Cuộc chiến giành đất thổi bùng xung đột Israel – Palestine
Tin thế giới
author13/05/2021 10:29

Giao tranh Israel – Hamas nổ ra sau những tranh cãi về cuộc chiến pháp lý nhiều năm nhằm đẩy 7 gia đình Palestine khỏi khu đất ở Đông Jerusalem.

Hôm 10/5, đụng độ nghiêm trọng xảy ra tại nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa, một trong những địa điểm linh thiêng nhất ở Jerusalem, khi cảnh sát Israel bắn hơi cay và lựu đạn choáng vào đám đông biểu tình người Palestine. Đụng độ tại đây và nhiều khu vực khác thuộc Jerusalem đã khiến hàng trăm người Palestine và nhiều sĩ quan Israel bị thương.

Phong trào Hamas tại Dải Gaza của Palestine tối hôm đó quyết định can thiệp bằng cách phóng hàng loạt rocket về phía lãnh thổ Israel. Không quân Israel tung đòn không kích đáp trả, châm ngòi cho loạt động thái “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên.

Quân đội Israel cho biết Hamas đã khai hỏa khoảng 1.500 rocket trong 3 ngày qua, trong đó hơn 1.000 quả bay vào lãnh thổ của họ, trong khi Israel tiến hành hàng trăm vụ không kích nhằm vào lực lượng Hamas, khiến hàng trăm người từ hai phía thương vong. Đây được cho là cuộc giao tranh nghiêm trọng nhất giữa Hamas và Israel kể từ năm 2014.

Israel và dân quân Hamas tấn công lãnh thổ của nhau đêm 11/5. Video: AFP.

Ngọn lửa xung đột này vốn đã âm ỉ cháy ở Jerusalem vài tuần qua, khi người Palestine phẫn nộ về việc Israel đóng cửa một quảng trường nổi tiếng ngay khi tháng Ramadan bắt đầu. Mọi thứ bùng lên khi tòa án Israel chuẩn bị ra phán quyết trục xuất 7 gia đình Palestine khỏi nhà của họ tại Đông Jerusalem, chấm dứt cuộc chiến pháp lý nhiều năm nhằm giành lại khu đất ở vị trí linh thiêng này.

Kể từ năm 1956, các gia đình này chuyển tới sống tại khu Sheikh Jarrah, ngay phía bắc Thành Cổ của Jerusalem. Khu Sheikh Jarrah hình thành từ thế kỷ 19, khi Palestine nằm dưới sự cai trị của đế chế Ottoman. Hai quỹ tín thác Do Thái đã mua một phần khu đất của các chủ đất người Arab vào năm 1876.

Jordan chiếm khu vực này cùng phần còn lại của Đông Jerusalem trong cuộc chiến Arab – Israel vào năm 1948. Theo một thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian, Jordan cho xây hàng chục ngôi nhà ở đó cho hàng trăm người tị nạn Palestine phải chạy khỏi các vùng đất sau này trở thành lãnh thổ Israel.

Tuy nhiên, Israel sau đó tái chiếm và sáp nhập Đông Jerusalem từ năm 1967, trao trả quyền sở hữu các ngôi nhà ở khu Sheikh Jarrah cho hai quỹ tín thác Do Thái. Hai quỹ này bán lại khu đất cho một tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc tại Israel có tên Nahalat Shimon.

Kể từ đó, Nahalat Shimon bắt đầu nỗ lực đẩy người Palestine ra khỏi Sheikh Jarrah. Nhiều căn nhà đã bị người định cư Israel chiếm, trong khi một số gia đình Palestine buộc phải sống chung nhà với nhóm người Israel xông vào từ năm 2009.

Peace Now, tổ chức vận động cho giải pháp hai nhà nước để chấm dứt xung đột, ước tính khoảng 200 căn nhà với hơn 3.000 nhân khẩu Palestine trong các khu vực gần Thành Cổ đang bị đe dọa trục xuất, khoảng 20.000 căn nhà Palestine khác khắp thành phố có nguy cơ bị phá dỡ.

Khu Sheikh Jarrah nằm ở phía bắc Thành Cổ Jerusalem. Đồ họa: Tweetasm.
Khu Sheikh Jarrah nằm ở phía bắc Thành Cổ Jerusalem. Đồ họa: Tweetasm.

Để đòi lại đất, Nahalat Shimon viện dẫn một đạo luật vào năm 1970, được thông qua sau khi Israel giành quyền kiểm soát Đông Jerusalem, để lập luận rằng chủ sở hữu khu Sheikh Jarrah trước năm 1948 là các gia đình Do Thái, tức là những người dân Palestine đang sinh sống tại đó cần bị trục xuất và giao tài sản cho người Do Thái.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng tìm cách mô tả “cuộc chiến giành đất” này là tranh chấp dân sự thông thường và sẽ do Tòa án Tối cao Israel phân xử. Tòa án Tối cao định ra phán quyết vào ngày 10/5, dịp người Israel ăn mừng việc giành lại Đông Jerusalem vào năm 1967.

Tuy nhiên, người Palestine cho rằng đạo luật mà nhóm Nahalat Shimon viện dẫn là không công bằng và hệ thống tư pháp Israel thường có xu hướng chống lại họ. Đạo luật cho phép người Israel đòi lại nhà đất bị mất vào năm 1948, nhưng lại không cho phép người Palestine đòi lại tài sản mà họ để mất vào tay các gia đình Do Thái trên lãnh thổ Israel hiện nay.

Cuộc đụng độ giữa dân thường Palestine và cảnh sát Israel ngày 10/5 đã khiến Bộ trưởng Tư pháp Israel yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn đưa ra phán quyết về việc trục xuất 7 gia đình Palestine.

Người Palestine cho rằng nỗ lực trục xuất này là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Israel nhằm chiếm lại toàn bộ Đông Jerusalem, để vùng đất này không bao giờ trở thành thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai.

“Họ không muốn người Arab sống ở đây hay trên Đông Jerusalem”, Abdelfatah Skafi, 71 tuổi, một trong những người Palestine có nguy cơ bị Israel trục xuất khỏi khu Sheikh Jarrah, nói trong cuộc biểu tình tuần trước. “Họ muốn xua đuổi người Arab để người Do Thái có thể vây quanh Thành Cổ”.

Cuộc chiến pháp lý về quyền sở hữu khu đất tại Sheikh Jarrah làm dấy lên tranh luận gay gắt về chủ quyền đối với Jerusalem, những địa điểm linh thiêng và lịch sử thành phố.

“Jerusalem luôn là vấn đề nhạy cảm nhất trong xung đột giữa Israel và Palestine. Những thay đổi nhỏ trong một tình huống khó xử cũng có thể châm ngòi các cuộc biểu tình lớn”, bình luận viên Richard Allen Greene và Oren Liebermann của CNN nhận định.

Gần hai thập kỷ sau khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, Jerusalem ở trong trạng thái bị chia cắt. Đông Jerusalem do Jordan quản lý, trong khi Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là Thành Cổ Jerusalem và các địa điểm linh thiêng đều thuộc Đông Jerusalem.

Vị trí của Jerusalem. Đồ họa: Straits Times.
Vị trí của Jerusalem. Đồ họa: Straits Times.

Thành Cổ là nơi tọa lạc của Nhà thờ Mộ Thánh, địa điểm mà những người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus đã được chôn cất. Nhà thờ Al Aqsa, nơi người Hồi giáo tin rằng Nhà tiên tri Mohammed đã lên thiên đường, cũng nằm tại đây.

Trong đức tin của người Do Thái, địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với họ cũng thuộc Thành Cổ, là tảng đá mà họ tin rằng tổ phụ Abraham đã đến để hiến tế con trai Isaac cho Thượng đế. Ngôi đền Thứ nhất và Ngôi đền Thứ hai trong thời cổ đại cũng tọa lạc tại Thành Cổ.

Trong Cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel đã chiếm được Đông Jerusalem, thiết lập quyền kiểm soát toàn bộ thành phố, đồng thời chiếm cả Bờ Tây, Cao nguyên Golan và Bán đảo Sinai.

Bán đảo Sinai sau đó được trao trả cho Ai Cập theo thỏa thuận hòa bình năm 1979, nhưng Israel vẫn kiểm soát hoàn toàn Đông Jerusalem và Cao nguyên Golan. Người Palestine được hưởng quyền tự trị hạn chế tại Dải Gaza và vài phần Bờ Tây, nhưng Israel kiểm soát toàn bộ các đường biên giới và an ninh.

Israel coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt của mình. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế coi Đông Jerusalem, Bờ Tây, Cao nguyên Golan và Dải Gaza là những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bất chấp sự phản đối của Tel Aviv.

Trong khi đó, Palestine coi Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia tương lai. Giới lãnh đạo Palestine cáo buộc nỗ lực trục xuất các gia đình khỏi nhà của họ tại khu Sheikh Jarrah không khác gì “cuộc thanh lọc sắc tộc” nhằm “Do Thái hóa thành phố linh thiêng”.

Người dân Palestine trong cuộc biểu tình chống Israel tại Bờ Tây hôm 12/5. Ảnh: AFP.
Người dân Palestine trong cuộc biểu tình chống Israel tại Bờ Tây hôm 12/5. Ảnh: AFP.

Nỗ lực trục xuất các gia đình Palestine hứng một loạt chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Hồi đầu tháng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington “quan ngại sâu sắc về nguy cơ trục xuất các gia đình tại khu dân cư Sheikh Jarrah và Silwan ở Jerusalem, nơi nhiều người đã sinh sống qua nhiều thế hệ”.

“Như chúng tôi đã nói một cách nhất quán, điều quan trọng là phải tránh các bước làm gia tăng căng thẳng hoặc ngày càng xa rời hòa bình. Chúng bao gồm những quyết định trục xuất khỏi Đông Jerusalem, hoạt động định cư, phá dỡ nhà cửa, cùng các hành vi khủng bố”, Price nói.

Ủy ban châu Âu cũng lên án bạo lực và bày tỏ lo ngại về khả năng trục xuất các gia đình Palestine. “Những hành động đó là bất hợp pháp theo luật nhân đạo quốc tế và chỉ khiến căng thẳng thêm trầm trọng”, Peter Stano, phát ngôn viên về chính sách an ninh và đối ngoại thuộc Ủy ban châu Âu, cho biết trong một tuyên bố.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 7/5 cũng đánh giá đạo luật của Israel “được áp dụng theo cách vốn có tính phân biệt đối xử”, thêm rằng việc đưa dân thường Israel đến vùng đất bị chiếm đóng có thể “vi phạm luật nhân đạo quốc tế”, thậm chí có nguy cơ trở thành “tội ác chiến tranh”.

“Đó là sức mạnh của Jerusalem. Tranh chấp đất đai từ một khu phố giờ đây lan rộng khắp khu vực, khiến thế giới một lần nữa chú ý đến căng thẳng giữa Israel và Palestine”, các bình luận viên của CNN đánh giá.

(Nguồn: Vnexpress/Theo CNN)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
no bom hat nhan -pri.jpg.webp
Nguy cơ xung đột hạt nhân hiện nay lớn hơn cả thời Chiến tranh Lạnh
Yếu tố vũ khí hạt nhân ngày càng nổi bật trong trật tự thế giới hiện nay. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng khi các cơ chế ngăn chặn nó bị suy yếu.
13-07-2025
anh_cau_huai_luang_ket_noi_giua_tinh_nan_va_tinh_uttaradit_bi_sap_ngay_12.7_-_nguon_the_nation.png.jpg.webp
Lũ lụt tại miền Bắc Thái Lan gây sập cầu và khiến hàng trăm hộ gia đình bị ảnh hưởng
Các tỉnh ở phía Bắc Thái Lan đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt sau nhiều đợt mưa lớn trong tuần vừa qua. Đáng chú ý, cầu Huai Luang trên quốc lộ 1083, kết nối giữa tỉnh Nan và tỉnh Uttaradit đã bị sập ngày hôm qua (12/7), gây gián đoạn giao thông tại khu vực.
13-07-2025
12072024---ukraine-khong-kich-toa-nha-chung-cu-tai-nga-45690289746516261866453-24860942119764468978636.webp
Ukraine không kích tòa nhà chung cư tại Nga, nhiều người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
Cuộc không kích của Ukraine đã phá hủy một tòa nhà chung cư 5 tầng tại thị trấn Aleshki, thuộc vùng Kherson, Nga, khiến một số lượng chưa xác định dân thường bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
13-07-2025
ap25192080105379-79122603653285185118204-27947266507570850158853.webp
Đột kích trang trại cần sa ở Mỹ, hàng trăm người bị bắt
Theo Công đoàn Công nhân Nông trại Thống nhất (UFW) của Mỹ, ít nhất một công nhân nông trại đã tử vong do bị thương trong một cuộc đột kích tại trang trại cần sa có nhiều người nhập cư.
13-07-2025
ap25192732707210-64805472680856164555621-00077784102273424779513.webp
Nhiều vụ cháy rừng bùng phát tại Mỹ khiến hàng trăm người phải sơ tán
Cháy rừng nghiêm trọng khiến các công viên quốc gia ở miền Tây nước Mỹ phải đóng cửa khẩn cấp, hàng trăm người phải sơ tán. Nguy cơ đám cháy lan rộng khi thời tiết tiếp tục khô nóng và gió mạnh kéo dài.
13-07-2025
2025-07-12t135825z1901727685rc2ykfa1kcy4rtrmadp3northkorea-russia-lavrov-visit-17523635662641114611651.jpg.webp
Nga - Triều đẩy mạnh quan hệ 'tình anh em chiến đấu' tại hội đàm ở Triều Tiên
Triều Tiên và Nga cam kết mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực, từ quân sự đến du lịch, giữa bối cảnh ngoại trưởng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên.
13-07-2025
photo2025-07-1208-14-55-17523082987171153785018.jpeg.webp
Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine
Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.
13-07-2025
iran-1752321275642891070269.jpg.webp
Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran
Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.
13-07-2025
dai-loantto-1752326929241735748184.jpg.webp
Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.
13-07-2025
2025-07-12t135825z1901727685rc2ykfa1kcy4rtrmadp3northkorea-russia-lavrov-visit-17523635662641114611651.jpg.webp
Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ
Triều Tiên khẳng định ủng hộ Nga 'vô điều kiện'; Ukraine sắp nhận thêm vũ khí từ phương Tây; EU, Mexico đẩy mạnh đàm phán sau khi ông Trump công bố thuế; Công ty trí tuệ nhân tạo của ông Musk xin lỗi... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 13-7.
13-07-2025
Tin nổi bật
Séc: Đi du lịch bằng ô tô? Hãy cẩn thận với lốp xe non hơi và tình trạng mệt mỏi
Screenshot 2025-07-12 140452.png
Nhiều người trong những ngày này đang khởi hành đi nghỉ mát bằng ô tô. Đáng tiếc, một số người không dành đủ thời gian để chuẩn bị không chỉ cho hành khách mà còn cho phương tiện.
2 giờ trước
Người dân tại Séc giờ đây đã có thể thay đổi giới tính mà không cần phẫu thuật chuyển giới
Screenshot 2025-07-12 134358.png
Từ tháng 7, hàng chục người đã sử dụng quy định mới cho việc thay đổi giới tính theo thủ tục hành chính, hiện chỉ cần có xác nhận y tế. T
2 giờ trước
CIC: Chính phủ đã xử lý tốt việc tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine, nhưng lại không đảm bảo được hỗ trợ lâu dài cho họ
Screenshot 2025-07-12 112102.png
Chính phủ của Thủ tướng Petr Fiala đã xử lý tốt và hiệu quả việc tiếp nhận ban đầu người tị nạn Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga, nhưng không thể đảm bảo được sự hỗ trợ lâu dài cho họ.
2 giờ trước
Trốn vé phương tiện công cộng ở Séc đối diện mức phạt mới
aeb71733c973016beac7e5112869fe1e.jpg
Những hành khách không mua vé sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Sửa đổi mới của Luật Giao thông Đường bộ cho phép các công ty vận tải tăng mức phạt đối với người đi phương tiện công cộng mà không có vé hợp lệ.
2 giờ trước
Kỳ nghỉ hè như cơn ác mộng: 25% các gia đình Séc gặp khó khăn tài chính trong mùa hè
18d21c87916cc24ed58a5f99bbe2efd3.jpg
Không có trường học, các câu lạc bộ trẻ em đóng cửa, trường mẫu giáo chỉ hoạt động ở một số nơi – do đó, việc tổ chức chương trình cho trẻ trong mùa hè trở thành trách nhiệm của các gia đình.
2 giờ trước
Séc đã chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp: Bạn nên có những thứ này ở nhà để phòng ngừa trong tình huống khẩn cấp
e94e7fef-2192-4227-a5fc-bbc0742424b1.jpg
Mới đây, sự cố mất điện tại Cộng hòa Séc đã gây ra sự hỗn loạn trong nhiều hộ gia đình. Do đó, Cục Truyền thông Chiến lược của Nhà nước đã chuẩn bị một danh sách những thứ mà mỗi người nên có ở nhà. Không chỉ để phòng khi mất điện, mà còn cho những tình huống khẩn cấp khác.
2 giờ trước
Các công ty Séc đang thiếu lao động. Họ tìm kiếm lực lượng lao động mới ở những người cao tuổi
c6af1314-b251-47dc-8917-3a5490ba3ae2.jpg
Dân số Séc đang già đi và trong 10 năm tới, hơn một triệu người sẽ nghỉ hưu. Các công ty theo các chuyên gia bắt đầu nhận thức rằng họ sẽ thiếu hụt lực lượng lao động. o động.
2 giờ trước
Kết quả kiểm tra các nhà hàng tại Séc trong hơn nửa đầu năm: Gần 100 cơ sở phải đóng cửa
80a4a34e-2b26-4630-af88-d09d875086cf.jpg
Trong 7 tháng đầu năm nay, Cục Thanh tra Nông nghiệp và Thực phẩm Séc (SZPI) đã đóng cửa gần 100 cơ sở không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh. Theo các chuyên gia, năm nay có nguy cơ trở thành năm có số lượng cơ sở bị đóng cửa cao nhất.
2 giờ trước
Người Séc chia sẻ những điều họ không thích ở các quầy thu ngân tự phục vụ
3feb5104-dfc6-4075-8292-3eea8b525123.jpg
Các quầy thu ngân tự phục vụ hiện nay đã trở thành tiêu chuẩn trong các siêu thị của Séc. Nhiệm vụ của chúng là hoạt động trơn tru và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác. Người Séc không thích điều gì ở các quầy thu ngân tự phục vụ?
2 giờ trước
Ukraine không kích tòa nhà chung cư tại Nga, nhiều người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
12072024---ukraine-khong-kich-toa-nha-chung-cu-tai-nga-45690289746516261866453-24860942119764468978636.webp
Cuộc không kích của Ukraine đã phá hủy một tòa nhà chung cư 5 tầng tại thị trấn Aleshki, thuộc vùng Kherson, Nga, khiến một số lượng chưa xác định dân thường bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
2 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil