn các căn hộ mới vẫn được xây dựng tại Praha và vùng Trung Séc.
18-06-2025
02403940.jpeg
Các cửa hàng chuyên bán thực phẩm giá rẻ tại Séc ngày càng phổ biến
Số lượng các cửa hàng chuyên bán thực phẩm giá rẻ tại Séc đang tăng lên. Những cửa hàng này cung cấp các mặt hàng tồn kho, sản phẩm có bao bì hư hỏng hoặc sắp hết hạn sử dụng và có thể bán hàng hóa với giá rẻ hơn so với các cửa hàng khác vì họ tận dụng các đợt thanh lý từ nhà sản xuất và nhà phân phối.
18-06-2025
ong-trump-va-t1phone-read-only-17501740428662019426427.jpg.webp
Trump Mobile: Tham vọng khó thành hiện thực
Công ty Trump Mobile ra mắt với gói cước đắt đỏ và mẫu smartphone T1 gắn mác "Made in USA", song giới chuyên gia hoài nghi tính khả thi của các cam kết này.
18-06-2025
4015d641-95fd-4a3a-8b04-469380ac56f2.jpg
Mức lương trung bình ở Séc là 47.000 korun/tháng. Nhân viên bán hàng ở Séc có thu nhập thấp nhất so với các nước láng giềng
Mức lương trung bình ở Cộng hòa Séc hiện là 47.000 korun/tháng. Tuy nhiên, so với các quốc gia láng giềng, mức thu nhập ở Séc vẫn thấp hơn đáng kể.
17-06-2025
zamek-stirin.jpg
Nhà nước Séc chào bán lâu đài và cung điện với giá hàng trăm triệu korun nhưng người mua e ngại đấu giá
Ngay cả khi đã giảm giá hàng tỷ korun và nhu cầu với bất động sản tại Séc đang tăng, nhà nước Séc vẫn gặp khó khăn trong việc bán những tòa nhà giá trị cao. Sự quan tâm đến các phiên đấu giá các bất động sản như lâu đài Štiřín hay Cung điện Broadway ở trung tâm Praha thường kết thúc trong sự thờ ơ.
17-06-2025
Tin nổi bật
Chiêu trò lừa đảo mới giả làm người thân vay tiền
b84e97a9-9f4d-423e-a6c2-62ccc5eaf99a (1).jpg
Những kẻ lừa đảo đang có thêm một chiêu trò mới để moi tiền từ người dân. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI), chúng có thể bắt chước giọng nói một cách rất thuyết phục. Chúng thường giả làm người thân – chẳng hạn như con cái hoặc anh chị em – gọi điện với lý do khẩn cấp cần vay tiền. Theo khảo sát, có đến một phần ba số người Séc dễ bị đánh lừa bởi hình thức lừa đảo kiểu này.
40 phút trước
Hình thức tự hái - samosběr ngày càng phổ biến tại Séc
3b167e4d-2b8f-4628-8821-cda20b90b3e1.jpg
Giá thực phẩm tại Séc tăng mạnh trong những năm gần đây – cả trái cây và rau củ cũng không ngoại lệ. Vì vậy, nhiều người dân bắt đầu ưu tiên hình thức tự hái. Trên các cánh đồng, người dân có thể thu hoạch gần như bất cứ loại nông sản nào với giá hợp lý.
44 phút trước
ČOI phát hiện sai phạm ở nhiều cửa hàng trực tuyến
nakupy-e-shop.jpg
Các cửa hàng trực tuyến không cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về điều kiện khiếu nại, sử dụng thông tin sai lệch về giá cả hoặc đặc tính sản phẩm, hoặc áp dụng các hình thức kinh doanh không lành mạnh. Đây là những vi phạm phổ biến nhất của các trang thương mại điện tử, theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra Thương mại Séc (ČOI).
một giờ trước
Triệt phá đường dây "chạy tâm thần", đưa hối lộ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương
z6733990774379-9341a1fd5096418bf3e4da383e04eaa720250623163841.jpg
Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ngày 07/6/2025 tại Viện pháp y tâm thần Trung ương, Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 40 đối tượng.
một giờ trước
Các công ty muốn tuyển nhân viên không hút thuốc để lợi về mặt kinh tế hơn
b8e78e0f-a241-4268-a1a1-4757d48c8b4c.jpg
Theo các chuyên gia kinh tế, các công ty Séc đang ngày càng siết chặt tiêu chí khi tuyển dụng nhân sự mới. So với những năm trước, nhà tuyển dụng ngày càng thường xuyên yêu cầu ứng viên không hút thuốc. Lý do là một người hút thuốc có thể khiến công ty mất thêm hàng trăm nghìn korun mỗi năm.
một giờ trước
Mức lương trung bình tại Đức cao gấp đôi Séc tính theo euro
7c1e.jpg
Mức lương trung bình trong khu vực tư nhân tính bằng euro tại Séc trong năm nay đã tăng 4% so với năm ngoái, đạt 1849 euro (tương đương khoảng 46.600 Kč). Đây là tốc độ tăng chậm nhất trong số các quốc gia thuộc nhóm Visegrad (V4), nhưng mức lương tại Séc vẫn đứng thứ hai trong nhóm này.
một giờ trước
Các bác sĩ trẻ tại Séc yêu cầu nhà nước hỗ trợ tài chính nhiều hơn
MzMxYmJlY2Q3ODM4YzEwONN4HHCBuChJ.jpg
Bộ Y tế Séc đã lựa chọn 140 phòng khám để đào tạo các bác sĩ đa khoa trẻ và nhà nước sẽ hỗ trợ tài chính cho họ. Do có lượng quan tâm lớn, các bác sĩ đề nghị nhà nước tài trợ thêm nhiều vị trí hơn.
2 giờ trước
Ferrari, Lamborghini và Porsche đua nhau thể hiện đẳng cấp thương hiệu tại Lễ hội Super Ride Car Fest ở Olomouc
84f2aaaa94bd4564588499922ddd2fb9.jpg
Vào thứ Bảy, 21,6 tại khu vực gần trung tâm thương mại Galerie Šantovka ở thành phố Olomouc, đã diễn ra lễ hội Super Ride Car Fest.
2 giờ trước
Cảnh sát Séc bắt giữ người đàn ông đã tấn công một phụ nữ Ukraine tại Barrandov, Praha
shutterstock_313077146.jpg
Cảnh sát Séc đã bắt giữ một người đàn ông, người này đã tấn công một phụ nữ Ukraine ở Praha vào ngày 12/6 trên đường Werichova ở khu Barrandov, Praha. Người đàn ông hiện đang bị tạm giam và bị buộc tội hai tội danh.
4 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil