Nguy cơ lửa xung đột Armenia – Azerbaijan lan rộng
Tin thế giới
author30/09/2020 08:01

TDM – Tình hình xung đột giữa Armenia và Azerbaijan được cho là có thể trở nên trầm trọng hơn nếu các nước lớn như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc.

Một cuộc tranh chấp lãnh thổ âm ỉ kéo dài ở khu vực Caucasus đang bùng phát dữ dội trong những ngày gần đây với sự tham gia của xe tăng, trực thăng, pháo binh và bộ binh của Armenia và Azerbaijan. Cuộc chiến tranh cục bộ trên một khu vực miền núi có ít giá trị chiến lược này khiến cả chú ý thế giới khi nó thu hút cả những cường quốc lớn hơn như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh bùng phát hồi cuối tuần với số thương vong ở cả Armenia và Azerbaijan đều tăng. Ngày 29/9, Armenia cáo buộc một tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ căn cứ ở Azerbaijan đã bắn hạ một cường kích Su-25 của nước này. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đều bác bỏ cáo buộc.

Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố hôm 27/9 cho thấy binh sĩ nước này tại Nagorno-Karabakh. Ảnh: Azerbaijan’s Defense Ministry.

Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống. Cộng đồng này đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nagorno-Karabakh, đòi ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia.
Advertising

Armenia ủng hộ tích cực cho phong trào đòi ly khai ở Nagorno-Karabakh, thậm chí được cho là đã triển khai lực lượng quân sự đến đây. Tranh chấp giữa hai nước bùng phát thành cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn nổ ra lẻ tẻ xảy ra tại đây, trong đó có đợt đụng độ dữ dội năm 2016. Hai nước từ đó tới nay đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán, nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề, do không bên nào chấp nhận phương án hòa giải do phía kia đưa ra.

Tuy nhiên, xung đột giữa hai quốc gia vùng Caucasus này có nguy cơ lan rộng, khi nó liên quan đến yếu tố địa chính trị, với sự tham gia của các “ông lớn” trong khu vực.

Armenia hiện là một thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Vardan Toghonyan, đại sứ Armenia tại Nga, cho biết khả năng nước này kích hoạt CSTO sau vụ “F-16 bắn rơi Su-25” đang được thảo luận.

CSTO là một liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, tương tự NATO, trong đó cả khối có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho bất cứ thành viên nào bị nước ngoài tấn công. Nếu Armenia kích hoạt CSTO, Nga có thể bị kéo vào cuộc xung đột và đối mặt với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO.

Hôm 28/9, một cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ra tuyên bố lên án Armenia. “Chúng tôi tin rằng cuộc xung đột hiện nay có thể được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình nhưng phía Armenia không cho thấy họ hứng thú với điều đó”, tuyên bố có đoạn.

Kêu gọi Armenia “ngừng vi phạm luật pháp quốc tế”, quan chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng người dân và chính phủ Azerbaijan chống lại mọi hình thức xâm lược của Armenia hay bất kỳ quốc gia nào khác”.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn những phe phái đối lập nhau trong cuộc nội chiến ở Libya và Syria. Cùng lúc, hai nước vẫn duy trì quan hệ thương mại, ký các hợp đồng khí đốt tự nhiên và Thổ Nhĩ Kỳ còn mua tên lửa phòng không S-400 từ Nga, điều khiến Mỹ tức giận.

Vụ Armenia cáo buộc tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích nước này đã làm dấy lên lo ngại về bóng ma chiến tranh ủy nhiệm trong khu vực.

“Việc đưa khí tài xâm phạm lãnh thổ một quốc gia thuộc Liên Xô cũ không phải hành động khiến Nga cảm thấy dễ chịu”, Dmitry Trenin, giám đốc Trung tâm Moskva Carnegie, nhận xét. “Điều đó có thể vượt qua một lằn ranh đỏ chưa từng bị vượt qua trước đây”.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri S. Peskov ngày 28/9 cho biết Nga đang tìm cách giải quyết xung đột và rằng “chúng tôi hiện không muốn nói về các lựa chọn quân sự”.

Suốt những năm qua, các cường quốc, đặc biệt là Nga, nước cung cấp vũ khí quân sự cho cả hai bên và giúp dẫn dắt một nỗ lực hòa bình quốc tế mang tên Tiến trình Minsk, đã can thiệp để ngăn xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bùng phát thành chiến tranh tổng lực.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, do bị phân tán bởi đại dịch Covid-19 và tình hình chính trị ở Belarus, các nhà trung gian hòa giải quốc tế đã bỏ lỡ những dấu hiệu cảnh báo xung đột liên quan đến vùng Nagorno-Karabakh. Các lãnh đạo thế giới kêu gọi hai bên nhanh chóng ngừng bắn, song cả Armenia và Azerbaijan dường như đều đã sẵn sàng tâm lý cho một cuộc chiến lâu dài.

“Tất cả tín hiệu đều cho thấy xung đột đang bên ngưỡng leo thang”, Olesya Vartanyan, nhà phân tích cấp cao về khu vực Caucasus tại Nhóm Khủng hoảng Toàn cầu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Trong khi đó, các kênh ngoại giao đều im lặng”.

Những biện pháp giới hạn được đặt ra nhằm phòng chống Covid-19 đã ngăn cản nỗ lực ngoại giao con thoi. “Đây là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu một cuộc chiến”, Vartanyan bình luận.

Cả Azerbaijan và Armenia đều đã ra lệnh tổng động viên. Sân bay quốc tế ở Baku, thủ đô Azerbaijan, hủy các chuyến bay hôm 28/9. Chính quyền Armenia thông báo về một cuộc phản công và tuyên bố giao tranh đang trở nên căng thẳng hơn.Nguyên nhân giao tranh bùng phát hôm 27/9 hiện vẫn tranh cãi. Azerbaijan nói rằng Armenia nã pháo về phía biên giới, song Armenia lại nói họ là nạn nhân của một cuộc tấn công vô cớ.

Vùng Nagorno-Karabakh đang tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Đồ họa: SETI.

Quân đội Azerbaijan đã ra một tuyên bố khẳng định mục tiêu của họ là thay đổi hiện trạng bằng cách tái áp đặt quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh. “Các đơn vị quân đội Azerbaijan thực hiện chiến dịch chiến đấu nhằm tiêu diệt kẻ thù và giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng của chúng tôi”, tuyên bố có đoạn.

Hãng thông tấn nhà nước Azerbaijan dẫn lời tướng Mayis Barkhudarov khẳng định quân đội sẽ “chiến đấu tới giọt máu cuối cùng để tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù và giành chiến thắng”.

Đôi bên đều đưa ra con số khá cao về thương vong của đối phương. Azerbaijan nói đã giết chết 500 lính Armenia, trong khi Armenia nói đã tiêu diệt 200 lính Azerbaijan.

Các nhà phân tích ở khu vực đang ngày càng lo âu về nguy cơ các nước khác bị kéo vào cuộc xung đột, dù đây chỉ là một khả năng nhỏ.

Cuộc chiến tranh ở Nagorno-Karabakh kết thúc hồi năm 1994 nhờ lệnh đình chiến là một trong cuộc xung đột ác liệt nhất thời hậu Liên Xô. Ba nước gồm Nga, Mỹ và Pháp đã đồng ý làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn trong Tiến trình Minsk.

Giao tranh nổ ra giữa lúc Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres kêu gọi thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn cầu nhằm tập trung cho nỗ lực chống đại dịch Covid-19.

Guterres hôm 27/9 kêu gọi Armenia và Azerbaijan ngừng giao tranh ngay lập tức và “quay trở lại các cuộc đàm phán có ý nghĩa” trong khuôn khổ Tiến trình Misnk. Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, hôm 28/9 cho hay ông đã nói chuyện qua điện thoại với cả lãnh đạo Armenia và Azerbaijan.

“Chúng ta đang nói về một cuộc xung đột đang diễn ra và chúng tôi kêu gọi một lệnh ngừng bắn, để những cuộc đối thoại có ý nghĩa được khôi phục không chậm trễ mà không có bất kỳ điều kiện tiền đề nào”, ông nói.

(Nguồn: Vnexpresss)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
e28822ba-4752-4b35-b53b-2e1fb0cd70de_w1920_r1.778_fpx48.75_fpy45.webp
Cha và con trai mất tích sau chuyến đi thuyền đạp trên hồ Eibsee, Đức
Một chuyến đi chơi thuyền vào mùa hè đã trở thành bi kịch: Một người cha và cậu con trai sáu tuổi của ông đã bị chìm dưới hồ Eibsee thuộc bang Bayern (Đức) và đến nay vẫn đang mất tích.
06-07-2025
images1832997_2.jpg.webp
Ít nhất 43 người thiệt mạng, nhiều người mất tích do lũ lụt tại Mỹ
Ít nhất 43 người, trong đó có 15 trẻ em, được xác nhận đã tử vong sau trận lũ quét ở miền trung Texas, Mỹ. Lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người cắm trại, du khách và cư dân bị mất tích.
06-07-2025
omar-lopez-vtknj2oxdvg-unsplash-45474965262780993435164.webp
Khủng hoàng nhân khẩu học, Nga kêu gọi lòng yêu nước để khuyến khích người dân sinh con
Chính phủ Nga đang tận dụng lòng yêu nước để đối phó cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng nghiêm trọng.
06-07-2025
220805024945-01-earth-shortest-day-rotation-85621558654266132208574.webp
Hồi hộp đếm ngược đến ngày ngắn nhất trong lịch sử Trái đất
Nhân loại sắp chứng kiến một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Trái đất: Ngày ngắn nhất từng được ghi nhận.
06-07-2025
base64-17517229009172010783833.jpeg.webp
Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?
Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức tuyên bố rằng có bằng chứng cho thấy vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.
06-07-2025
2025-07-05t072442z1335947277rc27gfarouoyrtrmadp3france-seine-17517149716102866876.jpg.webp
Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine
Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris (Pháp) đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.
06-07-2025
834-1751723043059509738706.jpg.webp
Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau Quốc khánh, nhiều người thương vong
Ít nhất 1 người chết và 6 người bị thương trong vụ xả súng tại thành phố Indianapolis, bang Indiana vào rạng sáng 5-7, chỉ một ngày sau Quốc khánh Mỹ 4-7.
06-07-2025
elon-musk-reuters-17517576544591135506963.jpg.webp
Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ
Tỉ phú công nghệ Elon Musk vừa viết trên nền tảng X rằng 'Đảng nước Mỹ đã được thành lập'.
06-07-2025
afp2025070564w38flv2midresmultipledeathsfromcatastrophicfloodingincentralt-17517573890401649958883.jpg
Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ
Dự báo còn mưa lớn ở Texas sau khi lũ dâng đến 10m làm chết 43 người; Lãnh tụ tối cao Iran xuất hiện công khai; EU hy vọng đạt thỏa thuận thuế với Mỹ trong cuối tuần này... là những tin tức đáng chú ý sáng 6-7.
06-07-2025
20.png
Nắng nóng khắc nghiệt hoành hành tại châu Âu
Châu Âu đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ vượt 45°C, gây cháy rừng diện rộng và gia tăng số ca tử vong.
05-07-2025
Tin nổi bật
Cảnh sát Séc tìm kiếm cháu trai 16 tuổi của nam diễn viên Rychlý. Trước đó, cậu bé từng cố gắng tự tử
patrani.jpeg
Cảnh sát tại Dobřichovice và khu vực lân cận đang khẩn trương tìm kiếm Jáchym Rychlý – một thiếu niên 16 tuổi đã bỏ nhà ra đi sau khi cãi nhau với mẹ.
5 giờ trước
Cha và con trai mất tích sau chuyến đi thuyền đạp trên hồ Eibsee, Đức
e28822ba-4752-4b35-b53b-2e1fb0cd70de_w1920_r1.778_fpx48.75_fpy45.webp
Một chuyến đi chơi thuyền vào mùa hè đã trở thành bi kịch: Một người cha và cậu con trai sáu tuổi của ông đã bị chìm dưới hồ Eibsee thuộc bang Bayern (Đức) và đến nay vẫn đang mất tích.
5 giờ trước
Mất điện diện rộng tại Séc: Chuyện gì đã xảy ra và vì sao? 7 câu hỏi và trả lời liên quan sự cố hiếm xảy ra này
9521645.jpg
Vào chiều thứ Sáu, 4.7, một sự cố mất điện lớn đã làm tê liệt cả Cộng hòa Séc. Tại nhiều vùng, tàu điện, tàu hỏa và metro đã dừng hoạt động; nhiều nhà máy, cửa hàng, cơ sở kinh doanh, trạm xăng, đèn giao thông và các dịch vụ phụ thuộc vào điện khác không thể hoạt động. Lực lượng cứu hỏa đã phải giải cứu người dân mắc kẹt trong thang máy; một số bệnh viện phải vận hành bằng nguồn dự phòng.
14 giờ trước
Không chỉ ở Séc, bệnh ghẻ đang lan rộng khắp châu Âu: Cách điều trị truyền thống mất dần hiệu quả
zakozka-svrabova-svrab.webp
Sự gia tăng gần đây về số ca mắc bệnh ghẻ tại Cộng hòa Séc phản ánh một xu hướng rộng lớn hơn. Theo các nghiên cứu khoa học khu vực, báo cáo của các bác sĩ và tin từ truyền thông, căn bệnh da liễu gây ngứa này đang ngày càng phổ biến ở châu Âu, dù chưa có một thống kê tổng hợp đầy đủ.
14 giờ trước
Luật mới của Séc sẽ giúp đơn giản hóa việc ly hôn và giành quyền nuôi con
shutterstock-by-pixelshot-qgbjr.webp
Luật sửa đổi cũng dự kiến cấm hình phạt thể xác và siết chặt quy định về việc không trả tiền cấp dưỡng trẻ em, dù vẫn còn lo ngại về khả năng bị lợi dụng.
14 giờ trước
Hãng hàng không Ryanair tăng kích thước hành lý xách tay miễn phí cho hành khách
skynews-ryanair-money-blog_6893485.jpg
Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu tuyên bố rằng họ sẽ tăng mức hành lý xách tay miễn phí lên thêm 20% trong tuần này.
14 giờ trước
Liberec chuẩn bị xây dựng một khu dân cư hiện đại mới
2.jpg
Trong những năm tới, Liberec sẽ mở rộng thêm một khu dân cư mới dành cho gần 1.500 người. Khu Nová Kunratická sẽ được xây dựng ở ngoại ô thành phố với hơn 600 căn hộ được hoàn thành qua 8 giai đoạn.
14 giờ trước
Người Séc không còn mặn mà với việc ăn ở nhà hàng
a7e08b41-14ad-4e30-be69-e9e6e7194f2b.jpg
Trong các cuộc khủng hoảng, giá thực phẩm và năng lượng cao đã buộc người dân Séc phải chi tiêu một cách tiết kiệm. Tuy nhiên, hiện tại người dân lại bắt đầu tiêu xài nhiều hơn và mua sắm cả những thứ chỉ để làm vui bản thân.
14 giờ trước
Bệnh ghẻ đang có xu hướng lây lan khắp CH Séc
Svrab-8.jpg
Bệnh ghẻ đang có xu hướng lây lan khắp Cộng hòa Séc, nhưng theo Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương, người dân không cần lo ngại về tình trạng khan hiếm thuốc, nguồn cung thuốc hiện vẫn đủ đáp ứng nhu cầu điều trị.
14 giờ trước
Zlín thay đổi hàng loạt đèn tín hiệu giao thông tại chỗ giao nhau
81035226-a316-458e-94c7-75ce439b792c.jpg
Thành phố Zlín đang tiến hành thay mới hàng loạt đèn tín hiệu giao thông tại các chỗ giao nhau. Dự án hiện đại hóa hệ thống này có tổng kinh phí gần 250 triệu korun. Trong khuôn khổ dự án, thành phố cũng sẽ xây dựng Trung tâm điều hành và thông tin giao thông, giúp quản lý và giám sát lưu lượng xe một cách hiệu quả hơn.
14 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil