Vượt mặt qua hàng loạt ứng dụng đình đám Skype, Google Duo, Viber…, Zoom vụt sáng từ một phần mềm không ai biết đến trở thành một trong những app được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hàng loạt sự thật phơi bày: cóp nhặt công nghệ, lỗi bảo mật… Liệu Zoom có thực sự là sẽ tồn tại hay sớm bị đào thải?
Từ khi dịch bệnh COVID bùng phát, màn hình máy tính và điện thoại trở thành cửa sổ kết nối thế giới duy nhất của chúng ta. Qua góc nhìn nhỏ này, chúng ta thấy cả một cuộc sống phía đằng sau camera: những hoạt động sinh hoạt ngày thường, không gian thường ngày… Nhờ có những phần mềm như Zoom, chúng ta có nhiều góc nhìn vào cuộc sống của những người xung quanh hơn trước đây.
Cho đến vài tháng trước đây, Zoom chỉ dừng lại là một công ty nhỏ về công nghệ. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, Zoom đã đi đến khắp mọi nơi. Từ bệnh viện, trường học, đến cả thủ tướng Anh khi đang được chăm sóc phòng đặc biệt cũng sử dụng. Zoom đã có số lượng khách hàng sử dụng trong tháng trước nhiều hơn những gì cả năm họ làm trước đó.
Chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước sự phát triển vượt bậc của Zoom. Khi có vô vàn những phần mềm nổi trội lâu nay như Viber, Google, Skype.. trong thị trường họp trực tuyến, thì Zoom từ một cái tên vô danh vươn lên trở thành cái tên đứng đầu.
Phép màu đến từ đâu?
Câu trả lời phổ biến của mọi người khi được hỏi tại sao lại sử dụng Zoom: “Vì nó dễ dễ dàng sử dụng”. Đến cả đối thủ của Zoom cũng trả lời vậy. Jim Mercer – nhân viên làm tại GoToMeeting cũng thừa nhận rằng: “Một cú nhấp và chúng ta đã có thể tham gia vào cuộc họp cùng với 25 người khác”. Và đến cả các đối thủ cạnh tranh cũng thắc mắc: Zoom đã làm gì để tạo được sự thuận tiện vượt bậc này?
Câu trả lời của Zoom vào tháng 7 năm ngoái thu hút hàng loạt sự chú ý trong cộng đồng bảo mật bởi những lý do sai trái. Khi tất cả mọi người tưởng rằng Zoom có hệ thống bảo mật vô cùng an toàn trước khi đại dịch diễn ra. Cho đến khi Leischuh – Chuyên gia bảo mật tại Đức phát hiện ra rằng Zoom đã bí mật cài phần mềm nhằm bỏ qua các cơ chế bảo mật để dễ dàng cài đặt cho người dùng. Việc này trả giá bằng việc các hacker có thể dễ dàng lấy thông tin và quay trộm người dùng. Tệ hơn, ngay cả khi bạn đã hủy cài Zoom thì những lỗi phần mềm và theo dõi sẽ vẫn còn lưu lại trên công cụ của chúng ta. Từ đây, chúng ta có thể hiểu cách mà Zoom đem lại “Sự tiện ích” không toàn diện cho người dùng.
Trong vòng 3 ngày khi phát hiện lỗi bảo mật của Zoom, Apple triển khai một bản cập nhật có chế độ im lặng cho tất cả các máy Mac nhằm khuyến khích người dùng xóa bỏ phần mềm này. Theo TechCrunch, từ trước đến nay Apple chưa bao giờ thực hiện những “hành động công khai chống lại các phần mềm phổ biến” như phần mềm Zoom.
Zoom đã phản kháng lại với câu trả lời: “Khách hàng của chúng tôi trả lời rằng họ lựa chọn Zoom bởi vì đem đến trải nghiệm dễ dàng sử dụng”. Đến có Trưởng bộ phận Bảo Mật của Zoom thừa nhận: “Tôi tin quyết định của chúng tôi là đứng đắn bởi cài đặt phần mềm này (loại phần mềm vượt qua các chế độ bảo mật) vì người dùng có thể dễ dàng tham gia cuộc họp online không cần thực hiện quá nhiều bước”.
Giáo sư đại học Princeton gọi đây là “Thảm họa bảo mật” cùng với vô số các đặc tính “kinh dị” nhằm lấy trộm thông tin Facebook ngay cả khi người dùng không đăng nhập bằng Facebook và báo với người chủ cuộc họp rằng người tham gia không tập trung vào cuộc họp. Một trong những điều khoản bảo mật của Zoom dành cho người dùng là Zoom có quyền sử dụng “thông tin của khách hàng” nhằm mục đích quảng cáo. Nói thẳng ra là “Zoom có quyền trực tiếp lấy video khi đang có cuộc gọi cá nhân và bán chúng như một quảng cáo”. Đây chắc hẳn là điều không ai để ý đến khi đọc chế độ bảo mật. Ngoài ra, theo đại học Harvard nghiên cứu, Zoom có một loạt vấn đề liên quan đến lỗi phần mềm, giám sát và hàng loạt các lựa chọn đáng ngờ từ Zoom ảnh hưởng nặng nề lên người dùng.
Đối với các chuyên gia bảo mật, Zoom được coi như là “Virus” hơn là “phần mềm hữu ích”. Khi bạn cài đặt Zoom, nó đã tự cài đặt trước khi bạn quyết định bấm nút “cài đặt”. Giống như 1 virus, nó lặng lẽ thâm nhập vào máy tính bạn qua những giây phút bất cẩn. Khi chúng ta chống chọi với Virus dịch bệnh bên ngoài, thì chính bản thân chúng ta lại để loại virus bảo mật này tấn công đời sống cá nhân.
Không những vậy, Zoom công khai nói dối khách hàng qua thông báo trên website của họ. Tự nhận rằng Zoom áp dụng End-to-End Encryption (dạng mã hóa dữ liệu chỉ cho người tham gia có thể hiểu và sử dụng). Thực tế, khi áp dụng loại mã hóa này thì trường hợp người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng là không thế. Khi mà Zoom cho End-to-End Encryption như một đặc tính phần mềm công khai, bản chất họ không làm được.
Kết quả cho hành động lừa dối này, chính là hàng loạt lệnh cấm sử dụng từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kì, SpaceX, Apple, Google, NASA và các trường đại học… Đến cả FBI cũng đưa ra khuyến cáo người dùng không nên dùng Zoom.
Hàng loạt các báo lớn trên thế giới đều đề cập đến lỗi nghiêm trọng của Zoom từ New York Times, Guardian, Washington Post, BBC…
Zoom – Phần mềm Vay Mượn
Không ai tin rằng Zoom sẽ trở nên thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt đối thủ lớn: Google, Microsoft, Apple, Facebook, Cisco. Theo nhận xét của các nhà đầu tư, “Sự hoàn hảo – là điều buộc phải có cho phần mềm này để sống sót”. Còn đối với những người đã liều lĩnh đầu tư vào Zoom thì họ tin rằng Zoom có thể xử lý các lỗi lầm đã có từ Skype, Webex.
Zoom được thành lập bởi Eric Yuan – kỹ sư phần mềm từng làm tại Webex. Vào năm 2007, Cisco mua lại Webex và cho Eric Yuan lên làm trưởng nhóm kỹ thuật. Sau 3 năm làm việc, Eric nhận xét “Webex chưa thực sự đủ tốt để đáp ứng nhu cầu người dùng”.
Tạo nên cuộc họp video không phải điều dễ dàng khi phần mềm phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu: hỗ trợ tất cả các công cụ, mạng wifi không ổn định, đường truyền ổn định khi có nhiều người tham gia…. Chỉ một lỗi nhỏ như ngắt kết nối, mờ hình… đã đủ làm khách hàng khó chịu.
Eric Yuan rời Cisco và xây dựng công ty tạo nên phần mềm gọi video nhằm giải quyết các vấn đề này. Ông thuê đội phát triển bên Trung Quốc và gọi 30 đồng nghiệp cũ về công ty ông làm. Quản lý cấp cao tại Cisco (công ty cũ của Eric Yuan) gọi Zoom là “”một đám vay mượn từ Cisco”.
Vượt mặt qua các ông trùm lớn bằng đặc tính dễ dàng sử dụng. Khi làm việc tại Cisco, Yuan đã từng dự báo: “Sẽ có người tạo nên phần mềm (Gọi video) sử dụng điện toán đám mây và sẽ hủy hoại Cisco”. Và không chính ai khác, đó chính là Yuan làm điều này.
Google Hangout bị cho là không đáng tin cậy, Apple đem đến Facetime bị cho là quá thời đối với người dùng, Skype của Microsoft bị cho là chất lượng video kém. Cuối cùng, tất cả ứng dụng này bị giới hạn người dùng.
Người dùng vs Zoom – Ai là người nắm quyền kiểm soát?
Rất nhiều khách hàng buộc phải tải Zoom về để xem các chương trình phát sóng hoặc tham gia các cuộc họp của công ty, thay vì link dùng trực tuyến. Câu trả lời cho việc ép buộc người dùng như vậy của Zoom chính là vì họ muốn theo đuổi khách hàng là các công ty lớn. Hầu hết các công ty đều đòi hỏi an toàn bảo mật rất cao, hạn chế tối đa các phía bên ngoài có thể can thiệp vào. Nhưng tại trường hợp này, Zoom lại chính là người hack hệ thống.
Sự thuận tiện của Zoom cũng là cách họ kiểm soát người dùng. Công nghệ phát triển ở quy mô lớn đã khó, nhưng để kiểm soát lại công nghệ sẽ lại càng khó hơn. Khi người dùng đã quen sử dụng một phần mềm hiệu quả, dễ dàng, nhanh chóng sẽ rất khó để cho họ chuyển sang sử dụng một sản phẩm mới đòi hỏi nhiều bước thực hiện hơn. Bên cạnh đó, trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng trong kinh tế như thế này, tại sao các công ty lại phải trả tiền để mua một công nghệ khác khi họ đã có thể sử dụng những gì sẵn có.
Dễ dàng, tiện dụng – Tại sao lại không sử dụng Zoom?
Khi Zoom tự nhận bản thân mình là phần mềm dành cho các công ty, họ lại tiếp cận cả khách hàng đơn lẻ trong thời gian dài. Các hình thức miễn phí khác nhau và vô số các đặc tính không liên quan đến nhu cầu của khách hàng là các công ty, ví dụ như: hình nền ảo, thay đổi hình dạng,…
Thay vì việc tiếp cận khách hàng thông qua việc quảng cáo, Zoom tiếp cận chúng ta thông qua marketing truyền miệng. Nếu hỏi bất kỳ ai, thật hiếm hoi những người sử dụng các phần mềm khác như Skype, Google Hangout, Webex… nhưng khi nhắc đến Zoom thì chắc chắn ai cũng biết. Ngay cả khi có vô số những phần mềm khác tốt hơn như Highfive, Zoho….
Khi sự phổ biến Zoom khiến ngay cả những người sử dụng các phần mềm khác, cũng buộc phải trở thành khách của Zoom. Hãy thử tượng tượng khi bạn là người dùng trung thành của Skype và không muốn đổi sang Zoom vì yếu tố bảo mật, nhưng làm thế nào khi cả công ty bạn sử dụng Zoom. Và thực tế, phần lớn trong số chúng ta đều đề cao sự tiện dụng hơn là yếu tố bảo mật, điều mà Zoom tận dụng để chiến thắng những đối thủ lâu năm trong thị trường.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này