Bản ghi nhớ Budapest 1994 – Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân để nhận lại được gì? Những hệ lụy sau đó?
Tin nổi bật, Tin nóng, Tin thế giới
author08/04/2022 14:39

Ukraine chấp nhận bàn giao kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy những đảm bảo an ninh từ Mỹ và Nga, nhưng hiện giờ người dân, đất nước Ukraine lại vô cùng hoài nghi về lựa chọn này.

Phi hạt nhân để đổi lấy đảm bảo an ninh

Từng là nước cộng hòa hùng mạnh thứ hai của Liên Xô, Ukraine đã tuyên bố độc lập vào tháng 12/1991. Với nền độc lập này, Ukraine trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba thế giới, nhưng trong một thời gian ngắn. Sau khi Liên Xô tan rã, hàng nghìn vũ khí hạt nhân, khoảng 1/3 kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, được để lại trên đất Ukraine.

Ukraine tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày độc lập tại thủ đô Kiev. Ảnh: Getty

Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), Ukraine có xấp xỉ 3.000 vũ khí hạt nhân chiến lược dùng để tấn công các cơ sở quân sự lớn, hạm đội hải quân và lực lượng thiết giáp, cùng khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân chiến lược dùng để phá hủy các thành phố.

Ukraine có thể kiểm soát vật lý kho vũ khí này, nhưng không nắm quyền kiểm soát hoạt động của chúng. Nga đã kiểm soát mật mã cần thiết để vận hành kho vũ khí hạt nhân thông qua hệ thống Permissive Action Link cùng hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Nga, dù điều này không thể đảm bảo ngăn hoàn toàn Ukraine tiếp cận kho vũ khí.

Belarus, nơi chỉ có các bệ phóng tên lửa di động, và Kazakhstan đã nhanh chóng chọn giao lại đầu đạn hạt nhân và tên lửa cho Nga. Ukraine đã trải qua một giai đoạn tranh luận nội bộ trước khi đưa ra lựa chọn.

Vào tháng 5/1992, Nga, Mỹ, Belarus, Kazakhstan và Ukraine ký Nghị định thư Lisbon cho hiệp ước START I. Nghị định thư cam kết Belarus, Kazakhstan và Ukraine tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) với tư cách là quốc gia không có vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, các điều khoản để chuyển giao đầu đạn hạt nhân không được thống nhất và một số quan chức, nghị sĩ Ukraine bắt đầu thảo luận về khả năng giữ lại một số tên lửa RT-23 (SS-24) hiện đại do Kiev phát triển và các đầu đạn do Nga chế tạo.

RT-23 (SS-24 Scalpel) của quân đội Liên Xô/Nga

Sau đó, chính phủ Ukraine và Nga ký một loạt thỏa thuận song phương từ bỏ các yêu cầu của Ukraine với vũ khí hạt nhân và hạm đội Biển Đen, để đổi lấy việc xóa nợ 2,5 tỷ USD khí đốt và dầu mỏ, cũng như nguồn cung nhiên liệu tương lai cho các lò phản ứng hạt nhân của nước này. Ukraine đồng ý phê duyệt hiệp ước START I và NPT ngay lập tức.

Tới ngày 5/12/1994, tại hội nghị ở Budapest, thủ đô Hungary, các nước gồm Mỹ, Nga, Ukraine, Anh đã ký một ban ghi nhớ đảm bảo an ninh liên quan tới Kiev gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (hay còn gọi là Bản ghi nhớ Budapest).

Từ trái quá: Tổng thống Nga Boris Yeltsin, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma và Thủ tướng Anh John Major, ký Bản ghi nhớ Budapest vào ngày 5 tháng 12 năm 1994. (Ảnh: AP)

Bản ghi nhớ Budapest về đảm bảo an ninh là ba thỏa thuận chính trị giống hệt nhau được ký kết tại hội nghị OSCE ở Budapest, Hungary vào ngày 5 tháng 12 năm 1994 để cung cấp đảm bảo an ninh liên quan đến việc Belarus, Kazakhstan và Ukraine gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo đó, Nga, Mỹ và Anh cam kết “tôn trọng độc lập và chủ quyền cũng như các biên giới hiện có của Ukraine”.

Bản ghi nhớ có đoạn: “Liên bang Nga, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tái khẳng định nghĩa vụ kiềm chế không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraine, và rằng sẽ không có vũ khí nào của họ được sử dụng để chống lại Ukraine ngoại trừ để tự vệ hoặc theo cách khác phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc.”

Bản ghi nhớ cũng viết ba nước Nga, Anh, Mỹ “tái khẳng định cam kết tìm kiếm hành động ngay lập tức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để cung cấp hỗ trợ cho Ukraine, với tư cách là Quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu Ukraine trở thành nạn nhân của một hành động xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng.” Đổi lại, Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân bên trong biên giới của mình, gửi chúng cho Nga để tháo dỡ.

Kể từ khi ký Bản ghi nhớ Budapest, Ukraine đã đáp ứng các nghĩa vụ bằng cách chuyển giao kho vũ khí lớn thứ ba thế giới. Đến giữa năm 1996, đầu đạn hạt nhân cuối cùng rời khỏi lãnh thổ Ukraine, và đến cuối năm 2001, hầm chứa tên lửa cuối cùng đã bị phá hủy. Đổi lại là một đảm bảo an ninh cho Ukraine được gắn trong cái được gọi là Bản ghi nhớ Budapest.

Năm 2009, Nga và Mỹ đưa ra tuyên bố chung rằng các đảm bảo an ninh của bản ghi nhớ vẫn sẽ được tôn trọng sau khi Hiệp ước START hết hạn.

Nga đã xóa bỏ những gì đã thỏa thuận trong Bản ghi nhớ Budapest 

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần đầu xóa bỏ Bản ghi nhớ Budapest vào năm 2014, khi sáp nhập bán đảo Crimea, theo bài viết trên WSJ Ukraine đã bị phản bội ở Budapest. Borys Tarasyuk, cựu ngoại trưởng Ukraine và là nhà đàm phán của Bản ghi nhớ Budapest, bày tỏ sự thất vọng của mình rằng “không chỉ Nga đã vi phạm trắng trợn các cam kết của mình với tư cách là người bảo đảm an ninh quốc gia của Ukraine, mà hai bên ký kết khác – Mỹ và Anh – đã không thực hiện được các cam kết theo bản ghi nhớ.” Liệu đó có đúng thế không, lại là trường hợp gây tranh cãi, vì bản ghi nhớ không nêu rõ cách thức hành động hoặc các biện pháp trừng phạt đối với hành vi vi phạm. Bản ghi nhớ Budapest chỉ bắt buộc các quốc gia hạt nhân, cũng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tìm kiếm hành động tại Hội đồng Bảo an và triệu tập tham vấn của các bên ký kết. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2014, các cuộc tham vấn như vậy đã được triệu tập và đưa ra một tuyên bố ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng Nga đã từ chối tham dự. Hoa Kỳ cũng đưa ra một nghị quyết của Hội đồng Bảo an để phản đối việc sáp nhập Crimea vào ngày 15 tháng 3 năm 2014, nhưng nghị quyết này bị Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã phải chịu áp lực giải giáp vũ khí từ cả Nga và Mỹ. Do đó, Ukraine yêu cầu đảm bảo an ninh để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa. Hoa Kỳ không sẵn sàng cam kết bất cứ điều gì ngoài “sự đảm bảo.”Hoa Kỳ cũng không đáp ứng yêu cầu của Ukraine muốn có các đảm bảo được chính thức hóa trong một hiệp ước ràng buộc pháp lý, và Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn.

Tối 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu một giờ trước quốc dân, giải thích các luận điểm của Nga về khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Nga Putin trong một bài phát biểu trên truyền hình. Ảnh: Getty

Trong bài, ông Putin cáo buộc Ukraine định quay lại vũ khí hạt nhân: “24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố dùng vũ lực với Ukraine và yêu cầu quân đội nước này hạ vũ khí.

Trong bài, Putin một lần nữa cáo buộc Ukraine muốn có vũ khí hạt nhân: Ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Putin trên truyền hình, các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã bắt đầu.

Sáu ngày sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Moskva phải hành động để ngăn tham vọng nguy hiểm của Kiev.

Trước chiến sự căng thẳng, tại hội nghị an ninh ở Đức hôm 19/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky từng cảnh báo Kiev có thể chấm dứt cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraine Anriy Zahorodniuk bày tỏ hối tiếc về quyết định cách đây gần 30 năm. “Chúng tôi đã từ bỏ đi khả năng hạt nhân mà chẳng nhận lại gì”. Alexey Goncharenko, nghị sĩ Ukraine, đặt câu hỏi sau khi Nga phát lệnh tấn công Ukraine hôm 24/2. “Ukraine là quốc gia duy nhất trong lịch sử nhân loại từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới để đối lấy những đảm bảo an ninh của Mỹ, Nga và Anh. Những đảm bảo này ở đâu?”

Tổng thống Zelensky phát biểu tại cuộc hội nghị an ninh ở Munich, Đức, hôm nay 19/02/2022. Ảnh: AFP.

Tình hình ở Ukraine có thể tạo ra 1 cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới

Mỹ và Anh hiện đang trang bị vũ khí phòng thủ cho Ukraine để giúp nước này có thể sẵn sàng chiến đấu. Đức và những nước khác cần xem đây là hồi chuông cảnh tỉnh. Bất kỳ chiến thắng nào của ông Putin ở Ukraine đều có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới trên toàn cầu.

Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí được Mỹ chuyển tới sân bay ở ngoại ô thủ đô Kiev ngày 25/1. Ảnh: Reuters.

Lính Ukraine học sử dụng tên lửa vác vai do Mỹ cung cấp trong diễn tập ở căn cứ gần Yavorov ngày 4/2, Ảnh: Reuters

Mối nguy của Ukraine hiện nay có thể gửi một thông điệp tới các chính phủ khác rằng việc từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ làm giảm an ninh quốc gia của họ. Từ việc đơn phương giải trừ quân bị và tình trạng khó khăn hiện tại của Kiev, Iran và CHDCND Triều Tiên có thể sẽ nghĩ đến việc thực hiện đầy đủ các chương trình tên lửa và đầu đạn hạt nhân quân sự của mình.
Trước hành động thị uy của Nga đối với Ukraine, hành động hoặc không hành động của cộng đồng quốc tế sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai ở Tehran và Bình Nhưỡng.

Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, và các nước khác phải làm tất cả những gì cần thiết để chứng minh một quốc gia như Ukraine có thể vẫn có chủ quyền ngay cả khi họ đã từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Thủ tướng Anh.webp
Thủ tướng Anh cảnh báo ông Putin sẽ phải trả giá nếu đàm phán Istanbul đổ vỡ
Thủ tướng Anh cho rằng việc ông Putin từ chối đến Istanbul đàm phán theo yêu cầu của Ukraine là điều không thể chấp nhận, đồng thời dọa tăng cường trừng phạt Matxcơva.
16-05-2025
1684688810_P2023052106369.jpg
Phần lớn người Séc sẽ bảo vệ đất nước trong trường hợp bị tấn công
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận vào tháng 3, tại Séc có đến 81% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ bảo vệ đất nước nếu bị tấn công. Theo đó, CH Séc là là một trong những quốc gia ở Trung và Đông Âu có nhiều người dân sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trong trường hợp bị tấn công từ nước ngoài nhất.
16-05-2025
97aa9211-f8d2-48a8-a041-a168ecc6354d.jfif
Cảnh sát giải quyết hàng loạt vụ tấn công bằng dao trên khắp Séc
Trong những tuần gần đây, cảnh sát hình sự trên khắp Cộng hòa Séc đã phải can thiệp vào một loạt các vụ tấn công bằng dao. Dao rất dễ tiếp cận và không đòi hỏi kỹ năng sử dụng cao. Theo chuyên gia an ninh, rất khó để ngăn chặn một vụ tấn công bằng dao. Vì vậy, biện pháp phòng vệ tốt nhất là cảnh giác và tìm cách chạy thoát.
16-05-2025
melnikov-dmitriy-rkojr.jpg
Euronews: Mức lương của người lao động Séc thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của EU
Mặc dù mức lương đã tăng mạnh trong 5 năm qua, Cộng hòa Séc vẫn tiếp tục tụt lại phía sau so với các nước láng giềng phương Tây do các yếu tố cấu trúc và lịch sử.
16-05-2025
1621844053_P2021052402810_31fde4d9e9.jpg
12% học sinh tại Séc trượt kỳ thi tốt nghiệp maturita
Trong kỳ thi tốt nghiệp quốc gia maturita diễn ra vào mùa xuân năm nay, 12,3% học sinh không đạt yêu cầu. Con số này cao hơn gấp đôi so với năm ngoái, nhưng tương tự như các năm sau đại dịch COVID-19. Ngày 15/5, đại diện Bộ Giáo dục và tổ chức Cermat — đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp quốc gia — đã thông báo kết quả thi cho báo giới.
16-05-2025
55631871781372687422a-Myanmar-4749-9546-1747300690.webp
Việt Nam đã hồi hương hơn 450 công dân từ Myanmar
Bộ Ngoại giao cho biết hơn 450 công dân Việt Nam đã được hồi hương từ Myanmar, khoảng 200 người đang ở nước này và đang chờ được đưa về nước.
15-05-2025
praha.jpg
Praha và Brno nằm trong số những thành phố hạnh phúc nhất thế giới
Viện Chất lượng Cuộc sống như thường lệ đã công bố danh sách các thành phố hạnh phúc nhất thế giới, và 2 đô thị lớn nhất của Séc cũng góp mặt trong danh sách này, dù chỉ xếp ở phần cuối của bảng xếp hạng gồm 200 thành phố được chọn lọc. Thành phố hạnh phúc nhất thế giới năm nay là thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, và trong top 10 có tới bảy thành phố thuộc châu Âu.
15-05-2025
jonathan-borba-Z1Oyw2snqn8-unsplash.jpg
Số lượng trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ tại Séc gia tăng
Tại Séc, số lượng trẻ mẫu giáo gặp vấn đề về ngôn ngữ đang gia tăng. Theo các chuyên gia, đây không chỉ là những khó khăn trong việc phát âm các âm khó, mà còn xuất hiện nhiều chứng rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân có thể do hô hấp không đúng cách, hoặc chế độ ăn uống kém.
15-05-2025
02872172.jpeg
Công bố kết quả vòng 1 của kỳ thi tuyển sinh vào cấp 3 tại Séc
Từ sáng ngày 15/5, kết quả vòng 1 của kỳ thi tuyển sinh tại Séc đã được công bố. Những học sinh không đỗ vào trường mong muốn hoặc quyết định chọn trường khác sẽ có thể nộp hồ sơ vào vòng 2 của kỳ thi tuyển sinh.
15-05-2025
Tin nổi bật
Thủ tướng Anh cảnh báo ông Putin sẽ phải trả giá nếu đàm phán Istanbul đổ vỡ
Thủ tướng Anh.webp
Thủ tướng Anh cho rằng việc ông Putin từ chối đến Istanbul đàm phán theo yêu cầu của Ukraine là điều không thể chấp nhận, đồng thời dọa tăng cường trừng phạt Matxcơva.
một giờ trước
Phần lớn người Séc sẽ bảo vệ đất nước trong trường hợp bị tấn công
1684688810_P2023052106369.jpg
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận vào tháng 3, tại Séc có đến 81% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ bảo vệ đất nước nếu bị tấn công. Theo đó, CH Séc là là một trong những quốc gia ở Trung và Đông Âu có nhiều người dân sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trong trường hợp bị tấn công từ nước ngoài nhất.
2 giờ trước
Cảnh sát giải quyết hàng loạt vụ tấn công bằng dao trên khắp Séc
97aa9211-f8d2-48a8-a041-a168ecc6354d.jfif
Trong những tuần gần đây, cảnh sát hình sự trên khắp Cộng hòa Séc đã phải can thiệp vào một loạt các vụ tấn công bằng dao. Dao rất dễ tiếp cận và không đòi hỏi kỹ năng sử dụng cao. Theo chuyên gia an ninh, rất khó để ngăn chặn một vụ tấn công bằng dao. Vì vậy, biện pháp phòng vệ tốt nhất là cảnh giác và tìm cách chạy thoát.
2 giờ trước
Euronews: Mức lương của người lao động Séc thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của EU
melnikov-dmitriy-rkojr.jpg
Mặc dù mức lương đã tăng mạnh trong 5 năm qua, Cộng hòa Séc vẫn tiếp tục tụt lại phía sau so với các nước láng giềng phương Tây do các yếu tố cấu trúc và lịch sử.
2 giờ trước
12% học sinh tại Séc trượt kỳ thi tốt nghiệp maturita
1621844053_P2021052402810_31fde4d9e9.jpg
Trong kỳ thi tốt nghiệp quốc gia maturita diễn ra vào mùa xuân năm nay, 12,3% học sinh không đạt yêu cầu. Con số này cao hơn gấp đôi so với năm ngoái, nhưng tương tự như các năm sau đại dịch COVID-19. Ngày 15/5, đại diện Bộ Giáo dục và tổ chức Cermat — đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp quốc gia — đã thông báo kết quả thi cho báo giới.
2 giờ trước
Việt Nam đã hồi hương hơn 450 công dân từ Myanmar
55631871781372687422a-Myanmar-4749-9546-1747300690.webp
Bộ Ngoại giao cho biết hơn 450 công dân Việt Nam đã được hồi hương từ Myanmar, khoảng 200 người đang ở nước này và đang chờ được đưa về nước.
16 giờ trước
Praha và Brno nằm trong số những thành phố hạnh phúc nhất thế giới
praha.jpg
Viện Chất lượng Cuộc sống như thường lệ đã công bố danh sách các thành phố hạnh phúc nhất thế giới, và 2 đô thị lớn nhất của Séc cũng góp mặt trong danh sách này, dù chỉ xếp ở phần cuối của bảng xếp hạng gồm 200 thành phố được chọn lọc. Thành phố hạnh phúc nhất thế giới năm nay là thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, và trong top 10 có tới bảy thành phố thuộc châu Âu.
18 giờ trước
Số lượng trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ tại Séc gia tăng
jonathan-borba-Z1Oyw2snqn8-unsplash.jpg
Tại Séc, số lượng trẻ mẫu giáo gặp vấn đề về ngôn ngữ đang gia tăng. Theo các chuyên gia, đây không chỉ là những khó khăn trong việc phát âm các âm khó, mà còn xuất hiện nhiều chứng rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân có thể do hô hấp không đúng cách, hoặc chế độ ăn uống kém.
19 giờ trước
Công bố kết quả vòng 1 của kỳ thi tuyển sinh vào cấp 3 tại Séc
02872172.jpeg
Từ sáng ngày 15/5, kết quả vòng 1 của kỳ thi tuyển sinh tại Séc đã được công bố. Những học sinh không đỗ vào trường mong muốn hoặc quyết định chọn trường khác sẽ có thể nộp hồ sơ vào vòng 2 của kỳ thi tuyển sinh.
19 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil