Giới thiệu về Công ước Schengen
CỘNG ĐỒNG, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT, Người Việt 5 châu
author06/10/2021 09:00

Schengen là tên của một thị trấn nhỏ nổi tiếng về nghề nấu rượu, thuộc xã Remerschen và nằm ở cực đông-nam của nước Luxembourg. Ngôi làng nhỏ bé này nằm ngay cạnh ngã ba biên giới Đức-Pháp-Luxembourg. Theo số liệu của năm 2005, dân số của thị trấn này là 425 người.

Chính tại ngôi làng này, ngày 14 tháng 6 năm 1985, trên boong tàu Princesse Marie-Astrid, trên dòng sông Moselle đã diễn ra lễ ký kết Hiệp định Schengen lịch sử (ban đầu chỉ có 5 nước EU). Hiệp định này là một trong những Hiệp định lớn nhất thế giới về chấm dứt kiểm soát biên giới giữa các nước thành viên.

Schengen area: complete list of Schengen countries

Ngày 19 tháng 6 năm 1990 các nước này lại ký thêm một thỏa thuận về việc áp dụng và thay thế hiệp ước ký trước, gọi là “Công ước về việc áp dụng hiệp ước Schengen giữa các chính phủ các nước trong Liên minh kinh tế Benelux, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Pháp, liên quan tới việc bãi bỏ từng bước các việc kiểm soát các biên giới chung” (Convention d’application de l’accord de Schengen entre les gouvernements des états de l’Union économique du Benelux, la Répuplique fédérale d’Allemagne, et la République française, relatif à la suppression graduelle des contrôles aux frontières communes) gọi tắt là Công ước Schengen.

Lịch sử của Hiệp định Schengen

Khái niệm di chuyển tự do giữa các nước châu Âu đã rất lâu đời và nó có thể được tìm thấy từ thời trung cổ. Trong khi đó, ở thời hiện đại, ý tưởng này đã bị thất bại kể từ khi châu Âu phải hứng chịu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, những hành động cụ thể về vấn đề này chỉ diễn ra trong những năm 80, khi châu Âu bị mắc kẹt trong một cuộc tranh luận muôn thuở của hai phần đối lập: một bên ủng hộ ý tưởng về châu Âu tự do không có kiểm tra biên giới nội bộ giữa các quốc gia, và phần còn lại đã hoàn toàn chống lại nó.

Pháp và Đức là hai quốc gia tiên phong thực hiện bước đầu tiên liên quan đến khái niệm di chuyển tự do, những bước đi thậm chí còn cụ thể hơn, vì họ thường đồng ý chuyển khái niệm còn nhiều tranh cãi này sang cấp độ tiếp theo. Hai quốc gia này vào ngày 17 tháng 6 năm 1984 là những nước đầu tiên đưa ra chủ đề nói trên trong khuôn khổ của Hội đồng Châu Âu ở Fontainebleau, nơi tất cả họ đều chấp thuận xác định các điều kiện cần thiết cho việc di chuyển tự do của công dân.

22 thành viên thực hiện đầy đủ Schengen ,
4 trong số họ – các thành viên của EFTA , thực hiện theo Schengen thông qua các thỏa thuận cụ thể liên quan đến hiệp định Schengen .
Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Lichtenstein là các thành viên liên kết của Khu vực Schengen nhưng không phải là thành viên của EU. Họ là một phần của EFTA và thực hiện quy chế Schengen thông qua các thỏa thuận cụ thể liên quan đến thỏa thuận Schengen.
Monaco, San Marino và Thành phố Vatican đã mở cửa biên giới với nhưng không phải là thành viên của khu vực miễn thị thực.
Azores, Madeira và Quần đảo Canary là những thành viên đặc biệt của EU và là một phần của Khu vực Schengen ngay cả khi chúng nằm ngoài lục địa Châu Âu.

Có 5 thành viên EU, chưa gia nhập khu vực Schengen: Ireland – vẫn duy trì lựa chọn không tham gia và Romania, Bulgaria, Croatia và Síp – đang tìm cách gia nhập sớm.
Các biên giới bên ngoài của Khu vực Schengen dài 50.000 km, nơi 80% của nó bao gồm nước và 20% đất.
Khu vực này có hàng trăm sân bay và cảng hàng hải, nhiều điểm giao nhau trên bộ, diện tích 4.312.099 km2, dân số 419.392.429 công dân.

  • Các thành viên và ngày gia nhập
  • 14 tháng 6 năm 1985: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Tây Đức (đến 3 tháng 10 năm 1990 là CHLB Đức)
  • 17 tháng 11 năm 1990: Ý
  • 25 tháng 6 năm 1992: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
  • 6 tháng 11 năm 1992: Hy Lạp (gia nhập không đầy đủ, công dân Cộng hòa Macedonia muốn vào Hy Lạp phải có visa của Hy Lạp)
  • 28 tháng 4 năm 1995: Áo
  • 19 tháng 12 năm 1996: Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Iceland (2 nước sau không thuộc Cộng đồng châu Âu, nhưng ở trong Liên minh Hộ chiếu Bắc Âu)
  • 29 tháng 5 năm 2000: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Ireland chỉ ký thỏa thuận về hợp tác an ninh và cảnh sát, chưa ký bãi bỏ kiểm soát biên giới
  • 1 tháng 5 năm 2004: đảo Kypros, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Hungary, Malta, Slovakia, Cộng hòa Séc và Slovenia (các nước này chưa áp dụng)
  • 16 tháng 10 năm 2004: Thụy Sĩ (ngoài Liên minh châu Âu, đã trưng cầu ý dân chấp thuận ngày 5 tháng 6 năm 2005)
  • Liechtenstein từ 2011. Tuy nhiên, Liechtenstein không cấp chiếu khán, và đề nghị các du khách xin thị thực tại một quốc gia Schengen khác.
List of EU/EEA/Schengen countries - Best Citizenships

Vùng lãnh thổ ngoại trừ
Các lãnh thổ ngoài châu Âu dưới đây:

  • của Pháp: Guadeloupe, Martinique, Guyane thuộc Pháp, Réunion, Mayotte, Saint-Barthélemy, Saint-Martin, Nouvelle Calédonie, Polynésie thuộc Pháp, Saint Pierre và Miquelon, Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp, Wallis và Futuna
  • của Hà Lan: quần đảo Antille thuộc Hà Lan, Aruba
  • của Đức: quần đảo Helgoland (ở biển Bắc)
  • của Na Uy: Quần đảo Svalbard
  • của Đan Mạch: đảo Greenland và Quần đảo Faroe (trên lý thuyết không thuộc vùng Schengen nhưng trên thực tế có việc đi lại tự do giữa vùng Schengen và các lãnh thổ này)
  • của Ý: thị xã Livigno (tỉnh Sondrio, vùng Lombardia) và Campione (nằm lọt trong đất Thụy Sĩ)
  • của Kypros: miền Bắc đảo Kypros

Các lãnh thổ không gia nhập

  • San Marino (không gia nhập nhưng có biên giới mở với Ý)
  • Monaco (coi như một phần của Pháp, nhà chức trách Pháp kiểm soát hải cảng Monaco)
  • Vatican (có biên giới mở với Ý và đã ngỏ ý muốn gia nhập, hiện có sự hợp tác chặt chẽ về an ninh trong hệ thống thông tin Schengen (système d’information de Schengen)
  • Andora
  • Hy Lạp (tuy gia nhập, nhưng đối với công dân của Cộng hòa Macedonia muốn vào Hy Lạp vẫn phải xin visa của Hy Lạp)
  • Anh và Ireland (chỉ ký thỏa thuận hợp tác về an ninh và cảnh sát)

Quá trình áp dụng Công ước Schengen

  • 26 tháng 3 năm 1995: Đức, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Luxembourg, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
  • 26 tháng 10 năm 1997: Ý
  • 1 tháng 12 năm 1997: Áo
  • 8 tháng 12 năm 1997: Hy Lạp (trên lý thuyết, đến 26 tháng 3 năm 2000 mới thực sự áp dụng, tuy nhiên đối với công dân Cộng hòa Macedonia vẫn phải xin visa của Hy Lạp)
  • 25 tháng 3 năm 2001: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Iceland
  • 21 tháng 12 năm 2007: Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Malta (áp dụng ở biên giới đường bộ và đường thủy, riêng đường hàng không kể từ 30 tháng 3 năm 2008)
  • tháng 11 năm 2008: Thụy Sĩ
  • năm 2009: đảo Kypros
  • năm 2011: Bulgaria, Romania

Các biện pháp an ninh

  • Theo khoản 2 điều 2 của Công ước, các nước ký kết có quyền tái thiết lập tạm thời việc kiểm soát biên giới hoặc một khu vực nhất định, vì lý do an ninh. Ví dụ trường hợp của Pháp trong dịp tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandie (D-day) (06.6.2004) hoặc CHLB Đức trong thời gian tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới năm 2006 (đề phòng các hooligans phá rối).

Vấn đề an ninh hàng không
Khi du lịch bằng đường hàng không giữa các nước trong vùng Schengen, vẫn phải trình thẻ căn cước hoặc hộ chiếu khi check-in. Đây không phải là quy định của Công ước Schengen, mà là quy định bảo đảm an ninh của ngành hàng không.

Khách sạn và nhà nghỉ
Theo quy định của công ước Schengen, mọi khách sạn và nhà nghỉ trong vùng phải đăng ký tên, tuổi, số thẻ căn cước hay hộ chiếu của mọi công dân nước khác khi vào lưu ngụ, vì vậy khi check-in vào khách sạn hay nhà nghỉ thì phải xuất trình thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

Visa vùng Schengen

Đối với người nước ngoài, muốn vào khu vực Schengen phải xin một visa thống nhất gọi là Visa Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước mà mình muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong khu vực Schengen. Loại visa này thường chỉ có thời hạn lưu trú tối đa là 3 tháng và có giá trị trong vòng 12 tháng

Biên soạn: Doãn Dân

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil