Bệnh tiểu đường và Covid-19
CỘNG ĐỒNG, Tin nổi bật
author17/03/2021 15:15

TMD – Các bệnh nhân tiểu đường thuộc vào nhóm rủi ro trong trường hợp bị nhiễm Covid-19. Họ có thể gặp những triệu chứng cũng như quá trình nhiễm bệnh nghiêm trọng hơn.

Chúng ta thường nghe nói đến cụm từ “người có bệnh nền”, vậy bệnh nền là những bệnh như thế nào?

Nguồn ảnh: internet

Các bệnh nhân tiểu đường thuộc vào nhóm rủi ro trong trường hợp bị nhiễm Covid-19. Họ có thể gặp những triệu chứng cũng như quá trình nhiễm bệnh nghiêm trọng hơn.

Covid-19 có những biểu hiện như cảm cúm thông thường nếu bị lây nhiễm nhẹ. Nếu nặng, quá trình nhiễm bệnh có thể có những triệu chứng như: sốt cao, ho, đau cơ và xương khớp, các vấn đề về hệ hô hấp theo từng cấp độ.

Làm gì để giảm lây nhiễm?

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn
  • Không chạm tay lên mặt, mắt, mũi và miệng
  • Đeo khẩu trang loại FFP2, KN95 ở nơi công cộng
  • Giữ khoảng cách với người kế bên hoặc đối diện 2m
  • Không tụ tập, xuất hiện nơi đông người

Nguồn ảnh: internet

Cần chuẩn bị gì khi bị nhiễm Covid-19?

  1. Kiểm tra lại cách thức liên hệ với bác sĩ (email hoặc số điện thoại) xem còn hoạt động không đề phòng trường hợp cần tư vấn hoặc hỗ trợ.
  2. Trang bị đủ thuốc, insulin và các dụng cụ y tế cần thiết (kim tiêm vào bút tiêm insulin, giấy thử), đủ phục vụ 1-2 tháng tiếp theo.
  3. Thực đơn phong phú, không nên ăn nhiều hay ăn ít đi so với bình thường
  4. Trong trường hợp bị nhiễm Covid-19 ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ cao hơn bình thường.

Ghi chú: trong trường hợp người bị bệnh tiểu đường tiêm insulin, liều lượng sử dụng sẽ cao hơn với bình thường.

5. Trong trường hợp bị bệnh, mức đường huyết mục tiêu là 6-10mmol/l, tối đa 15mmol/l

Cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19?

  1. Uống nhiều nước (không ngọt)
  2. Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, cách 2 đến 4 tiếng trong trường hợp bị sốt

Ghi chú: chỉ khi có máy đo lượng đường trong máuThường xuyên kiểm tra thân nhiệt. Tối thiểu 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối.

3. Trong trường hợp bệnh nhân tiêm insulin và lượng đường huyết trong máu cao hơn 17mmol/l, bệnh nhân nên kiểm tra chỉ số chất xê-tôn trong nước tiểu

Ghi chú: chỉ bệnh tiểu đường tuýp 1

4. Liên hệ bác sĩ trước tiên bằng điện thoại khi biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn

Nguồn ảnh: internet

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

  1. Nếu bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi dẫn đến không muốn ăn uống
  2. Trong trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng toan xê-tôn (nôn lặp lại nhiều lần, đau bụng, bất tỉnh hoặc dương tính với xê-tôn)

Ghi chú: dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1Trong trường hợp đường huyết lên cao nhiều hơn 24 tiếng

3. Trong trường hợp có vấn đề về hệ hô hấp hay những biểu hiện khác

4. Trong trường hợp có vấn đề về hệ hô hấp hay những biểu hiện khác

5. Trong trường hợp không có biểu hiện nghiêm trọng hoặc không bị tiểu đường giai đoạn nặng, bệnh nhân nên ở nhà.

(Theo Hiệp hội bệnh tiểu đường Séc ČLS JEP, bản dịch của Nguyễn Thanh Quý, nhóm Covid tại Séc)

(BBT Tamdamedia)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil