Theo một báo cáo của Thanh tra Giáo dục Séc, có đến 80% giáo viên lớp 1 tại các trường tiểu học nhận thấy rằng học sinh chưa được chuẩn bị đầy đủ cho việc học tập tại trường. Đáng chú ý, số lượng trẻ em hoãn vào lớp 1 đang ngày càng tăng. Điều này khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn vì sự chênh lệch rõ rệt giữa các học sinh lớp 1.
Theo báo cáo của Thanh tra Giáo dục Séc, có đến 80% giáo viên tiểu học quan sát và xác nhận rằng học sinh lớp 1 gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý và kỹ năng viết. Các hiệu trưởng cũng đồng tình với điều này.
Ông Jan Horkel, hiệu trưởng Trường Tiểu học Pod Žvahovem, nhận xét rằng, trình độ kỹ năng xã hội, tính tự lập và kỹ năng viết tay của trẻ em ngày càng giảm dần theo thời gian, và ông cho rằng gia đình có trách nhiệm lớn trong vấn đề này.
Một số vấn đề mà trẻ em gặp phải là bất an, không chịu ngồi yên một chỗ, không tập trung, ham chơi và khó khăn trong việc nghe theo chỉ dẫn tập thể. Bên cạnh đó, số lượng trẻ em gặp khó khăn về phát âm cũng đang tăng lên. Phân tích cũng cho thấy rằng 93% các trường học có ít nhất một học sinh đang được chăm sóc bởi chuyên gia về ngôn ngữ.
Theo chuyên gia, một phần nguyên nhân là do cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái, khiến mối quan hệ gia đình ngày càng rạn nứt, một vấn đề khác là do một số phụ huynh quá áp đặt con cái.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc cha mẹ “dọn đường” quá mức cho trẻ và không để trẻ chịu đựng một mức độ căng thẳng nào đó là một hình thức cực đoan trong vấn đề này. Số lượng các trường hợp trì hoãn vào học lớp 1 đang gia tăng, điều này khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn vì sự chênh lệch rõ rệt giữa các học sinh cùng học lớp 1.
Do đó, Bộ Giáo dục đang chuẩn bị một dự thảo sửa đổi để giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn như việc hủy bỏ hệ thống điểm số trong hai năm học đầu tiên, thay vào đó là đánh giá bằng lời. Theo Bộ, sự thay đổi đối với học sinh lớp 1 có thể bắt đầu có hiệu lực sau ba năm nữa.
Nguồn: TN Nova
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này