IMF: Việt Nam cần thận trọng trước áp lực lạm phát gia tăng
KINH TẾ, Kinh tế Việt Nam
author23/04/2022 16:00

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục nhưng được Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo rủi ro lạm phát, tài chính có thể cũng đang gia tăng.

Cảnh báo này được nêu trong thông cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sau các cuộc thảo luận trong khuôn khổ đợt tham vấn Điều khoản IV năm 2022 với Việt Nam vừa qua.

Bà Era Dabla-Norris, Trưởng Bộ phận tại Vụ châu Á và Thái Bình Dương IMF, cho biết cuộc xung đột ở Ukraine được dự đoán tác động ở mức vừa phải với tốc độ phục hồi và lạm phát tại Việt Nam. Dù vậy, tổ chức này vẫn đánh giá lạm phát vẫn đang được kiểm soát dù giá cả hàng hoá, nguyên liệu thô tăng lên. Điều này phần nào cho thấy các hoạt động kinh tế còn cầm chừng.

Về cuối năm, lạm phát Việt Nam được IMF dự báo tăng lên 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát mà Việt Nam đặt ra. Trong khi đó, GDP dự kiến ở mức 6% trong 2022 và 7,2% trong 2023.

Bà Dabla-Norris nhận xét: “Triển vọng thời gian tới có nhiều rủi ro đáng kể”. Theo đó, nhiều tác nhân có thể khiến tăng trưởng có xu hướng giảm còn lạm phát thì tăng lên.

Các rủi ro ngay trước mắt gồm sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Ngoài ra, rủi ro còn đến từ sự thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu và những diễn biến trên thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Các yếu tố về nguồn cung hàng hoá, tình trạng căng thẳng địa chính trị cũng từng được Standard Chartered dẫn ra trước đó để cảnh báo lo ngại tăng lạm phát tại Việt Nam. Dù vậy, ngân hàng này kém lạc quan hơn khi cho rằng chỉ số sẽ vượt 4% trong 2022, thậm chí, đạt mức 5,5% vào 2023.

Hàng hoá được bốc dỡ ở cảng Cát Lái. Ảnh: Quỳnh Trần

Để giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát, đại diện IMF cho rằng việc xây dựng chính sách nên nhanh chóng, quy mô và cơ cấu gói hỗ trợ chính sách nên được điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ phục hồi. Chính sách tài khoá nên đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt trong trường hợp các rủi ro làm suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, vì dư địa cho việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ rất hạn chế khi các rủi ro lạm phát đang gia tăng.

“Sự triển khai nhanh chóng, hiệu quả của Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sẽ có ý nghĩa then chốt trong việc hỗ trợ tăng trưởng. Chương trình này đã ưu tiên hợp lý cho lĩnh vực y tế, phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng trung hạn”, đại diện IMF nói.

Trong thời gian tới, chính sách tài khoá cần cân bằng giữa một bên là hỗ trợ có mục tiêu mang tính tạm thời với một bên là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế. Thâm hụt tài khoá chung được dự báo tăng vừa phải trong năm 2022.

Với chính sách tiền tệ, IMF khuyến cáo Việt Nam cần thận trọng trước các áp lực lạm phát đang gia tăng. Theo đó, nếu xuất hiện các áp lực lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Nhà nước nên thắt chặt vị thế chính sách tiền tệ và truyền thông rõ ràng các yếu tố dẫn đến quyết định này để giúp kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, tổ chức này cho rằng, tới đây, chính sách tăng trưởng tín dụng nên cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định tài chính. “Đoàn hoan nghênh những bước đi gần đây nhằm tăng cường sự linh hoạt của tỷ giá và hiện đại hoá khuôn khổ chính sách tiền tệ”, bà Dabla-Norris cho biết.

Việc tăng cường sức chống chịu của khu vực ngân hàng cũng là thiết yếu để hỗ trợ một cách bền vững cho tăng trưởng trong trung hạn. Việt Nam nên chấm dứt nới lỏng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng khi sự phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn. Các quy định cho phép cơ cấu lại nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ không nên được gia hạn áp dụng sau thời hạn tháng 6/2022 vì điều này sẽ làm chậm trễ việc ghi nhận các tài sản xấu và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phân bổ tín dụng sai lệch và chấp nhận rủi ro quá mức.

Bên cạnh đó, việc quản lý, giám sát khu vực tài chính nên được tăng cường để giải quyết những rủi ro đang nổi lên và xây dựng một hệ thống ngân hàng có khả năng chống chịu tốt hơn, theo IMF. Cơ quan này cho rằng khuôn khổ an toàn vĩ mô có thể đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo ổn định tài chính. Các khuôn khổ về thể chế và phá sản nên được củng cố để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.

Cuối cùng, đại diện IMF lưu ý, Việt Nam cần có những cải cách cơ cấu, cải thiện môi trường kinh doanh quyết liệt hơn; nâng cao chất lượng lao động. Các chính sách cũng cần lưu tâm đến những hàm ý với bất bình đẳng thu nhập và tài sản. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng sẽ làm suy giảm tăng trưởng. Đồng thời, nên duy trì nỗ lực nhằm tăng cường quản trị, khắc phục các khoảng trống dữ liệu khi đang hướng tới các chuẩn mực của nền kinh tế mới nổi.

(Nguồn: Vnexpress)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Screenshot 2025-07-12 112354.png
Người Bulgaria vượt người Séc, sẽ áp dụng đồng euro vào năm sau. Tại sao họ muốn và họ lo ngại điều gì?
Gần hai thập kỷ sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, Bulgaria sẽ chấp nhận đồng tiền chung châu Âu. Người Bulgaria sẽ bắt đầu sử dụng đồng euro từ tháng 1 năm tới.
13-07-2025
trumptto-1752382919142626812355.jpg.webp
EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump
Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như là 'tin buồn' đối với cả EU và Mexico, buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.
13-07-2025
1a7fa11d-c696-426f-9248-fc2f8705c872.jpg
Các cặp đôi tại Séc phải chi tới 500.000 korun để tổ chức đám cưới
Tại Cộng hòa Séc, số lượng các cặp kết hôn đang giảm dần theo thời gian và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong số đó là chi phí tổ chức đám cưới ngày càng tăng.
12-07-2025
1252331535_200909070312_EEEPOD_1.jpg
Số doanh nghiệp cá nhân phá sản tại Séc trong 6 tháng đầu năm nay đạt mức cao nhất kể từ năm 2021.
Trong sáu tháng đầu năm, số đơn xin phá sản của doanh nhân tăng nhanh hơn số vụ phá sản thực tế. So với cùng kỳ năm ngoái, số đơn tăng 13% lên 3.331. Con số này tương đương năm 2021 và cao nhất kể từ năm 2020, khi có 3.980 đơn. Việc số đơn xin phá sản tăng nhanh hơn số vụ phá sản thực tế cho thấy trong các tháng tới, số vụ phá sản sẽ còn tăng, theo phân tích của bà Věra Kameníčková, chuyên gia CRIF.
11-07-2025
2025-07-08t162513z1683849410rc2gifahz69wrtrmadp3usa-trump-175219634757848441999.jpg.webp
Ông Trump tuyên bố áp thuế 35% lên Canada từ ngày 1-8
Tổng thống Trump tuyên bố áp mức thuế 35% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada bắt đầu từ ngày 1-8, đồng thời hé lộ kế hoạch áp thuế phổ thông từ 15 - 20% đối với phần lớn các đối tác thương mại còn lại của Mỹ.
11-07-2025
3d1c1c90c577077f0684b90d4cd74820.jpg
Giá nhiên liệu tại Séc vẫn thuộc mức thấp nhất trong châu Âu
Giá nhiên liệu tại Cộng hòa Séc là một trong những mức thấp nhất so với các quốc gia châu Âu khác. So với các quốc gia láng giềng, giá ở Séc cũng thấp hơn đáng kể, như ở Đức giá xăng dầu cao hơn khoảng 10 korun so với tại Séc.
10-07-2025
1752060480_P2025070904200.jpg
Lạm phát tại Séc trong tháng 6 đạt 2,9%
Theo số liệu được Văn phòng Thống kê Séc công bố ngày 10/7, tỷ lệ lạm phát tại Séc trong tháng 6 đạt 2,9% so với cùng kỳ, đây là mức cao nhất kể từ đầu năm nay.
10-07-2025
ceo-nvidia-17521068995621228243511.png.webp
NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD
Giá cổ phiếu tăng đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA vượt 4.000 tỉ USD ngày 9-7, trở thành công ty đầu tiên làm được điều này.
10-07-2025
738c545410f43633aee4dcf0231fe20e_resize=680,383_.jpg
Có tới 1/4 số người mua bất động sản tại Séc là người nước ngoài như Slovakia, Việt Nam và Ukraine
Người nước ngoài đang rất quan tâm đến việc mua căn hộ tại Séc, đặc biệt là ở Praha và Brno. Theo các nhà phát triển bất động sản và các nhà môi giới, khoảng một phần tư đến một phần năm khách hàng của họ là người nước ngoài. Trước đây, họ chủ yếu tìm mua nhà mới hoặc đã được cải tạo gần trung tâm thành phố.
09-07-2025
koleje-strahov-koleje (1).webp
Ký túc xá sinh viên Strahov của Trường Đại học Kỹ thuật Praha (ČVUT) cần hàng tỷ korun để cải tạo
Sinh viên của Trường Đại học Kỹ thuật Praha (ČVUT) danh tiếng đã phải sống nhiều năm trong điều kiện tồi tàn tại khu ký túc xá Strahov đang xuống cấp nghiêm trọng.
09-07-2025
Tin nổi bật
Séc: Đi du lịch bằng ô tô? Hãy cẩn thận với lốp xe non hơi và tình trạng mệt mỏi
Screenshot 2025-07-12 140452.png
Nhiều người trong những ngày này đang khởi hành đi nghỉ mát bằng ô tô. Đáng tiếc, một số người không dành đủ thời gian để chuẩn bị không chỉ cho hành khách mà còn cho phương tiện.
một giờ trước
Người dân tại Séc giờ đây đã có thể thay đổi giới tính mà không cần phẫu thuật chuyển giới
Screenshot 2025-07-12 134358.png
Từ tháng 7, hàng chục người đã sử dụng quy định mới cho việc thay đổi giới tính theo thủ tục hành chính, hiện chỉ cần có xác nhận y tế. T
một giờ trước
CIC: Chính phủ đã xử lý tốt việc tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine, nhưng lại không đảm bảo được hỗ trợ lâu dài cho họ
Screenshot 2025-07-12 112102.png
Chính phủ của Thủ tướng Petr Fiala đã xử lý tốt và hiệu quả việc tiếp nhận ban đầu người tị nạn Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga, nhưng không thể đảm bảo được sự hỗ trợ lâu dài cho họ.
một giờ trước
Trốn vé phương tiện công cộng ở Séc đối diện mức phạt mới
aeb71733c973016beac7e5112869fe1e.jpg
Những hành khách không mua vé sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Sửa đổi mới của Luật Giao thông Đường bộ cho phép các công ty vận tải tăng mức phạt đối với người đi phương tiện công cộng mà không có vé hợp lệ.
một giờ trước
Kỳ nghỉ hè như cơn ác mộng: 25% các gia đình Séc gặp khó khăn tài chính trong mùa hè
18d21c87916cc24ed58a5f99bbe2efd3.jpg
Không có trường học, các câu lạc bộ trẻ em đóng cửa, trường mẫu giáo chỉ hoạt động ở một số nơi – do đó, việc tổ chức chương trình cho trẻ trong mùa hè trở thành trách nhiệm của các gia đình.
một giờ trước
Séc đã chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp: Bạn nên có những thứ này ở nhà để phòng ngừa trong tình huống khẩn cấp
e94e7fef-2192-4227-a5fc-bbc0742424b1.jpg
Mới đây, sự cố mất điện tại Cộng hòa Séc đã gây ra sự hỗn loạn trong nhiều hộ gia đình. Do đó, Cục Truyền thông Chiến lược của Nhà nước đã chuẩn bị một danh sách những thứ mà mỗi người nên có ở nhà. Không chỉ để phòng khi mất điện, mà còn cho những tình huống khẩn cấp khác.
một giờ trước
Các công ty Séc đang thiếu lao động. Họ tìm kiếm lực lượng lao động mới ở những người cao tuổi
c6af1314-b251-47dc-8917-3a5490ba3ae2.jpg
Dân số Séc đang già đi và trong 10 năm tới, hơn một triệu người sẽ nghỉ hưu. Các công ty theo các chuyên gia bắt đầu nhận thức rằng họ sẽ thiếu hụt lực lượng lao động. o động.
một giờ trước
Kết quả kiểm tra các nhà hàng tại Séc trong hơn nửa đầu năm: Gần 100 cơ sở phải đóng cửa
80a4a34e-2b26-4630-af88-d09d875086cf.jpg
Trong 7 tháng đầu năm nay, Cục Thanh tra Nông nghiệp và Thực phẩm Séc (SZPI) đã đóng cửa gần 100 cơ sở không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh. Theo các chuyên gia, năm nay có nguy cơ trở thành năm có số lượng cơ sở bị đóng cửa cao nhất.
một giờ trước
Người Séc chia sẻ những điều họ không thích ở các quầy thu ngân tự phục vụ
3feb5104-dfc6-4075-8292-3eea8b525123.jpg
Các quầy thu ngân tự phục vụ hiện nay đã trở thành tiêu chuẩn trong các siêu thị của Séc. Nhiệm vụ của chúng là hoạt động trơn tru và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác. Người Séc không thích điều gì ở các quầy thu ngân tự phục vụ?
một giờ trước
Ukraine không kích tòa nhà chung cư tại Nga, nhiều người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
12072024---ukraine-khong-kich-toa-nha-chung-cu-tai-nga-45690289746516261866453-24860942119764468978636.webp
Cuộc không kích của Ukraine đã phá hủy một tòa nhà chung cư 5 tầng tại thị trấn Aleshki, thuộc vùng Kherson, Nga, khiến một số lượng chưa xác định dân thường bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
một giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil