Đức là lời cảnh tỉnh cho châu Âu
Tin thế giới
author13/11/2021 09:24

Giữa lúc Đức phải vật lộn với làn sóng dịch bệnh trầm trọng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều quốc gia châu Âu khác cũng có nguy cơ phải đối mặt với kịch bản tương tự.

Tình hình dịch bệnh ở Đức đang trở nên tồi tệ nhanh chóng. Số ca mắc Covid-19 mới đạt mức kỷ lục vào ngày 11/11, số ca mắc trung bình trong 7 ngày tăng vọt, và các bệnh viện ngày càng chịu nhiều áp lực.

Làn sóng dịch bệnh lần thứ tư này có thể là đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, mặc dù khoảng 70% dân số trưởng thành đã được tiêm chủng.

Đức đã thiết lập một loạt kỷ lục nghiệt ngã trên mặt trận y tế trong những ngày gần đây, AFP nhận định. Vào ngày 11/11, quốc gia này ghi nhận kỷ lục 50.196 ca nhiễm mới, tức số ca mắc theo ngày lần đầu vượt mốc 50.000.

Covid-19 tai Duc anh 1
Số ca mắc mới theo ngày của Đức đã vượt mốc 50.000 vào ngày 11/11. Ảnh: Xinhua.
Kỷ lục nghiệt ngã

Tình hình cũng đang trở nên tồi tệ hơn ở các bệnh viện. “Trong khi số bệnh nhân gặp tình trạng nặng không còn cao như một năm trước nhờ tác dụng bảo vệ của vaccine, vẫn có một sự gia tăng rõ ràng (ở số người nhập viện)”, Ralf Reintjes, một nhà dịch tễ học tại Đại học Khoa học Ứng dụng ở Hamburg, cho biết.

Các phòng chăm sóc tích cực (ICU) thậm chí còn “quá tải hơn so với một năm trước, thời điểm không có vaccine”, Süddeutsche Zeitung đưa tin. Điều này một phần là do số lượng lớn nhân viên y tế đã nghỉ việc, những người đã làm việc quá sức kể từ khi cuộc khủng hoảng y tế bắt đầu.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc các bệnh khác cần được chăm sóc. Một năm trước, việc phong tỏa đã hạn chế sự lây lan của các loại virus theo mùa khác như cúm.

Tất cả yếu tố này đã khiến nhà virus học người Đức Christian Drosten phải lên tiếng cảnh báo. Hôm 9/11, ông cho biết có khả năng 100.000 người sẽ chết nếu “chúng ta” không làm gì để ngăn dịch bệnh bùng phát ngoài tầm kiểm soát.

Covid-19 tai Duc anh 2
Đức hiện phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất. Ảnh: Shutterstock.

“Đúng là với 2/3 dân số trưởng thành được tiêm chủng, tình hình này có vẻ đáng ngạc nhiên. Nhưng trên thực tế, không có gì đáng ngạc nhiên cả”, ông Reintjes nói.

Có nhiều lý do khiến đây là đợt dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Đức. Nguyên nhân rõ ràng nhất là việc “1/3 người trưởng thành chưa được tiêm chủng”, Till Koch, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Hamburg, cho biết.

Bên cạnh đó, đợt bùng dịch xảy ra cũng là do nhiều người đã tham gia đợt tiêm chủng đầu tiên từ cuối năm 2020 đến đầu năm nay.

“Đối với họ, tác dụng của liều thứ hai – được tiêm hơn sáu tháng trước – đang bắt đầu giảm dần”, ông Reintjes cho biết. Những người được tiêm chủng sớm này thường là những người cao tuổi, một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Hơn thế nữa, virus corona không còn như trước. Tình hình ở Đức “đã chứng thực rằng biến chủng Delta dễ lây lan hơn nhiều so với chủng ban đầu của một năm trước, ngay cả ở những người đã được tiêm vaccine”, ông Reintjes cho biết thêm.

Lời cảnh tỉnh cho các quốc gia châu Âu khác

Cuối cùng, “chúng ta có cảm tưởng rằng mình đang trở lại cuộc sống bình thường với nhiều người hành xử như lúc trước đại dịch”, ông Koch nói.

Điều này càng tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan dễ dàng hơn nhiều so với một năm trước. Vào năm ngoái, các quán bar và nhà hàng đóng cửa, đồng thời người Đức cũng dành sự tuân thủ cao hơn với các lệnh hạn chế.

Sự nới lỏng này có thể được giải thích bởi sự mệt mỏi nhất định, giống với hầu hết quốc gia châu Âu, trước các biện pháp giãn cách xã hội. Ngoài ra, điều này còn đi cùng với “suy nghĩ sai lầm rằng nhờ vaccine, chúng ta có thể lật ngược tình thế trong cuộc khủng hoảng y tế này”, ông Reintjes nói.Người dân ở Đức xếp hàng dài chờ tiêm chủng trong bối cảnh các ca mắc ở nước này gia tăng nhanh chóng. Ảnh: AFP.

Covid-19 tai Duc anh 3
Người dân ở Đức xếp hàng dài chờ tiêm chủng trong bối cảnh các ca mắc ở nước này gia tăng nhanh chóng. Ảnh: AFP.

Nhưng cũng có một khía cạnh đặc biệt chỉ có riêng ở Đức, đó là “hiệu ứng tổng tuyển cử” của đất nước.

Trong chiến dịch tranh cử trước cuộc bỏ phiếu ngày 26/9, “cuộc khủng hoảng y tế không phải là mối quan tâm lớn”, ông Reintjes giải thích.

Các chính trị gia thích nêu bật những thành công của họ trong cuộc chiến chống lại đại dịch, ông cho biết. Điều này đồng nghĩa rằng công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe con người rất khiêm tốn, từ đó tạo nên cảm tưởng rằng mọi thứ đang tiến triển tốt hơn.

Bài học chính của làn sóng thứ tư ở Đức là việc “chúng ta đã phụ thuộc quá nhiều vào vaccine, từ đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến các biện pháp chống dịch khác, chẳng hạn như các xét nghiệm và hạn chế di chuyển”, ông Reintjes nói.

“Khi đối mặt với một biến chủng như vậy, gần 70% dân số trưởng thành được tiêm chủng đơn giản là quá thấp để ngăn chặn dịch”, ông Koch nói thêm.

Điều này đủ khiến các quốc gia châu Âu khác có tỷ lệ tiêm chủng tương tự Đức phải “toát mồ hôi”. “Rõ ràng là những gì đang diễn ra ở đây có khả năng được tái hiện trên phạm vi toàn châu Âu trong những tuần tới”, ông Koch nhìn nhận.

Không có yếu tố nào góp phần làm bùng phát đợt dịch, ngoài cuộc bầu cử, là chỉ có ở Đức. Trên thực tế, số ca mắc Covid-19 đã bắt đầu tăng mạnh ở Hà Lan và Đan Mạch.

Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Âu là khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên. “Giống như tất cả các loại virus đường hô hấp khác, Covid-19 hoạt động theo mùa, và các nước ở phía nam lục địa như Tây Ban Nha và Italy vẫn được bảo vệ bởi nhiệt độ ôn hòa hơn”, ông Koch giải thích.

Song một làn sóng mới cũng có khả năng xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của châu Âu. Các quốc gia không được phép hài lòng với tỷ lệ tiêm chủng 70%, mặc dù một năm trước đây, tỷ lệ này được coi là ngưỡng giúp vượt qua đại dịch.

Cuối cùng, ngoài việc đẩy mạnh tiêm chủng, các biện pháp phòng ngừa cũng nên được chú trọng. Điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc tái áp đặt các hạn chế gây ảnh hưởng tới kinh tế như lệnh giới nghiêm hoặc đóng cửa các quán bar, nhà hàng.

Theo quan điểm của hai chuyên gia, các biện pháp như chiến dịch sàng lọc miễn phí quy mô lớn sẽ giúp phát hiện sớm hơn các trường hợp nhiễm virus, từ đó giúp hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

(Nguồn: Zing)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
no bom hat nhan -pri.jpg.webp
Nguy cơ xung đột hạt nhân hiện nay lớn hơn cả thời Chiến tranh Lạnh
Yếu tố vũ khí hạt nhân ngày càng nổi bật trong trật tự thế giới hiện nay. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng khi các cơ chế ngăn chặn nó bị suy yếu.
13-07-2025
anh_cau_huai_luang_ket_noi_giua_tinh_nan_va_tinh_uttaradit_bi_sap_ngay_12.7_-_nguon_the_nation.png.jpg.webp
Lũ lụt tại miền Bắc Thái Lan gây sập cầu và khiến hàng trăm hộ gia đình bị ảnh hưởng
Các tỉnh ở phía Bắc Thái Lan đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt sau nhiều đợt mưa lớn trong tuần vừa qua. Đáng chú ý, cầu Huai Luang trên quốc lộ 1083, kết nối giữa tỉnh Nan và tỉnh Uttaradit đã bị sập ngày hôm qua (12/7), gây gián đoạn giao thông tại khu vực.
13-07-2025
12072024---ukraine-khong-kich-toa-nha-chung-cu-tai-nga-45690289746516261866453-24860942119764468978636.webp
Ukraine không kích tòa nhà chung cư tại Nga, nhiều người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
Cuộc không kích của Ukraine đã phá hủy một tòa nhà chung cư 5 tầng tại thị trấn Aleshki, thuộc vùng Kherson, Nga, khiến một số lượng chưa xác định dân thường bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
13-07-2025
ap25192080105379-79122603653285185118204-27947266507570850158853.webp
Đột kích trang trại cần sa ở Mỹ, hàng trăm người bị bắt
Theo Công đoàn Công nhân Nông trại Thống nhất (UFW) của Mỹ, ít nhất một công nhân nông trại đã tử vong do bị thương trong một cuộc đột kích tại trang trại cần sa có nhiều người nhập cư.
13-07-2025
ap25192732707210-64805472680856164555621-00077784102273424779513.webp
Nhiều vụ cháy rừng bùng phát tại Mỹ khiến hàng trăm người phải sơ tán
Cháy rừng nghiêm trọng khiến các công viên quốc gia ở miền Tây nước Mỹ phải đóng cửa khẩn cấp, hàng trăm người phải sơ tán. Nguy cơ đám cháy lan rộng khi thời tiết tiếp tục khô nóng và gió mạnh kéo dài.
13-07-2025
2025-07-12t135825z1901727685rc2ykfa1kcy4rtrmadp3northkorea-russia-lavrov-visit-17523635662641114611651.jpg.webp
Nga - Triều đẩy mạnh quan hệ 'tình anh em chiến đấu' tại hội đàm ở Triều Tiên
Triều Tiên và Nga cam kết mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực, từ quân sự đến du lịch, giữa bối cảnh ngoại trưởng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên.
13-07-2025
photo2025-07-1208-14-55-17523082987171153785018.jpeg.webp
Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine
Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.
13-07-2025
iran-1752321275642891070269.jpg.webp
Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran
Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.
13-07-2025
dai-loantto-1752326929241735748184.jpg.webp
Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.
13-07-2025
2025-07-12t135825z1901727685rc2ykfa1kcy4rtrmadp3northkorea-russia-lavrov-visit-17523635662641114611651.jpg.webp
Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ
Triều Tiên khẳng định ủng hộ Nga 'vô điều kiện'; Ukraine sắp nhận thêm vũ khí từ phương Tây; EU, Mexico đẩy mạnh đàm phán sau khi ông Trump công bố thuế; Công ty trí tuệ nhân tạo của ông Musk xin lỗi... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 13-7.
13-07-2025
Tin nổi bật
Séc: Đi du lịch bằng ô tô? Hãy cẩn thận với lốp xe non hơi và tình trạng mệt mỏi
Screenshot 2025-07-12 140452.png
Nhiều người trong những ngày này đang khởi hành đi nghỉ mát bằng ô tô. Đáng tiếc, một số người không dành đủ thời gian để chuẩn bị không chỉ cho hành khách mà còn cho phương tiện.
2 giờ trước
Người dân tại Séc giờ đây đã có thể thay đổi giới tính mà không cần phẫu thuật chuyển giới
Screenshot 2025-07-12 134358.png
Từ tháng 7, hàng chục người đã sử dụng quy định mới cho việc thay đổi giới tính theo thủ tục hành chính, hiện chỉ cần có xác nhận y tế. T
2 giờ trước
CIC: Chính phủ đã xử lý tốt việc tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine, nhưng lại không đảm bảo được hỗ trợ lâu dài cho họ
Screenshot 2025-07-12 112102.png
Chính phủ của Thủ tướng Petr Fiala đã xử lý tốt và hiệu quả việc tiếp nhận ban đầu người tị nạn Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga, nhưng không thể đảm bảo được sự hỗ trợ lâu dài cho họ.
2 giờ trước
Trốn vé phương tiện công cộng ở Séc đối diện mức phạt mới
aeb71733c973016beac7e5112869fe1e.jpg
Những hành khách không mua vé sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Sửa đổi mới của Luật Giao thông Đường bộ cho phép các công ty vận tải tăng mức phạt đối với người đi phương tiện công cộng mà không có vé hợp lệ.
2 giờ trước
Kỳ nghỉ hè như cơn ác mộng: 25% các gia đình Séc gặp khó khăn tài chính trong mùa hè
18d21c87916cc24ed58a5f99bbe2efd3.jpg
Không có trường học, các câu lạc bộ trẻ em đóng cửa, trường mẫu giáo chỉ hoạt động ở một số nơi – do đó, việc tổ chức chương trình cho trẻ trong mùa hè trở thành trách nhiệm của các gia đình.
2 giờ trước
Séc đã chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp: Bạn nên có những thứ này ở nhà để phòng ngừa trong tình huống khẩn cấp
e94e7fef-2192-4227-a5fc-bbc0742424b1.jpg
Mới đây, sự cố mất điện tại Cộng hòa Séc đã gây ra sự hỗn loạn trong nhiều hộ gia đình. Do đó, Cục Truyền thông Chiến lược của Nhà nước đã chuẩn bị một danh sách những thứ mà mỗi người nên có ở nhà. Không chỉ để phòng khi mất điện, mà còn cho những tình huống khẩn cấp khác.
2 giờ trước
Các công ty Séc đang thiếu lao động. Họ tìm kiếm lực lượng lao động mới ở những người cao tuổi
c6af1314-b251-47dc-8917-3a5490ba3ae2.jpg
Dân số Séc đang già đi và trong 10 năm tới, hơn một triệu người sẽ nghỉ hưu. Các công ty theo các chuyên gia bắt đầu nhận thức rằng họ sẽ thiếu hụt lực lượng lao động. o động.
2 giờ trước
Kết quả kiểm tra các nhà hàng tại Séc trong hơn nửa đầu năm: Gần 100 cơ sở phải đóng cửa
80a4a34e-2b26-4630-af88-d09d875086cf.jpg
Trong 7 tháng đầu năm nay, Cục Thanh tra Nông nghiệp và Thực phẩm Séc (SZPI) đã đóng cửa gần 100 cơ sở không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh. Theo các chuyên gia, năm nay có nguy cơ trở thành năm có số lượng cơ sở bị đóng cửa cao nhất.
2 giờ trước
Người Séc chia sẻ những điều họ không thích ở các quầy thu ngân tự phục vụ
3feb5104-dfc6-4075-8292-3eea8b525123.jpg
Các quầy thu ngân tự phục vụ hiện nay đã trở thành tiêu chuẩn trong các siêu thị của Séc. Nhiệm vụ của chúng là hoạt động trơn tru và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác. Người Séc không thích điều gì ở các quầy thu ngân tự phục vụ?
2 giờ trước
Ukraine không kích tòa nhà chung cư tại Nga, nhiều người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
12072024---ukraine-khong-kich-toa-nha-chung-cu-tai-nga-45690289746516261866453-24860942119764468978636.webp
Cuộc không kích của Ukraine đã phá hủy một tòa nhà chung cư 5 tầng tại thị trấn Aleshki, thuộc vùng Kherson, Nga, khiến một số lượng chưa xác định dân thường bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
2 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil