Ai trong chúng ta sẽ có lúc cần chuyển một khoản tiền nào đó ra nước ngoài (ra khỏi Séc), có thể là để trả cho một cuộc giao dịch hoặc đơn giản chỉ muốn chuyển một khoản biếu gia đình ở Việt Nam. Dưới đây là một số cách chuyên tiền mà bạn có thể thử sự dụng.

Có 2 phương thức chuyển tiền
1. chuyển trực tuyến – qua các ứng dụng và tài khoản online
2. trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng, Western Union, bưu điện
Giá cho một lần chuyển tiền ra nước ngoài có thể tính là:
Giá chuyển tiền = Phí chuyển khoản + tỷ giá ngoại tệ
– thông thường thì ngân hàng hoặc dịch vụ chuyển tiền đều chuyển bằng euro, đô la và khi đến nơi nhận (ví dụ nhà băng ở Việt Nam) thì lại phải mất một lần chuyền về mệnh giá tiền của nơi đó
Phí chuyển khoản
– bất kể lần chuyển tiền nào đều phải qua nhà băng hoặc qua một dịch vụ môi giới (PayPal)
– phí chuyển khoản thường rất thấp, tầm vài korun đến 100 korun
Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
– các dịch vụ môi giới hoặc ngân hàng thường lãi nhất ở điểm này nhờ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
– họ hay che dấu tỷ giá thật sự và cùng với mong muốn được chuyển tiền trong thời gian sớm nhất nên khách hàng thường phải trả chi phí rất cao
Các phương thức chuyển tiền
1. Revolut

– nếu bạn chuyển dưới 150 nghìn korun thì không mất phí, trên 150 nghìn korun sẽ tính phí 0.5%
– chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cũng rất thấp, nếu bạn đã có sẵn tài khoản bằng ngoại tệ thì bạn có thể chuyển thẳng bằng tại khoản đó không mất phí
– cần phải đăng ký tài khoản để có thể sử dụng dịch vụ của họ
– trên web revolut.com điền số điện thoại và chờ nhận tin nhắn, tiếp theo chọn tài khoản mà bạn muốn mở và bắt đầu sử dụng
2. Wise (Transferwise)

– có thể nói đây là một nhánh giữa của 2 đầu chuyển/nhận tiền
– chuyển tiền qua Wise rẻ hơn rất nhiều so với chuyển trực tiếp từ nhà băng
– bạn có thể chuyển trực tiếp từ web hoặc qua ứng dụng Wise và chỉ cần điền vài thông tin cá nhân đơn giản
– phí khi thực hiện giao dịch sẽ rơi vào khoảng 0.5% hoặc 0korun nếu dưới 6000 korun/tháng
3. PayPal

– được thành lập năm 1998 và người cùng sáng lập là tỷ phú Elon Musk
– đăng ký tài khoản PayPal sẽ phức tạp hơn một chút bởi nó đòi hỏi ngoài email, bạn phải tải cả giấy tờ chứng minh danh tính (ví dụ chứng minh nhân dân, …)
– sau khi có tài khoản cần nhập thêm thông tin thẻ ngân hàng lúc đó bạn mới có thể chính thức sử dụng được các dịch vụ mà PayPal cung cấp
4. Chuyển tiền trực tiếp từ nhà băng
– đối với những ai có tài khoản ngân hàng thì cách này đơn giản và dễ thực hiện nhất
– điểm bất lợi duy nhất là thời gian chuyển khoản sẽ là vài ngày và chêch lệch ty giá ngoại tệ
5. Česká pošta

– Bưu điện Séc cũng biết cách chuyển tiền ra nước ngoài
– Bạn dùng phiếu Z/C để chuyển khoản và trả phí theo số tiền bạn muốn chuyển ví dụ trên 13 nghìn korun sẽ là 155 korun
– bất lợi là thời gian chuyển tiền có thể mất 1 – 2 tuần vì họ thực sự phải mang số tiền mà bạn gửi đến nơi yêu cầu đúng nghĩa đen
6. Western Union
– một phương thức chuyển tiền ra nước ngoài rất nhanh
– bạn có thể đến chi nhánh chuyển số tiền cần thiết hoặc chuyển online khi đăng ký tài khoản online của họ
– điều bất lợi là dịch vụ này tính phí rất cao cùng chênh lệch tỷ giá ngoại tệ bất lợi
Những thông tin cần thiết khi chuyển tiền trực tuyến
1. số tài khoản theo định dạng IBAN quốc tế – thường có 24 chữ số ví dụ CZ36 0100 0000 0001 2345 6789.
2. BIC (Business Identification Code) – mã số nhận dạng ngân hang trong giao dịch quốc tế, có 8 – 11 chữ số
3. SWIFT – dùng cho việc chuyển/nhận ngoại tệ trên toàn thế giới
(nguồn:
https://financer.com/cz/blog/jak-poslat-penize-do-zahranici/
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này